Tại sao hay giật mình

Nguyên nhân gây giật mình

Mặc dù nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong lĩnh vực này, nguyên nhân chính xác gây giật mình vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ giật mình

Nếu bạn bị lo âu hoặc căng thẳng, bạn có nhiều nguy cơ bị giật mình khi ngủ

Uống rượu và đồ uống chứa caffein trước khi đi ngủ cũng có thể gây giật mình. Do vậy, bạn nên tránh xa những loại đồ uống này trước khi đi ngủ.

Thực hiện những bài tập nặng vào tối muộn có thể dẫn tới giật mình đột ngột khi ngủ, điều này cũng có thể do thiếu canxi, magiê hoặc sắt.

Ngủ trong tư thế không thoải mái hoặc thiếu ngủ cũng có thể dẫn giật mình khi ngủ vì người ta cho rằng một số bộ phận của não vẫn hoạt động khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.

Sử dụng các chất kích thích như các thuốc không kê đơn và thuốc có thể cũng gây giật cơ.

Tại sao và khi nào bạn bị giật mình?

Giật mình thường xuất hiện khi bạn rơi vào giấc ngủ quá nhanh. Trong giai đoạn đầu giấc ngủ, nhịp tim và hơi thở chậm dần. Tuy nhiên, nếu bạn đang kiệt sức và mê mệt trên giường, não trải qua giai đoạn này quá nhanh. Khi các cơ thư giãn và não vẫn hoạt động nó tạo ra cảm giác rơi xuống, điều này khiến não phản ứng với một cú giật hóa học khiến bạn giật mình và tỉnh giấc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thiếu một số dinh dưỡng nhất định như magiê canxi, vitamin B12 cũng có thể dẫn tới giật mình khi ngủ.

Phòng ngừa giật mình như thế nào?

Nếu bạn nghi ngờ có một trong những yếu tố nguy cơ, bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách dưới đây:

Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng và cố gắng dậy đúng giờ mỗi sáng.

Tránh tập luyện khoảng 6 giờ trước khi đi ngủ

Đảm bảo dành một khoảng thời gian để  thư giãn trước khi ngủ với các kỹ thuật thư giãn hoặc tắm nước ấm hoặc đọc sách trước khi ngủ.

Tránh uống soda, cà phê hoặc các đồ uống chứa caffein khác trước khi ngủ. Cũng tránh hút thuốc và uống rượu ngay trước khi lên giường.

Cố gắng tránh suy nghĩ hoặc hoạt động gây căng thẳng vào buổi chiều cũng như buổi tối trước khi đi ngủ

Đảm bảo bổ sung đủ magiê, canxi trong chế độ ăn để phòng ngừa co cơ và dây thần kinh. Cố gắng thực hiện chế độ ăn cân bằng, lành mạnh. Ăn ít thực phẩm nhiều đường, muối và nhiều hoa quả tươi, rau.

Nếu giật mình đang cản trở giấc ngủ của bạn hoặc nếu cảm giác về chúng khiến bạn ngủ không đủ 8 tiếng, bạn nên không nên bