Tại sao gọi la núi chúa - ninh thuận

Khám phá Hang Rái - tuyệt tác thiên nhiên của Ninh Thuận

Hang Rái là cái tên không xa lạ với những ai yêu thích vùng đất Ninh Thuận. Nơi này sở hữu khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thác nước trên biển và địa hình độc đáo.

Từ trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, chúng tôi đi theo đường tỉnh lộ 703 thẳng tiếng về hang Rái. Ảnh trên là khi bắt đầu vào cung đường Vĩnh Hy Bình Tiên, chất lượng đường rất tốt, nhựa phẳng lì.

Đường vào hang Rái rất dễ đi, phía ngoài có biển thông báo rõ ràng. Chúng tôi mua vé vào cổng, gửi xe ở phía ngoài. Đây là toàn cảnh khu vực hang Rái.

Để ra được phía ngoài, bạn sẽ phải rất cẩn thận bước qua những tảng đá trơn trượt, nhưng bù lại phía ngoài cảnh đẹp hơn và có những hồ nước trong vắt, mát lạnh.

Đây là thác nước trên biển độc nhất vô nhị ở hang Rái. Bạn nào đi vào thời điểm bình minh hoặc hoàng hôn sẽ rất thuận lợi trong việc chụp ảnh.

Là vườn quốc gia có địa hình và khí hậu đặc thù vườn Quốc Gia Núi Chúa Ninh Thuận một địa danh có hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy của Việt Nam được mệnh danh là Rừng khô hạn châu Phi ở Việt Nam.

Với nhiều cây gai xương rồng, khô, nóng, ít mưa, có nhiều bãi biển như bãi ông hào, ông thịnh, bãi rùa, bãi hõm Vườn Quốc Gia Núi Chúa Ninh Thuận 2020 cùng sự uy nghi của núi rừng và với nguồn tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng về số lượng cũng như chủng loại, vườn Quốc gia Núi Chúa là một điểm du lịch đẹp ở Ninh Thuận xứng đáng để bạn khám phá.

Vườn Quốc Gia Núi Chúa nơi đây rất đẹp với vẻ đẹp thiên nhiên và nhiều bãi có thể cấm trại qua đêm.

Khi có cơ hội du lịch đến một trong những địa danh có vẻ đẹp hoang sơ bậc nhất khu vực biển Nam Trung Bộ, chắc chắn không ít người đã từng tự hỏi về ý nghĩa của địa danh Phan Rang – thành phố đầy nắng và gió của tỉnh Ninh Thuận. Về tên gọi của địa danh này, có nhiều nguồn giải thích khác nhau, theo chúng tôi tìm hiểu thì tên gọi này có nguồn gốc từ tiếng Chăm.
PHAN RANG là biến dạng của từ Chăm: PA-NRANG, hay còn được gọi là PANDARANG. Đó là từ địa phương viết theo tiếng Chăm hiện đại [akhar thrah] để chỉ vùng tỉnh Ninh Thuận ngày nay. Thông thường các nhà nghiên cứu Việt nam và nước ngoài hay nhầm lẫn giữa 2 danh từ PandarangPanduranga vì cho 2 từ này chỉ là một [đồng nghĩa với nhau].

Sự thật không phải thế, vì Panduranga là tiếng Phạn [Sanscrit] dùng để chỉ vùng đất chung của cả 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay, đúng hơn là cả một phần của Đồng Nai nữa, vì các sách cổ Chăm luôn nhắc đến Đồng Nai thượng và Đồng Nai hạ, khi nói đến Panduranga [theo E.Durand. P.B.Lafont và L.Finot].

Ngoài tên gọi Phan Rang, một số địa danh khác ở Ninh Thuận cũng đôi khi khiến khách du lịch thậm chí người dân trong tỉnh thắc mắc về tên gọi của chúng. Chúng ta cùng điểm qua một số địa danh bên dưới nhé: 

1. CÀ NÁ

Trước đây cũng như hiện nay, Cà Ná là một địa điểm du lịch của cực nam Trung bộ, nổi tiếng về cảnh đẹp núi biển ôm sát nhau. Cà Ná còn là vùng có những cây mai vàng năm cánh rất đẹp. Mỗi độ xuân về, toàn đồi núi khu vực này rực lên một màu vàng nhạt tựa như một bức tranh huyền ảo…
Cách biển một cây số về hướng Tây, tọa lạc một làng Chăm – làng Rabha Ralauw – nay không còn nữa. Phía trên nữa có con suối nước rất trong, chảy róc rách quanh năm; trước kia người dân địa phương gọi là Suối Tiên, ngày nay chính là Suối Vĩnh Hảo…
Lúc bấy giờ, từ “Quốc lộ số 1″ [ngày nay], lại có một con đường tẻ lên làng Chăm và Suối Tiên. Ngã ba đó, người Chăm gọi là Canah kluw [đọc là Chanah klău]; Canah có nghĩa là tẻ ra, kluw nghĩa là ba [ngã ba].
Người Việt đọc trại ra thành “Cà ná lâu”, về sau chữ “lâu” này rụng đi, chỉ còn lại “Cà ná”.

Cuối thế kỷ 19 Cà Ná vẫn còn là vùng đất hoang vu, những cánh rừng chà là chạy từ núi cao ra sát mép biển, thú dữ đông hơn dân làng. Ông chủ Sở muối đã phải thuê hàng ngàn nhân công từ nhiều nơi đến để bạt rừng, phá núi, chở nước ngọt từ nơi khác đến, với quyết tâm xây dựng sở muối đầu tiên ở phần Nam Trung kỳ vì đây là vùng có nước biển mặn nhất xứ An Nam. Sự hoang vu của Cà Ná cũng được mô tả trong Đại Nam nhất thống chí, khi vào năm 1890 địa hạt hành chính của Cà Ná chỉ mới có làng Lạc Nghiệp với vài chục nóc nhà. Cư dân bắt đầu tăng thêm khi tuyến đường sắt Sài Gòn – Nha Trang nối thông [năm 1910] và chọn Cà Ná là một ga đón khách, rồi Sở muối được hình thành năm 1927 và có thêm làng Thương Diêm ra đời.

2. THỊ NẠI hay NẠI

Dọc theo duyên hải miền Trung Việt Nam, chúng ta tìm thấy nhiều địa danh mang tên Thị Nại hoặc Nại.Tại tỉnh Ninh Thuận, thôn Dư Khánh thuộc xã Khánh Hải, huyện Ninh Hải, cũng có tục danh là NẠI. Vậy thì “Nại” này có nguồn gốc từ đâu?

Xưa kia, người Chăm sinh sống dọc bờ biển thường làm nghề đánh cá. Mỗi buổi sáng hay buổi chiều đều có các thuyền đánh cá tấp vào một vài nơi nhất định [nơi có những cư dân đông đúc] để bán cá. Do đó, về lâu về dài, những nơi này hình thành những “chợ nhỏ”, chủ yếu là để bán cá tươi cho người địa phương và các dân buôn.


Chợ nhỏ” đó tên Chăm là darak naih [darak là chợ, naih là nhỏ], đọc là “tàrạk neh”. Người Kinh dịch chữ darak là Thị, còn chữ naih lại ngỡ là danh từ riêng, nên cứ gọi là hay Thị Né. [Sự chuyển đổi từ phụ âm cuối Chăm h sang thanh hỏi hay nặng trong tiếng Việt là điều thường gặp].
Vì thế, chữ Thị Né đọc trại ra thành NẠI hay THỊ NẠI, và các từ này tồn tại cho đến ngày hôm nay.

3. SÔNG DINH

Tại thị xã Phan Rang – Tháp Chàm thuộc tỉnh Ninh Thuận, có con sông Cái từ thượng nguồn chảy về biển, băng ngang qua phía Nam thị xã này. Người địa phương gọi con sông đó là Sông Dinh.Từ Dinh này có phải có nguồn gốc từ tiếng Chăm không?

Theo chúng tôi, có lẽ từ Dinh xuất phát từ chữ DING [đọc là Tìng] của người Chăm. Ding có nghĩa là phố, nau ding có nghĩa là đi xuống phố.


Con sông chảy ngang phố [phía nam Phan Rang], người Chăm gọi là KRAUNG DING [có nghĩa là Sông Phố], và người Kinh phiên âm ra thành SÔNG DINH, theo âm tiếng Chăm đọc trại ra.

4. CỔ HỦ:

Là tục danh của làng Mỹ Tường thuộc xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Làng này tọa lạc gần biển, và trước đây mang địa danh là BAL HUH của Champa cũ [Bal: thủ đô, đây là thủ đô tạm thời khi phải di chuyển về phía nam do chiến cuộc cũng như sau này chuyển về Bal Ywa, Bal Lai, Bal Caung [1]… trước khi đến Bal Canar ở Phan Rí là thủ đô cuối cùng]. Sau này khi không còn Bal nữa, người Chăm chỉ gọi gọn địa danh này là HUH. Chính từ HUH này đã được phiên âm biến thành Cổ Hủ.

