Tại sao Dơi có đời sống bay cá voi sống ở Đuôi nước mà lại được xếp vào lớp thú

Mục lục

  • 1 Phân loại
    • 1.1 Phân loại McKenna/Bell
    • 1.2 Phân loại phân tử của thú có nhau thai
  • 2 Đặc điểm nổi bật
  • 3 Phát sinh chủng loài
    • 3.1 Tiến hóa từ động vật có màng ối trong Đại Cổ sinh
  • 4 Chú thích
  • 5 Tham khảo
  • 6 Đọc thêm
  • 7 Liên kết ngoài

Phân loạiSửa đổi

Bài chi tiết: Phân loại lớp Thú

Các bộ Gặm nhấm [lam], Dơi [đỏ] và Chuột chù [vàng] chiếm trên 70% các loài động vật có vú.

"Principles of Classification and a Classification of Mammals" [AMNH Bulletin v. 85, 1945] của George Gaylord Simpson là nguồn cơ bản của phân loại liệt kê trong bài này. Simpson đã vạch ra hệ thống học của nguồn gốc thú và các mối quan hệ nói chung được giảng dạy rộng khắp cho tới cuối thế kỷ XX. Kể từ phân loại của Simpson, các hồ sơ hóa thạch cổ sinh vật học đã được điều chỉnh lại, và trong những năm qua người ta đã chứng kiến nhiều tranh luận và tiến bộ liên quan tới những kiến thức cột trụ lý thuyết của chính việc hệ thống hóa, một phần là thông qua các khái niệm mới của miêu tả theo nhánh học. Mặc dù các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này đã dần dần làm cho hệ thống phân loại của Simpson trở nên lỗi thời, nhưng nó vẫn là điều gần gũi nhất với phân loại chính thức của động vật có vú.

Phân loại McKenna/BellSửa đổi

Năm 1997, Malcolm C. McKenna và Susan K. Bell đã đưa ra sửa đổi tổng thể cho phân loại động vật có vú, bằng việc tạo ra phân loại McKenna/Bell. Cuốn sách Classification of Mammals above the Species Level,[3] xuất bản năm 1997 của họ là công trình bao hàm toàn diện nhất tới nay về hệ thống học, các mối quan hệ và sự phát sinh của tất cả các đơn vị phân loại thú đã biết khi đó, dù còn sinh tồn hay đã tuyệt chủng, xuống tới cấp chi, mặc dù các dữ liệu phân tử gần đây đã và đang thách thức một vài kiểu gộp nhóm ở các cấp cao hơn. McKenna thừa hưởng dự án từ Simpson và cùng với Bell đã xây dựng một hệ thống cấu trúc thứ bậc được cập nhật trọn vẹn, bao gồm toàn bộ các đơn vị phân loại còn sinh tồn hoặc tuyệt chủng đã biết vào thời điểm đó, phản ánh phả hệ lịch sử của lớp Mammalia.

Phân loại McKenna/Bell tóm tắt như sau: Lớp Mammalia

  • Phân lớp Prototheria: Thú đơn huyệt: thú lông nhím và thú mỏ vịt.
  • Phân lớp Theriiformes: Các loài thú sinh con và các họ hàng tuyệt chủng của chúng.
    • Phân thứ lớp †Allotheria: multituberculates
    • Phân thứ lớp †Triconodonta: triconodonts
    • Phân thứ lớp Holotheria: Các loài thú sinh con hiện đại và các họ hàng tuyệt chủng của chúng.
      • Superlegion †Kuehneotheria
      • Supercohort Theria: Các loài thú sinh con.
        • Cohort Marsupialia: Thú có túi
          • Đại bộ Australidelphia: Thú có túi Australia và monito del monte [Dromiciops gliroides].
          • Đại bộ Ameridelphia: Thú có túi Tân thế giới.
        • Cohort Placentalia: Thú có nhau thai
          • Đại bộ Xenarthra: Thú ăn kiến, lười cây.
          • Đại bộ Epitheria:
            • Liên bộ Anagalida: thú dạng thỏ, động vật gặm nhấm, và chuột chù voi.
            • Liên bộ Ferae: thú ăn thịt, tê tê, †creodont, và các họ hàng.
            • Liên bộ Lipotyphla: thú ăn sâu bọ
            • Liên bộ Archonta: dơi, linh trưởng, chồn bay và đồi.
            • Liên bộ Ungulata: động vật móng guốc.
              • Bộ Tubulidentata incertae sedis: lợn đất
              • Tiểu bộ Eparctocyona: †condylarth, cá voi và artiodactyla [động vật guốc chẵn]
              • Tiểu bộ †Meridiungulata: động vật móng guốc Nam Mỹ.
              • Tiểu bộ Altungulata: perissodactyla [động vật guốc lẻ], voi, lợn biển, bò biển và đa man.

