Tại sao đẻ mổ không đặt vòng được

Vòng tránh thai là dụng cụ được đặt vào lòng tử cung để tránh mang thai ngoài ý muốn. Đây là phương pháp dễ sử dụng, có chi phí thấp và đạt hiệu quả cao được nhiều phụ nữ lựa chọn.

Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai:
Hiện nay có hai loại vòng tránh thai: Vòng tránh thai chứa đồng và vòng tránh thai nội tiết

  • Vòng tránh thai chứa đồng: Chất đồng được gắn lên vòng tránh thai sẽ tác động lên các enzym tham gia vào quá trình xâm nhập của tinh trùng vào lớp niêm mạc tử cung, ngăn cản quá trình thụ thai. Đồng thời, các ion đồng được giải phóng ra hàng ngày sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của tinh trùng và thay đổi môi trường tử cung, khiến tinh trùng không thể gặp trứng để làm tổ.
  • Vòng tránh thai chứa nội tiết: Lượng hormone nội tiết sẽ được giải phòng từ từ trong tử cung nhằm ngăn cản sự rụng trứng, đồng thời làm chất nhầy ở tử cung dày, đặc quánh tạo nên rào cản ngăn sự xâm nhập của tinh trùng; đồng thời làm lớp niêm mạc tử cung mỏng đi ngăn cản quá trình thụ thai.

Khi nào có thể đặt thực hiện đặt vòng tránh thai:

  • Thời điểm đặt vòng tránh thai thích hợp là ngày sau khi sạch kinh và chưa quan hệ tình dục.
  • Đối với những phụ nữ sau sinh thường: Đặt vòng sau 6 tuần trở lên
  • Đối với những phụ nữ sau sinh mổ:  Đặt vòng sau 3 tháng trở lên
  • Đối với những phụ nữ sau hút thai, sảy thai: Sau khi kinh nguyệt đều trở lại mới đặt vòng tránh thai

Ưu điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai:

  • Đây là phương pháp ngừa thai có hiệu cao lên đến 97%, và có hiệu quả trong thời gian dài từ 5 – 10 năm.
  • Có thể tháo vòng ra nếu như có nhu cầu sinh con.
  • Giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt
  • Phụ nữ cho con bú vẫn có thể đặt vòng mà không ảnh hướng đến việc điều tiết lượng sữa

Nhược điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai

  • Tăng nguy cơ viêm phụ khoa
  • Không có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm thông qua đường tình dục.
  • Vẫn có nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
  • Tăng tiết dịch âm đạo, cổ tử cung gây khó chịu vùng kín không được khô thoáng.

Trường hợp chống chỉ định đặt vòng tránh thai:

  • Chưa từng mang thai lần nào
  • Có thai hoặc nghi ngờ có thai
  • Mặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, các bệnh lý ác tính đường sinh dục, bị viêm vùng chậu, …
  • Tiền sử bị dị tật bẩm sinh tại tử cung hoặc u xơ tử cung
  • Xuất huyết đường sinh dục chưa được chẩn đoán và điều trị
  • Phụ nữ sau nạo hút, phá thai.

Quy trình đặt vòng tránh thai

  • Trước khi đặt vòng tránh thai: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản, đảm bảo bạn đủ điều kiện thực hiện đặt vòng tránh thai và thảo luận với bạn về các ưu nhược điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai.
  • Thực hiện thủ thuật: Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật như sau: 

       - Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ sẽ sát khuẩn sạch vùng âm đạo cổ tử cung.

       - Bước 2: Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành một thủ thuật nhỏ để đưa vòng tránh thai vào trong buồng tử cung của bạn. Lúc này bạn sẽ thấy tức nhẹ bụng dưới, sẽ hết sau khoảng 15 - 30 phút.

       - Bước 3: Bác sĩ sẽ sát khuẩn lại vùng âm đạo, cổ tử cung một lần nữa và bạn sẽ được hướng dẫn nằm nghỉ ngơi một lúc cho hết cảm giác tức nhẹ bụng dưới.

  • Sau khi đặt vòng: Bạn sẽ được tư vấn về các biểu hiện bất thường sau khi đặt vòng và các trường hợp phải gặp bác sĩ.

Những lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai:

  • Hạn chế thực hiện các vận động mạnh như bê, vác, không thụt rửa âm đạo nhiều lần, không quan hệ tình dục ít nhất từ 7 – 10 ngày sau khi đặt vòng.
  • Nên kiểm tra vòng tránh thai hàng tháng để đảm bảo vòng được đặt đúng chỗ. Đồng thời, mọi người có thể tự kiểm tra bằng cách rửa tay sạch, đặt ngón tay vào trong âm đạo đến khi cảm thấy cổ tử cung của mình. Nếu cảm thấy sợ dây cổ tử cung đó là vòng tránh thai đang được đặt ở vị trí thích hợp. 
  • Không phải ai cũng thực hiện được vòng tránh thai. Nếu không hợp, có thể khiến chị em đau bụng, đau lưng, dịch âm đạo có màu bất thường, mùi hôi hoặc ra máu kinh nhiều, thậm chí gây thiếu máu … cần tới cơ sở y tế có chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Đặt vòng tránh thai là một biện pháp kế hoạch hóa gia đình được nhiều chị em tin tưởng và lựa chọn. Tuy nhiên để thưc hiện phương pháp này một cách an toàn và hiệu quả, chị em cần lựa chọn Bệnh viện có chuyên khoa với các Bác sĩ chuyên môn cao để được thăm khám và tư vấn, giảm thiểu được các rủi ro có thể xảy ra.
Để được tư vấn thêm thông tin, xin vui lòng tham gia Group Khoa Sản – Bệnh viện Quốc tế Vinh để được trực tiếp Bác sĩ chuyên khoa giải đáp mọi băn khoăn, thắc mắc.