5. HÒA LAI:

– là một địa danh ở bắc Ninh Thuận thường được gọi là Ba Tháp, thuộc xã Tân Hải, huyện Ninh Hải. Trên quốc lộ số 1, du khách bắt gặp hai ngọn tháp Chăm cổ kính tọa lạc phía đông con đường, cách ranh giới Khánh Hòa – Ninh Thuận khoảng 8 km [ngọn thứ ba đã bị đổ nát từ lâu]. Nơi đây chính là HÒA LAI. Xưa kia địa danh này mang tên là BAL LAI [thủ đô đã điêu mất]. Chính từ Bal Lai này đã được phiên âm thành Hòa Lai.

6. GÒ ĐỀN

Là tên gọi của một làng Công giáo tọa lạc giữa Hòa Lai và Hộ Diêm, thuộc xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh NinhThuận. Khu vực này là một gò lớn, và ở giữa gò ấy có một cái đền của người Chăm. Đền này đã đổ nát và ngay trên địa điểm đó bây giờ nhà thờ Công giáo được xây dựng lên. Vậy địa danh Gò Đền mang đặc điểm của khu đât này: đất GÒ có ĐỀN của người dân tộc Chăm.

GÒ SẠN là tên gọi một làng nằm sát phái bắc Gò Đền. Đây cũng là vạt đất gò cao tiếp nối với vạt đất Gò Đền. Vạt đất này là đất sạn [đá sỏi nhỏ]. Chính vì đặc điểm này mà người dân địa phương mới đặt tên là Gò Sạn.

7. CÀ ĐÚ, CHÀ BANG

Đây là tên gọi 2 hòn núi ở phía bắc và phía nam tỉnh Ninh Thuận.
CÀ ĐÚ là hòn núi ở phía tây Đầm Nại, thuộc xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải. Nơi đây có làng mang tên là làng Cà Đú [nay đổi lại thành thôn Lương Cách]. Cà Đú là một từ Chăm xuất phát từ tên gọi hòn núi KAĐUK nói trên. Từ Kađuk được phiên âm ra tiếng Việt là Cà Đú.

CHÀ BANG là tên gọi hòn núi ở phía bắc thôn Văn Lâm [cách chừng 7 km] thuộc xã Phước Nam, huyện Ninh Phước. Người Chăm thường gọi là Cơk Cabbang, có nghĩa là hòn núi có ngọn tẻ đôi như “cabbang” [chữ V].


Người Việt phiên âm thành Chà Bang.

8. PALEI RƠM [đọc là râm].

Từ RƠM này rất gần gũi với người Chăm, nhưng rất ít người Chăm hiểu nghĩa chính xác của nó là gì. Xin nói rõ Palei Rơm là tục danh của thôn Văn Lâm [thuộc xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận]. Từ trước đến nay đại đa số người Chăm chỉ hiểu từ “râm” là rừng rậm; từ đó suy diễn ra một cách lôgic là trước đây khu vực này toàn rừng rú rậm rạp, đầy thú dữ. Nhưng khi đọc lại các văn bản cổ Chăm, ta mới hiểu từ “râm” còn có nghĩa khác là: “đất gò” [đất cao], nhất là khi tra cứu từ điển Malaysia thì ta càng sáng tỏ hơn, chữ “râm” đúng có nghĩa là “đất gò”.

Vậy “Palei Rơm” có nghĩa là thôn Đất Gò, và nói theo tiếng Chăm thông thường là Palei Tabbok [đọc là tabôk]. Rõ ràng chúng ta đang sử dụng từ ngữ đó mà không nhận ra Tabbok Gah: chỉ ấp Gò Dưới, Tabbok Krưh: chỉ ấp Gò Giữa, và Ram Ngauk để chỉ “ấp Gò Trên” đó sao?


[1] Chú thích: thứ tự này là do tác giả suy luận theo lôgic từ biển lên giữa đất liền, và từ bắc xuôi về nam tại Pandarang, chứ không tìm ra trong tư liệu nào. Vậy tính chính xác không được đảm bảo.

