Tỷ trọng trong tỏng kim ngạch thương mại là gì năm 2024

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đạt 14,36 tỷ USD giảm nhẹ so với năm 2022, trong đó, xuất khẩu hàng hóa sang Ấn Độ đạt kim ngạch 8,5 tỷ USD, tăng trưởng 6,8% so với năm 2022, Ấn Độ là một trong số ít thị trường đạt mức tăng trưởng dương.

Dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu trong năm 2023 là nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,94 tỷ USD, tăng 88,2% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 22,9% tỷ trọng. Tiếp đến là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,03 tỷ, chiếm 12,2% tỷ trọng.

Trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu một số nhóm mặt hàng có mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước: Sắt thép các loại tăng 319,3%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 287,7%; sản phẩm từ cao su tăng 65,7%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ trong năm 2023 chỉ đạt 5,86 tỷ USD, giảm mạnh 17,2% so với năm 2022. Nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ chiếm tỷ trọng 2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Xuất siêu của Việt Nam đến Ấn Độ có giá trị 2,63 tỷ USD, tăng mạnh so với năm 2022.

Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ, liên tục đạt tăng trưởng đều đặn trong 25 năm qua. Quan hệ song phương từ mức khoảng 200 triệu USD năm 2000 đã đạt mức 15 tỷ USD năm 2022 đưa Ấn Độ trở thành 1 trong 8 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, trong khi Việt Nam nằm trong top 4 quốc gia ASEAN có quan hệ thương mại với Ấn Độ. Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Á, chiếm tỷ trọng gần 80% xuất khẩu của Việt Nam đến khu vực này.

Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu cân bằng và có sự bổ sung cho nhau. Trong khi Ấn Độ là nguồn cung cấp nguyên liệu và thành phẩm quan trọng cho Việt Nam đối với các mặt hàng sắt thép, hóa chất, dược phẩm, dệt may, thức ăn chăn nuôi, thủy sản thì nhóm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Ấn Độ là máy tính cá nhân; điện thoại di động và linh kiện, sắt thép, hóa chất, gỗ và sản phẩm từ gỗ, giày dép, gia vị, cà phê, hồ tiêu…

Trước đó, trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Ấn Độ đạt xấp xỉ 8 tỷ USD, tăng 26,8% so với năm 2021. Xuất khẩu của Việt Nam đến Ấn Độ chiếm hơn 2,0% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Đối với một quốc gia muốn phát triển kinh tế thì cần nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu hoặc hàng hóa mà mình không có thế mạnh sản xuất, từ đó có thể tạo ra các sản phẩm giá trị cao hơn để xuất khẩu hoặc từ những nguồn nguyên liệu dồi dào, giá rẻ cùng với giá nhân công hợp lý và lợi thế nguyên liệu theo vùng miền sẽ tạo ra các sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Và tỷ trọng giữa nhập khẩu và xuất khẩu chính là cán cân xuất nhập khẩu. Bài viết này sẽ giúp người đọc hiểu về Cán cân xuất nhập khẩu, cách tính, vai trò, ý nghĩa đối với nền kinh tế và triển vọng đầu tư cho năm 2023 trên thị trường chứng khoán.

Tỷ trọng trong tỏng kim ngạch thương mại là gì năm 2024

Cán cân xuất nhập khẩu hay còn gọi là cán cân thương mại, là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu) với tổng giá trị nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu) của một quốc gia tại một giai đoạn nhất định hay còn được hiểu là mức chênh lệch của giá trị xuất và nhập khẩu

Tỷ trọng trong tỏng kim ngạch thương mại là gì năm 2024

Trong trường hợp:

  • Tổng giá trị xuất khẩu nhỏ hơn tổng giá trị nhập khẩu thì cán cân xuất nhập khẩu được gọi là nhập siêu,
  • Tổng giá trị xuất khẩu lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu thì cán cân xuất nhập khẩu được gọi là xuất siêu.

Đặc biệt, khi lấy các giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu sẽ cho ra một kết quả về nền kinh tế của vùng hay quốc gia.

Nếu: - Mức chênh lệch > 0 thì cán cân sẽ thặng dư

- Mức chênh lệch < 0 thì cán cân sẽ thâm hụt

- Mức chênh lệch = 0 thì mới cân bằng

Vai trò của cán cân xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt tại tất cả các quốc gia bởi sự ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế. Trong đó, cán cân thương mại được xem như công cụ phản ánh quá trình thay đổi và sự tương quan giữa yếu tố xuất nhập khẩu trong từng khoảng thời gian.

