Tại sao dùng busway thay dây điện

Nhờ bác nào add thông tin từ câtlogue của Schneider China và LS Cable hộ cái, vì mình làm, có người nghĩ là không vô tư,.

Về việc sự cố Busway thì thực sự mình có ý kiến chính xác theo công nghệ chế tạo và sự phát triển của Bu s way như sau:

Lúc đầu, khi mới ra đời thì BW chỉ là cách điện không khí, không có cách điện, tức là chỉ đặt cách nhau, nếu phun nước vào thì dễ nổ là đương nhiên.

Sau đó cách điện là PVC và Mylar, cả 2 loại này đều có khe hở giữa cách điện và ruột thanh cái, khi nước vào thì chui vào phần giữa này, sẽ rất khó ra, và cũng khó xử lý, nên nếu đóng điện hoạt động không nổ ngay, thì 1 vài tuần cũng nỗ ( có thể kiểm tra bằng cách điện với mega ohm kế 1000VDC và phóng điện 3000VDC trong vòng 1 phút, nếu chịu được thì ổn. Tuy nhiên hạng mục phóng điện 3000vdc bắt buộc để kiểm tra trước khi đóng điện có vẻ như không được tuân thủ, mà chỉ là đo cách điện, thâm chí với mega Ohm kế có 500VDC, và trên 1 Mega Ohm là cho đóng điện. Đối chiếu với tiêu chuẩn cáp diện thì ok, nhưng với Bu s way là không ổn, vì cách điện thấp là bị ẩm, hay vào nước rồi, mà cho đóng điện là rất ẩu.

Khi đang hoạt động mà bị nước vào lại là chuyện khác, nếu nhanh tay cắt ACB tổng thì không sao, nhưng nếu cỡ như MYLAR IP 54 mà nước vào thì gần như ngay lập tức nổ ngay.

Chính vì lý do như vậy, mà mới có bước phát triển vượt bậc trong công nghệ làm Bu s way là dùng công nghệ Epoxy Class B, và thế hệ high-end này đang thống tri thị trường Mỹ, vì Epoxy có độ bám dính rất cao vào thanh, không cho nước lot vào, nhưng lại rất cứng và rất dai, chứ không có khái niệm dòn, hi! từ khi dùng công nghệ Epoxy này, việc sự cố ngấm nước như sau:

-Loại bỏ sự cố ngấm nước trong quá trình lắp đặt gần như 100%, tức là nước vào cũng mặc kệ, chỉ cần sấy là nước bám vào bề mặt thanh cái bay hơi ra hết.

-Nước vào trong quá trình hoạt động. có đủ thời gian để cắt ACB và xử lý, nếu xui xẻo, chĩ bị nổ tại 1 vị trí đầu nối nào đó, khi nước tràn vào vị trí này, và khắc phục sự cố là nhanh nhất, rẻ nhất. Còn nếu là Mylar, thì nước ngấm vào phần thanh cái rất nhiều và dẫn sang các thanh khác, sẽ có hiện tượng nổ day chuyền, tức là nhiều thanh 1 lúc ( có rất nhiều vị trí bị ngắn mạch).

Khi BW nổ với việc ngấm nước thì hiển nhiên lỗi này do người mua phải chịu, vì nhà sản xuất không có trách nhiệm bồi thường lỗi này. Như vậy, lựa chọn sản phẩm có khả năng chống nước, và rất khó bị ảnh hưởng bởi nước là quyền lợi của người mua. Còn sản xuất loại cách điện Epoxy Class B là tăng giá trị sản phẩm, và giảm thiệt hại cho khách hàng. Thậm chí có nhà cugn cấp Epoxy Class B còn sẵn sàng chịu trách nhiệm rủi ro về ngấm nước trong khi lắp đặt ( vì rất hay xảy ra), vì có thể xử lý dễ dàng.

Nhìn chung với tính chất như trên, thì công nghệ Mylar ( Polyester Film), thực sự không mang lại sự yên tâm cho khách hàng khi dùng bằng Epoxy Class B.

( Các bác lưu ý chút là có loại Bu s way tuyên bố là Epoxy, mà khi đóng điện bị nổ vài đoạn cùng 1 lúc, tôi xin khẳng định ngay là theo công nghệ Epoxy, không thể có chuyển này, vì đối với công nghệ Epoxy thì cùng lắm cũng chỉ bị nổ tại 1 vị trí ngấm nước rất nhiều, chứ không bị nổ theo kiểu dây chuyền thế này. Đặc tính nổ vài thanh củng 1 lúc, chỉ có ở Mylar và PVC. ).