Phân loại phân tử của thú có nhau thaiSửa đổi

Các nghiên cứu phân tử dựa trên phân tích DNA trong vòng vài năm qua đã gợi ý các mối quan hệ mới giữa các họ thú. Phần lớn các phát hiện này đã được xác nhận độc lập bằng sự có mặt hay thiếu vắng dữ liệu retrotransposon[4]. Các hệ thống phân loại dựa trên các nghiên cứu phân tử tiết lộ 3 nhóm chính hay 3 dòng dõi của thú có nhau thai là Afrotheria, Xenarthra và Boreoeutheria – đã rẽ nhánh ra từ các tổ tiên chung ban đầu trong kỷ Creta. Mối quan hệ giữa ba nhánh này vẫn chưa được thiết lập chắc chắn và người ta đưa ra ba giả thuyết khác nhau liên quan tới việc nhánh nào là cơ sở trong mối tương quan với phần còn lại của thú có nhau thai. Ba giả thuyết này được gọi là Atlantogenata [Boreoeutheria là cơ sở], Epitheria [Xenarthra là cơ sở] và Exafroplacentalia [Afrotheria là cơ sở][5]. Tới lượt mình, Boreoeutheria chứa hai nhánh chính làEuarchontoglires và Laurasiatheria.

Các ước tính về thời gian rẽ nhánh giữa 3 nhóm thú có nhau thai này dao động trong khoảng từ 105 tới 120 triệu năm trước, phụ thuộc vào kiểu DNA [chẳng hạn DNA nhân hay DNA ty thể][6] và các diễn giải có biến động về thời gian của các dữ liệu cổ địa lý học[5].

Nhóm I: Afrotheria

  • Nhánh Afroinsectiphilia
    • Bộ Macroscelidea: chuột chù voi [Châu Phi]
    • Bộ Afrosoricida: tenrecs và golden moles [Châu Phi]
    • Bộ Tubulidentata: lợn đất [Châu Phi, nam Sahara]
  • Nhánh Paenungulata
    • Bộ Hyracoidea: đa man [Châu Phi, bán đảo Ả Rập]
    • Bộ Proboscidea: voi [Châu Phi, Nam và Đông Nam Á]
    • Bộ Sirenia: bò biển và lợn biển [nhiệt đới toàn cầu]

Nhóm II: Xenarthra

  • Bộ Pilosa: lười và thú ăn kiến [Trung và Nam Mỹ]
  • Bộ Cingulata: ta tu và các họ hàng tuyệt chủng [Châu Mỹ]