Vai trò cụ thể của cán cân thương mại cụ thể:

Tác động tới tỷ giá hối đoái

Khi cán cân thương mại có thặng dư, lượng hàng hóa xuất khẩu lớn, dòng ngoại tệ chảy vào quốc gia nhiều sẽ làm tăng nhu cầu chuyển đổi tiền tệ. Ngược lại, khi cán cân thương mại thâm hụt, số lượng hàng hóa nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu. Để mua hàng từ các quốc gia khác, doanh nghiệp buộc phải sử dụng ngoại tệ đất nước đó. Các hoạt động nhập khẩu khiến nhu cầu về ngoại tệ tăng. Theo đó, đồng ngoại tệ cũng sẽ tăng giá.

Dựa vào những thay đổi này, Chính phủ có thể điều chỉnh các chính sách liên quan một cách kịp thời để kiểm soát dòng tiền.

Tác động tới nền kinh tế vĩ mô

Cán cân thương mại cũng tạo ra tác động lớn tới nền kinh tế vĩ mô.

  • Cán cân thương mại dương phản ánh sự phát triển của nền kinh tế. Lúc này, quốc gia đang thu hút một lượng FDI lớn, giúp gia tăng vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế. Trường hợp cán cân thương mại âm cho thấy trình độ sản xuất kinh doanh của quốc gia đang kém cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần tìm giải pháp để nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.
  • Cán cân thương mại dương cho thấy quốc gia thu hút được lượng lớn vốn FDI, gia tăng vị thế quốc gia trên trường quốc tế, suy ra nền kinh tế đang phát triển tốt. Trường hợp ngược lại, cán cân thương mại âm phản ánh trình độ sản xuất kinh doanh của quốc gia đó cạnh tranh kém trên thị trường. Vấn đề này cần được các doanh nghiệp khắc phục, nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.
  • Cán cân thương mại dương cũng thể hiện mức độ đầu tư của quốc gia đó đang lớn hơn mức độ tiết kiệm. Đồng thời cho thấy thu nhập của người lao động tăng lên, mức sống của người dân được cải thiện. Ngược lại, khi quốc gia thâm hụt thương mại sẽ cho thấy tỷ lệ tiết kiệm lớn, nhu cầu mua sắm của người dân giảm.

Công thức tính cán cân xuất nhập khẩu

Cán cân xuất nhập khẩu sẽ là phần chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu. Cụ thể thì cách tính cán cân xuất nhập khẩu như sau:

Cán cân xuất nhập khẩu (XNK) = Giá trị hàng hóa XK – Giá trị hàng hóa NK

Trong đó:

  • Giá trị hàng hóa xuất khẩu là giá trị của hàng hóa đã được xuất bán ra thị trường quốc tế
  • Giá trị hàng hóa nhập khẩu là giá trị của hàng hóa được nhập từ quốc tế về để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh, buôn bán của người dùng, doanh nghiệp trong nước.

Ví dụ: năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 336,31 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD.

Lúc này, cán cân thương mại của Việt Nam năm 2021 là: 336,31 – 332,23 = 4,8 tỷ USD

Điều này đồng nghĩa rằng cán cân thương mại đang có thặng dư.

Những nhân tố ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu

Cán cân xuất nhập khẩu sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, cụ thể là:

1. Yếu tố xuất khẩu (ngoài nước)

Nhu cầu của người đân ở ngoài ở ngoài nước luôn thay đổi ở mỗi thời điểm khác nhau, nhu cầu này luôn không ổn định, chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: thời gian, kinh tế, thị trường. Vậy nên yếu tố xuất khẩu sẽ gây những ảnh hưởng khác nhau tới cán cân xuất nhập khẩu.

2. Yếu tố nhập khẩu (trong nước)

Nhu cầu nhập khẩu những loại hàng hóa mà trong nước chưa hoặc ít bán khiến cán cân xuất nhập khẩu thay đổi. Khi GDP tăng, nhu cầu nhập khẩu cũng tăng theo. Đôi khi nhu cầu nhập khẩu sẽ chịu ảnh hưởng bởi giá bán của hàng hóa xuất khẩu. Khi hàng hóa trong nước có xu hướng tăng giá, hàng hóa nước ngoài vẫn có giá ổn định hoặc biến động nhẹ thì kim ngạch nhập khẩu khẩu cũng có xu hướng tăng.

3. Tỷ giá hối đoái

Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Khi giá trị đồng nội tệ tăng, quốc gia có thể nhập khẩu hàng hoá với mức giá rẻ hơn nhưng hàng hoá xuất khẩu của quốc gia đó lại trở nên đắt đỏ. Các sản phẩm nội địa trở nên kém cạnh tranh hơn. Do đó, giá trị xuất khẩu ròng sẽ giảm.