Đặc điểm của Epoxy cũng lợi hơn ỡ chỗ khả năng chịu ngắn mạch rất cao, và chỉ tại vị trí ngắn mạch quá cao mới bị nổ, khi đó các vị trí ngắn mạch thấp hơn chưa kịp nổ và đã ngắt mạch ( vì chỗ khác đã nổ). Đây cũng là đặc tính bổ sung cho việc đặc tính nổ của Epoxy Class B so với Mylar và PVC.

Có hãng dùng Mylar tuyên bố Mylar được nhiệt đới hóa, khi khách hàng nhe thấy cười vỡ bụng, vì dùng Mylar có độ tỏa nhiệt kém ( vì khi ép vào, tạo khoảng trống cách nhiệt), nên chỉ dùng được khi nhiệt độ trogn phòng khoảng 40 độ C. Còn Epoxy là 55 độ C, và độ ẩm lên tới 95%.

Như vậy tóm lại, không có nhà sản xuất nào, dù là high-end, standard ( mylar) hay PVC có thể dám khẳng định là không bao giờ bị nổ khi ngấm nước cả, mà chỉ là ngấm nước khi nào:

-Nếu đang lắp, thì Epoxy không bị ảnh hưởng, còn Mylar, thì phải thay.

-Nếu đang hoạt động, thì Epoxy có đủ thời gian hơn cho việc ngắt ACB bảo vệ, và nếu có sự cố cũng là ít nhất. Còn Mylar và PVC có thể xảy ra nổ dây chuyền.

1 đặc tính nữa là khi Mylar đã nổ lần 1, thì rất dễ nổ lần 2, vì ngắn mạch làm tổn thương vật liệu mylar hơn so với Epoxy.

Tât cả các lý do trên là lý do để thế giới chuyển sang dùng Epoxy Class B, kể cả các hãng lớn. Do vậy Mylar chỉ còn được dùng nhiều tại TQ, và tại VN nữa mà thôi, với tiêu chí giá rẻ, lời cao là quan trọng nhất, còn tiêu chí phục vụ bị xếp lại phía sau.

Các bác chịu khó tham gia các diển đàn tại U S A và Trung đông, thậm chí chỉ ngay Singapore thôi, rất nhều kỹ sư thuộc thế hệ sau này, chẳng còn biết Mylar là cài gì nữa, vì đã loại bỏ từ lâu.

Bạn đã biết hệ thống dẫn điện busway là gì chưa? Đó là hệ thống busway cho ta thấy sự ưu việt hơn hẳn cáp truyền thống về độ tin cậy sự an toàn, có tuổi thọ lớn và tính thẩm mỹ cao

 Bạn đã biết hệ thống dẫn điện busway là gì chưa? Đó là hệ thống busway cho ta thấy sự ưu việt hơn hẳn cáp truyền thống về độ tin cậy sự an toàn, có tuổi thọ lớn và tính thẩm mỹ cao. Đây là một trong những giải pháp mang lại độ tin cậy và kinh tế của các công trình hiện đại.

Lắp đặt hệ thống dẫn điện Busway

Hiện nay ở hầu hết các công trình như tòa nhà, nhà xưởng nhà máy, chung cư các trung tâm dữ liệu có công suất tiêu thụ lớn đều được chuyển sang sử dụng thanh busway.

* Thanh dẫn điện busway:

Thanh dẫn: được sử dụng thay thế cáp điện, nhưng nó được chế tạo ở dạng thanh có các dây dẫn được chuyển thành dạng lõi đồng hoặc nhôm, có vỏ bọc cứng. các thanh dẫn có chiều dài tối đa tầm 3m, nó đuợc kết nối bằng đầu nối, và có thể có vị trí lấy điện hay không tuỳ thiết kế và tùy vị trí lắp đặt trong toà nhà. 

Tại sao dùng busway thay dây điện

Việc thiết kế thanh dẫn trong tòa nhà thường có 3 loại sau: 

+ Trục thanh dẫn từ tủ phân phối lên các tầng.

+ Kết nối từ Generator ra các tủ phân phối chính.

+ Kết nối từ Transformer ra tủ phân phối chính ( LV Panel ) ( horizontal rise).

+ Ngoài ra có thể có các nhánh rẽ ( dùng T connections).

=> Xem thêm: TƯ VẤN NHỮNG PHƯƠNG ÁN THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆN TÒA NHÀ CAO TẦNG TỐT NHẤT

Thanh dẫn điện Busway có ưu điểm vượt trội hơn so với cáp: 

- Nó có khả năng dẫn điện lớn tầm khoảng 6300A- 7500A.

- Có tính thẩm mỹ cao và tiết kiệm tủ phân phối điện chính, tiết kiệm được diện tích lắp đặt.

- Có khả năng trích lấy điện từ 1 trục thanh dẫn ra tại nhiều vị trí khác nhau trên thanh dẫn, ít tổn hao.