9. Đồi Ma Thiên Lãnh [tên cũ]:

Ở khu vực Đề-pô và ga Tháp Chàm thuộc phường Đô Vinh, đồi cao 34m. Thời Pháp người dân quen gọi đồi này là đồi Ma Thiên Lãnh, địa điểm xây dựng khu nhà ở cho viên chức Hỏa xa, cũng là địa điểm trước năm 1975 có bến xe lam 2 chiều đi về Phan Rang – Tháp Chàm. Sách lịch sử địa phương ghi: “Tháp Chàm: gồm 2 làng Bảo An, Đô Vinh đều có ngũ hương [lý trưởng, hương bổn], thuộc tổng Đắc Nhơn và khu vực Sở Hỏa xa [ga, đề-pô, Ma Thiên Lãnh]” . Tên gọi đồi Ma Thiên Lãnh là do đi bộ lên xuống đồi này nhọc nhằn, khó khăn như cửa ải Ma Thiên Lãnh trong truyện Tiết Nhơn Quý chinh Đông, một ải hiểm yếu mà nhiều lần Tiết Nhơn Quý đánh Cáp Tô Văn.

10. Đồng Mé: 

Dân gian ngày nay vẫn gọi Đồng Mé, địa phận 3 thôn: Phú Thạnh, Phú Thủy, Phú Thuận thuộc xã Mỹ Sơn, Ninh Sơn. Trong lịch sử có lúc Đồng Mé là tên quận: “Tháng 3-1948: Pháp dồn dân 4 làng thuộc xã Thuận Thủy [huyện An Phước] sang bên kia sông lập làng kiểm soát, cạnh đồn Đồng Mé [là chỗ chưa có dân]”, “Tháng 11-1948: Pháp sáp nhập Ninh Thuận gồm 4 quận [quartier]: Tháp Chàm, Ninh Chử, Đồng Mé, Phan Rang vào Chi khu Nha Trang” .

Tên gọi Đồng Mé có nhiều cách giải thích khác nhau: Theo rất nhiều người cao tuổi giải thích là xưa vùng này có nhiều cây me, nên gọi Đồng Me, người Pháp đọc trại đi là Đồng Mé, [me => mé], ngày nay ở đây vẫn còn rất nhiều cây me hai bên quốc lộ 27; cách thứ hai, ngày xưa đây là cánh đồng khai khẩn bên mé rừng đồi, bên mé sông Cái nên gọi như thế; lại có cách giải thích khác, người Raglai phát âm palơi Rumeih, người Chăm gọi là palei Tamaih, có nghĩa là phụ, thứ yếu, giải thích và hướng nghiên cứu theo phát âm Rumeih, Tamaih [phát âm gần với Ru/ Ta+Mé], nôm na đi làm trên cánh đồng Mé có lý hơn.

11. Bà Râu: 

Thôn cũ, nay tách 2 thôn Bà Râu 1, Bà Râu 2, xã Lợi Hải, Thuận Bắc. Sự kiện lịch sử: Tháng 7-1957, chính quyền Ngô Đình Diệm dồn đồng bào ở xã Phước Kháng, Phước Chiến [ở trên núi cao] xuống khu tập trung Bà Râu. “Đêm 30 tết Kỷ Hợi [7-2-1959], gần 3.000 đồng bào Phước Kháng, Phước Chiến bị dồn về tập trung Bà Râu đồng loạt nổi dậy phá khu tập trung kéo nhau về núi” .

Về địa danh Bà Râu có nhiều cách giải thích: Bà Râu, nhiều người giải thích gốc từ Pajâu, tiếng Raglai là thầy cúng, nghĩa là trong xóm có ông thầy cúng; cách giải thích khác cho rằng ngày xưa ở đây có ao lớn, quanh có rau dại, người ta đi quanh hái rau ăn, gọi là Bờ Rau; theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Liên, “bì-rầu” [Bà Râu] là chỉ một họ mới của người Raglai trong truyền thuyết, tiếng Raglai, “bì-rầu” nghĩa là mới; tác giả Lê Trung Hoa viết: “Bà Râu – Xứ xưa ở tỉnh Ninh Thuận. Bà Râu gốc Chăm Po Inư Nưgar Mư Rau, chưa biết nghĩa” .

12. Cầu Bảo

Nguyên xưa bên cầu gỗ nhỏ có quán nước bà tên Bảo, sách sử ghi là cầu Mụ Bảo, theo dòng thời gian dần dần thay đổi, quên lãng.

Nguồn: [St]

Video liên quan

Chủ Đề