Đặt vòng tránh thai là biện pháp tránh thai hiệu quả được các Chuyên gia đánh giá cao. Tuy nhiên liệu rằng ai cũng có thể đặt vòng tránh thai? Phụ nữ sinh mổ 2 lần có đặt vòng được không?

Sinh mổ 2 lần có đặt vòng được không?

Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai là biện pháp tránh thai được nhiều chị em sử dụng hiện nay. Vòng tránh thai có tác dụng làm phù nề niêm mạc tử cung, ngăn trứng và tinh trùng gặp nhau đồng thời hạn chế quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh. Thông thường, phương pháp này có tác dụng trong khoảng từ 3 - 5 năm tùy loại. Hiệu quả của phương pháp này lên đến 99%, dễ thực hiện với chi phí tiết kiệm.

Vòng tránh thai được chia làm nhiều loại, thường là một que nhựa hình chữ T hoặc hình cánh cung đặt trong lòng tử cung  phụ nữ…

Để thực hiện đặt vòng thành công, chị em phụ nữ cần đảm bảo các điều kiện sau:

Sạch kinh khoảng 3-4 ngày

Sức khỏe tốt, không viêm nhiễm vùng kín

Đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh, chỉ đặt vòng khi cơ thể hoàn toàn phục hồi và tử cung co lại trở về kích thước ban đầu.

Mẹ sau sinh chỉ đặt vòng tránh thai khi tử cung hồi phục hoàn toàn

Lưu ý: cần lấy vòng tránh thai ra ngoài ngay khi hết hạn để tránh mang thai ngoài ý muốn hay những trường hợp không mong muốn như que chọc thủng tử cung...

Tuy vòng tránh thai dễ sử dụng với hiệu quả cao nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng biện pháp này, đặc biệt nếu sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản. Câu hỏi phụ nữ sinh mổ 2 lần có đặt vòng được không thì còn tùy thuộc vào mỗi trường hợp khác nhau. Thông thường phương pháp đặt vòng tránh thai được áp dụng với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục, từng sinh thường hoặc sinh mổ. Với những trường hợp sau khi mổ đẻ 2 lần có tư thế tử cung bất thường sẽ ảnh hưởng việc đặt vòng. Chính vì vậy, phụ nữ sinh mổ cần được thăm khám kỹ lưỡng và tư vấn cụ thể trước khi tiến hành đặt vòng tránh thai.

Các bác sĩ cũng đặc biệt lưu ý với những chị em sau sinh mổ 2 lần muốn đặt vòng tránh thai: Chỉ đặt vòng sau sinh ít nhất 6 tháng. Bởi sinh mổ 2 lần khiến sức khỏe phụ nữ giảm sút rất nhiều, cần nhiều thời gian để cơ thể phục hồi. Sản phụ cần đợi vết mổ lành hoàn toàn, hết sản dịch mới có thể can thiệp đặt vòng để tránh nhiễm trùng. Nếu đặt vòng quá sớm khi tử cung người mẹ chưa hoàn toàn hồi phục sẽ khiến kết quả tránh thai không được như mong đợi. Bên cạnh đó, chọn bệnh viện uy tín để thực hiện thăm khám và chọn loại vòng và đặt vòng tránh thai cũng cần được chú trọng.

Những ngày đầu sau khi đặt, chị em phụ nữ có thể cảm thấy đau đầu, đau bụng. Bên cạnh đó, đặt vòng tránh thai có thể khiến chu kì kinh nguyệt dài hơn, lượng máu ra nhiều hơn, đau bụng khi hành kinh…

Sinh mổ 2 lần bao lâu thì đặt vòng tránh thai?

Theo các Chuyên gia Sản phụ khoa tại BVĐK Phương Đông, thời điểm thích hợp nhất để đặt vòng tránh thai đối với sản phụ sinh mổ 2 lần là khoảng 6 tháng sau sinh. Đây là khoảng thời gian đủ để cơ thể phục hồi sau 2 lần sinh mổ và kinh nguyệt đã trở lại bình thường.

Sản phụ sinh mổ 2 lần nên chờ khoảng 6 tháng để đặt vòng Nếu không thể áp dụng phương pháp đặt vòng, chị em phụ nữ có thể tránh thai bằng các biện pháp khác như: Sử dụng bao cao su, an toàn, tiện lợi, không ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày chỉ chứa progestin không ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Uống đều đặn mỗi ngày 1 viên vào 1 khung giờ nhất định có thể giúp tránh thai hiệu quả tới 98%.

Tiêm thuốc tránh thai.

Cấy que tránh thai.

Những trường hợp chống chỉ định đặt vòng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ không được chỉ định đặt vòng như:

Bị nhiễm trùng sau sinh.

Mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Trường hợp có thai hoặc nghi ngờ có thai.

Phụ nữ mắc u xơ tử cung hoặc có tử cung dị tật.

Người chưa phát sinh quan hệ tình dục.

Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai an toàn, hiệu quả hàng đầu. Tuy nhiên, đối với trường hợp cụ thể như người sinh mổ 2 lần thì cần cân nhắc và tư vấn của các bác sĩ sản khoa.

Mọi thắc mắc về “Sinh mổ 2 lần có đặt vòng được không” hay bất kỳ vấn đề nào cần được bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải đáp, Quý khách có thể liên hệ Hotline 19001806!  

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông – Nâng niu từng sự sống!

Video liên quan

Chủ Đề