Ví dụ: một sản phẩm A của Việt Nam có giá 200.000 VND và một sản phẩm tương đương của Trung Quốc có giá 58 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá là 3.400 VND = 1 CNY thì sản phẩm của Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 197.200 VND, rẻ hơn so với sản phẩm Việt Nam. Nếu VND mất giá và tỷ giá hối đoái trở thành 3.600 VND = 1 CNY thì lúc này, sản phẩm A của Trung Quốc sẽ được bán với giá 208.800 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với sản xuất tại Việt Nam.

4. Các chính sách thương mại

Các chính sách của Nhà nước cũng tác động đến cán thương mại của một quốc gia. Các chủ trương hạn chế hoặc hỗ trợ đối với một mặt hàng sẽ gây ảnh hưởng đến giá của hàng hoá đó.

Ví dụ: Chính phủ thực hiện trợ cấp nông nghiệp có thể làm giảm chi phí canh tác, khuyến khích sản xuất nhiều hơn để xuất khẩu. Từ đó, sản lượng xuất khẩu có thể được cải thiện.

Các quốc gia thường kiểm soát cán cân thương mại thông qua việc đặt các mức thuế. Tuy nhiên, nếu thiết lập mức thuế nhập khẩu quá cao có thể khiến thâm hụt thương mại trầm trọng hơn. Lý do là bởi điều này vô hình trung tạo nên rào cản đối với hoạt động giao thương tự do của các quốc gia. Vì thế tình hình xuất khẩu của các quốc gia cũng bị ảnh hưởng.

5. Lạm phát

Lạm phát có thể gây ảnh hưởng tới giá thành sản xuất qua đó tác động tới giá các sản phẩm xuất khẩu.

Ví dụ: Lạm phát khiến giá gạo tăng cao. Từ đó, gạo và các sản phẩm làm từ gạo đều bị đẩy giá lên, khiến sản phẩm trở nên đắt đỏ. Do đó, sản phẩm mất đi lợi thế cạnh tranh trên thị trường, khiến việc xuất khẩu khó khăn hơn.

Tình hình cán cân xuất nhập nhập khẩu ở Việt Nam và triển vọng đầu tư

Việt Nam là một trong số những quốc gia có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn trên thế giới. Trong giai đoạn 2012 – 2022 kim ngạch XNK của Việt Nam ngày càng gia tăng

Tỷ trọng trong tỏng kim ngạch thương mại là gì năm 2024

Nguồn: Tổng cục thống kê

Số liệu công bố của Bộ Công Thương cho thấy xuất khẩu năm 2022 đạt khoảng 371,5 tỷ USD, tăng 10,5% so với 2021, kim ngạch nhập khẩu cả năm là 360,5 tỷ USD, tăng 8,5% so với 2021, kiểm soát tốt các mặt hàng hạn chế nhập khẩu. Nhờ vậy, cán cân thương mại thặng dư năm thứ 7 liên tiếp, với giá trị gần 11 tỷ USD, góp phần ổn định tỷ giá, dự trữ ngoại hối... Tính chung xuất nhập khẩu năm nay đã lần đầu vượt 700 tỷ USD, đạt 732 tỷ USD đưa Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Với bức tranh xuất nhập khảu tích cực, thặng dư thương mại cao giúp Việt Nam có nguồn lực dự trữ ngoại hối giúp ổn định tỉ giá từ đó thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. Kim ngạch xuất nhẩu khẩu tăng cũng thể hiện sự cạnh tranh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đây là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp trong các nghành có lợi thế về xuất khẩu như thuỷ sản, may mặc…đồng thời cũng là cơ hộ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistic.

Tỷ trọng xuất khẩu là gì?

- Tỷ trọng xuất nhập khẩu: Tỷ lệ phần trăm của giá trị xuất khẩu/nhập khẩu một loại hàng hóa cụ thể so với tổng giá trị xuất khẩu/nhập khẩu của quốc gia. - Tỷ trọng GDP: Tỷ lệ phần trăm của giá trị GDP của một ngành kinh tế cụ thể so với tổng giá trị GDP của quốc gia.

Kim ngạch xuất nhập khẩu là gì?

Kim ngạch nhập khẩu là tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá của một doanh nghiệp hoặc đất nước trong kỳ thời gian cụ thể tháng, quý, năm. Có thể hiểu đây là chi phí ngân sách dành cho việc nhập khẩu hàng hóa.

Kim ngạch tính như thế nào?

2. Công thức tính kim ngạch xuất khẩu. Tỉ lệ xuất nhập khẩu (kim ngạch xuất khẩu) = (Giá trị xuất khẩu /Giá trị nhập khẩu) x 100%.

Giá trị xuất khẩu là gì?

Giá trị xuất khẩu dịch vụ là tổng giá trị các khoản thu về dịch vụ do người (đơn vị) thường trú Việt Nam cung cấp cho người (đơn vị) không thường trú, tương ứng với sản lượng dịch vụ đã cung cấp.