Nhóm III: Boreoeutheria

  • Nhánh: Euarchontoglires [Supraprimates]
    • Liên bộ Euarchonta
      • Bộ Scandentia: đồi [Đông Nam Á].
      • Bộ Dermoptera: chồn bay/cầy bay [Đông Nam Á]
      • Bộ Primates: linh trưởng như khỉ, vượn, người [toàn cầu].
    • Liên bộ Glires
      • Bộ Lagomorpha: thỏ [Đại lục Á - Âu, châu Phi, châu Mỹ]
      • Bộ Rodentia: động vật gặm nhấm như chuột, sóc [toàn cầu]
  • Nhánh Laurasiatheria
    • Bộ Erinaceomorpha: nhím chuột
    • Bộ Soricomorpha: chuột chù
    • Nhánh Ferungulata
      • Nhánh Cetartiodactyla
        • Bộ Cetacea: cá voi, cá heo
        • Bộ Artiodactyla: động vật guốc chẵn, như lợn, hà mã, lạc đà, hươu cao cổ, hươu, linh dương, trâu, bò, cừu, dê.
      • Nhánh Pegasoferae
        • Bộ Chiroptera: dơi [toàn cầu]
        • Nhánh Zooamata
          • Bộ Perissodactyla: động vật guốc lẻ, như ngựa, lừa, ngựa vằn, lợn vòi và tê giác.
          • Nhánh Ferae
            • Bộ Pholidota: tê tê [Châu Phi, Nam và Đông Nam Á]
            • Bộ Carnivora: thú ăn thịt, như hổ, báo, sư tử, mèo, chó, cáo, chồn, cầy [toàn cầu].

Mục lục

  • 1 Hóa thạch dơi
  • 2 Đặc điểm
  • 3 Phân loại
  • 4 Sinh sản
  • 5 Dơi trong văn hóa
  • 6 Hình ảnh
  • 7 Ghi chú
  • 8 Liên kết ngoài

Hóa thạch dơiSửa đổi

Hóa thạch loài Onychonycteris finneyi vào khoảng 52 triệu năm tuổi, thuộc thế Eocen của kỷ Paleogen trong đại Tân Sinh, được tìm thấy ở Wyoming [Mỹ] năm 2003.

Loài dơi cổ này có cách bay và ngoại hình khác với loài những loài dơi ngày nay. Onychonycteris có móng trên cả năm đầu ngón mỗi chi trước, trong khi các loài dơi hiện đại có nhiều nhất hai móng. Chúng cũng có chi sau dài hơn và cẳng tay ngắn hơn dơi ngày nay, thuận tiện cho việc bám lên cành cây. Đôi cánh ngắn, rộng không làm chúng bay nhanh và xa như dơi hiện đại. Mặc dù đập cánh nhưng Onychonycteris cũng chỉ lượn từ cây này sang cây khác, phần lớn thời gian chúng chỉ leo và bám trên cây.

Đặc điểmSửa đổi

Bộ xương của dơi

Các loài trong bộ này có nhiều nét chung với thú ăn sâu bọ và có thể coi như một nhánh Thú ăn sâu bọ thích nghi với vận chuyển bay. Chi trước biến đổi thành cánh da. Ngón tay, trừ ngón một rất dài và căng màng da mỏng không lông. Màng da nối không chỉ chi trước với chi sau và cả chi sau với đuôi. Cơ ngực lớn. Dơi còn đặc trưng với tư thế treo thân độc đáo [đu mình treo ngược].

Dơi phát siêu âm với tần số 50.000 - 70.000Hz. Nhờ tiếp nhận siêu âm vào tai, dơi có thể ước lượng khoảng xa của chướng ngại vật. Tuy nhiên, bất cứ con dơi nào cũng không chỉ sử dụng duy nhất năng lực định vị thuần túy, mà còn kết hợp với sự quan sát từ đôi mắt trong khi bay lượn. Với loài dơi thường ăn hoa quả thì hệ thị giác của chúng rất phát triển, với vị trí ngay trên đầu. Riêng với loài ăn côn trùng lại có cặp mắt nhỏ hơn, thường được dùng để xác định cao độ so với mặt đất, nhận biết mức độ ánh sáng, phân biệt ngày đêm để chọn thời điểm đi săn thích hợp, đánh giá kích thước con mồi hay vật cản, cũng như định hướng lúc đang bay tìm mồi.[2]

Phân loạiSửa đổi

"Bộ Dơi" trong Kunstformen der Natur của Ernst Haeckel, 1904

Theo phân loại truyền thống có 2 phân bộ dơi là:

  • Phân bộ Megachiroptera dơi lớn
  • Phân bộ Microchiroptera dơi nhỏ.

