Tại sao giáo dục gia đình phải kết hợp với giáo dục nhà trường và xã hội

Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh cấp THPT

Ngày đăng:26/06/2020 - 22:48

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, bao gồm giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Trong đó, môi trường giáo dục gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, mang ý nghĩa sâu sắc, có sức ảnh hưởng vô cùng lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người.

PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, bao gồm giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Trong đó, môi trường giáo dục gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, mang ý nghĩa sâu sắc, có sức ảnh hưởng vô cùng lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người.

Các thành viên tham gia GDĐĐ học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể với nhiệm vụ, chức năng của mình:


1. Đối với giáo viên chủ nhiệm

Là người trực tiếp thay mặt nhà trường giáo dục học sinh, là người thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường, giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội.

Giáo dục đạo đức học sinh là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, cần phải có tâm huyết với nghề; có phương pháp chủ nhiệm tốt với một kế hoạch toàn diện, hợp lý. Từ việc tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến việc xử lý tình huống. Đòi hỏi cần có sự nghiêm khắc của người thầy đồng thời phải có tấm lòng yêu thương, thể hiện trách nhiệm, lòng vị tha như một người cha đối với con cái; thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình; tạo được niềm tin động lực cho học sinh phấn đấu hoàn thiện.

Hình ảnh người thầy ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh, chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm không những cần năng lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức; chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng xử như vậy lời nói của giáo viên chủ nhiệm mới có trọng lượng với học sinh.

2. Đối với giáo viên bộ môn.

Mỗi một giáo viên bộ môn, hãy phấn đấu dạy tốt môn học của mình, chú ý đến mọi đối tượng học sinh, để tận tình giúp đỡ các em tiếp thu tốt nhất kiến thức mình truyền đạt. Tích cực nâng cao chất lượng giờ dạy, chú trọng yêu cầu hiệu quả việc lồng ghép nội dung GDĐD học sinh trong môn học, giờ học. Trong đó các môn Khoa học xã hội và nhân văn như : Văn học, Lịch sử, Điạ lý, Sinh học và đặc biệt là môn Giáo dục công dân có vị trí quan trọng đối với việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về phẩm chất, đạo đức về quyền và nghĩa vụ công dân sẽ giúp học sinh có thái độ tích cực và thực hiện những hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức.

3. Đối với tổ chức Đoàn thanh niên

Tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn TNCS HCM trong việc tuyên truyền các nghị quyết của Đoàn, tổ chức thực hiện Nền nếp Kỷ cương; các phong trào thi đua trong học tập - sinh hoạt; các hoạt động ngoại khoá; các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa- uống nước nhớ nguồn nhằm thu hút học sinh đến với những hoạt động bổ ích; để giáo dục về lòng nhân ái, truyền thống, đạo lý con người Việt Nam qua đó để giáo dục đạo đức học sinh.

4. Đối với cha mẹ học sinh:

Cần trở thành gương tốt cho con, cháu học tập; có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp PHHS; thường xuyên phối hợp tốt với GVCN - nhà trường để kịp thời nắm bắt các thông tin, trong công tác quản lý việc học tập, chăm lo giáo dục rèn luyện đạo đức của con em mình. Mỗi cha mẹ học sinh cần quan tâm xây dựng tổ chức hội CMHS vững mạnh, có mối quan hệ thường xuyên với nhà trường; phát huy vai trò, chức năng Hội CMHS động viên, răn dạy con, cháu chấp hành nội qui của nhà trường, các chủ trương của Đảng và nhà nước.

5. Đối với tổ chức chính trị xã hội [Chính quyền địa phương, tổ dân phố...]
Cần chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, nhân dân khối phố, công an khu vực và chính quyền địa phương nơi trường đóng. Hằng năm, thông qua các văn bản, công văn, báo cáo định kỳ, nhà trường trao đổi thông tin đồng thời triển khai kế hoạch với chính quyền địa phương; tham mưu đưa công tác GDĐĐ học sinh vào tiêu chí xây dựng, bình chọn Gia đình văn hóa - Khu phố văn hoá - Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền; có đánh gía nhận xét của Chính quyền địa phương về "sinh hoạt hè của học sinh; tổ chức ký cam kết trách nhiệm giữa Nhà trường - Chính quyền địa phương tạo được sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng ngoài nhà trường thành quá trình khép kín trong công tác GDĐĐ học sinh.

Để thực hiện hiệu quả công tác GDĐĐ học sinh thì bên cạnh việc xây dựng nội quy kỷ luật học sinh, cần xây dựng nội quy kỷ luật lao động của CBGV, cần kiến tạo bầu không khí tâm lý tích cực trong nhà trường và ngoài xã hội, có quan hệ đồng nghiệp thân thiết, tương trợ đoàn kết, có môi trường lành mạnh sự mẫu mực trong sinh hoạt, lối sống của CBGV sẽ là tấm gương soi có tác dụng giáo dục rất lớn đối với học sinh.

Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường - gia đình - xã hội. Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải kiên trì, liên tục và thường xuyên. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ hội nhập, phát triển nền kinh tế tri thức.

Tác giả: Cao Thị Kim Anh

  • Chia sẻ:
  • |
  • In bài viết
Nguồn: Kim Anh

Video liên quan

Chủ Đề