- Sau cùng ta thấy với một mức dòng hoạt động nhất định, tất cả chi phí sử dụng cho Busway, sẽ rẻ hơn khi sử dụng cáp điện truyền thống. 

Đặc điểm chế tạo của hệ thống busway

Cấu tạo vỏ: gồm có 3 loai: vỏ nhôm, vỏ sắt và vỏ sắt kết hợp nhôm.

+ Vỏ nhôm: vỏ nhôm được đúc 2 mảng sơn tĩnh điện có một số hãng khác vỏ nhôm có 4 mảng. khi kết nối thì vỏ nhôm 2 mảnh cần hai hàng ốc vít còn vỏ nhôm 4 mảnh cần phải có 4 hàng ốc vít hoặc đinh tán để bắt chặt.

+ Vỏ sắt: gồm có translite, Megaduct, henikwon.

+ Vỏ nhôm+ Sắt: gồm có 2 mảng nhôm và 2 mảng sắt.

Cấu tạo lõi dẫn điện: về nguyên tắc lõi dẫn chỉ có thể là đồng hoặc nhôm có độ tinh khiết lên đến 99,99%>
Một đặc điểm mà đồng có đó là độ dẫn điện của nó lớn hơn 99%, nhôm từ 63- 67% nên sẽ bù lại, khi dúng nhôm, cần phải dùng thanh có tiết diện lớn hơn.

Hình dạng của thanh dẫn điện Busway: ta có thanh dẫn nếu theo tiêu chuẩn thế giới theo hình dạng bánh sandwich ( sandwich type) có 4 cánh toả nhiệt. Tất cả các hãng đều theo cách này, trừ Translite, Mega Duct có dạng hình vuông, không có cánh tỏa nhiệt.

=>> Xem thêm: Nhà Thầu Điện TEDCO Chuyên Thiết Kế Và Thi Công Tủ Điện Chiếu Sáng

Các phụ kiện đi kèm như là: ta thấy thường các hãng đều tương tự nhau, duy chỉ riêng LS Cable có loại đầu nối thuộc vào loại tiên tiến nhất của thế giới ( có ngàm, để hạn chế, ngàm này có thể bị đè xuống để thanh dẫn vào sâu hơn mỗi bên 2.5mm. . Nên LS Cable rất linh hoạt và không cần loại phụ kiện gọi là Extension ( để bù trừ chiều dài). và có thể đấu nối cách ngàm này 2.5mm.

Khi nào cần dùng thanh dẫn ruột ĐỒNG?

Ta thường thấy các nhà sản xuất đã phân loại công trình nên dùng Đồng là: Các Bệnh viện, Các trung tâm dữ liệu, các nhà máy bán dẫn, các trung tâm nghiên cứu và công nghệ cao,…Còn các cao ốc thương mại toàn bộ nên dùng Nhôm do tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí, tuổi thọ đảm bảo như thanh dẫn ruột Đồng.

Ngoài ra, do đặc điểm chế tạo, 1 số hãng chỉ có bus duct Nhôm lến đến 4000A, chứ không có loại 5000A, hay 6300A, trong trường hợp này, thường đề nghị dùng Đồng để tránh cạnh tranh với các hãng khác khi các hãng kia có loại busduct Nhôm loai lớn. Ở các nước Hàn quốc, Nhật bản, châu Âu, gần như 100% cao ốc thương mại đều dùng Nhôm, vừa rẻ hơn 30%, vừa nhẹ hơn, mà tổn hao so với Đồng không đáng kể, độ sụt áp gần tương đương.

Tại sao dùng busway thay dây điện

Tất cả các chuẩn busway thường hay dùng phổ biến hiện nay:

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay đều dùng phổ biến loại thanh dẫn điện busway:

+ IP 54

+ IEC 60439- ½.

+ lõi dẫn điện nhôm hay đồng.

+ có vỏ nhôm.

+  3P+100%N+100%E =housing ( có thể 200%N, thêm internal 50%, 100%E).

=>> Xem thêm: Những điều cần biết khi lắp đặt hệ thống BMS

+ Test ngắn mạch ASTA, Hay TTA.
+ Loại IP 42 thế giới hầu như đã loại bỏ, tuy nhiên vẫn duy trì ở các nước nghèo, tiêu chuẩn thấp. Loại này cho phép bụi có kích thước dưới 1mm vẫn có thể thâm nhập vào thanh dẫn, và chống nước kém hơn IP 54.

Chi phí chế tạo IP 54 hoàn toàn không cao hơn đáng kể so với IP 42, nhưng dây chuyền công nghệ nếu thay đổi, không dễ, hoặc thêm các chất keo dán vào các vị trí nối phát sinh công lao động.