Cho dù được đặt tên như vậy nhưng không phải bất cứ loài dơi lớn nào cũng có kích thước lớn hơn các loài dơi nhỏ. Một số sự khác biệt chính giữa 2 phân bộ là:

  1. Những loài dơi nhỏ định vị bằng sóng âm, còn loài dơi lớn thì không.
  2. Loài dơi nhỏ không có móng ở ngón thứ hai của chi trước [cánh].
  3. Tai của dơi nhỏ không phải là một vòng khép kín.
  4. Dơi nhỏ không có lông dưới bụng.
  • Bộ Chiroptera [Bộ Dơi]
    • Phân bộ Megachiroptera [dơi lớn]
      • Pteropodidae [dơi quạ]
    • Phân bộ Microchiroptera [dơi nhỏ]
      • Siêu họ Emballonuroidea
        • Emballonuridae [dơi bao]
      • Siêu họ Molossoidea
        • Antrozoidae
        • Molossidae [dơi thò đuôi]
      • Siêu họ Nataloidea
        • Furipteridae
        • Myzopodidae
        • Natalidae
        • Thyropteridae
      • Siêu họ Noctilionoidea
        • Mormoopidae
        • Mystacinidae
        • Noctilionidae
        • Phyllostomidae [dơi mũi lá]
      • Siêu họ Rhinolophoidea
        • Megadermatidae [dơi ma]
        • Nycteridae
        • Rhinolophidae [dơi lá mũi]
      • Siêu họ Rhinopomatoidea
        • Craseonycteridae
        • Rhinopomatidae
      • Siêu họ Vespertilionoidea
        • Vespertilionidae [dơi muỗi]

Sinh sảnSửa đổi

Dơi con thường bị rơi xuống đất khi không được chăm sóc. Tuy nhiên dơi con có thể bám vào mẹ và cùng di chuyển, dơi con phát triển nhanh nên sẽ rất khó khăn nếu dơi mẹ phải mang một lúc nhiều con. Đó là lý do tại sao 1 năm dơi mẹ chỉ sinh 1 lần.Khả năng bay là bẩm sinh, tuy nhiên khi mới sinh đôi cánh của dơi quá nhỏ để bay, các loài dơi nhỏ [thuộc phân bộ Microchiroptera] bay được khi chúng được 6 đến 8 tuần tuổi trong khi các loài dơi lớn [thuộc phân bộ Megachiroptera] phải mất 4 tháng mới biết bay. Dơi trưởng thành khi được 2 năm tuổi. Tuổi thọ trung bình của dơi là khoảng 20 năm, tuy vậy số lượng dơi không được nhiều do tỉ lệ sinh thấp.

Dơi trong văn hóaSửa đổi

Trong văn hóa, dơi được tái hiện qua nhiều phim ảnh, tiểu thuyết, truyện tranh..., theo đó dơi thường được mô tả là một loài vật hút máu với hàm răng nhọn hoắt trắng ghê rợn, chúng hại người, súc vật, là hiện thân của ma cà rồng. Một số nhân vật hư cấu có liên quan đến dơi như Người dơi [Batman] của Mỹ là một anh hùng, Phi Thiên Biển bức Kha Trấn Ác - sư phụ của Quách Tĩnh hay Thanh Dực Bức vương Vi Nhất Tiếu trong tiểu thuyết của Kim Dung, Biên bức công tử trong tiểu thuyết của Cổ Long, Phan Văn Đỉnh trong Đặc vụ dơi..v.v...

Trong văn hóa đại chúng của người Á Đông, dơi thường được trang trí trong các họa tiết để tượng trưng cho sự may mắn vì chữ dơi tiếng Hán là Bức đồng âm với từ Phúc có nghĩa là may mắn. Thuật ngữ mặt dơi tai chuột chỉ về hình tướng dị hợm, quái đản, bất tài.

Video liên quan

Chủ Đề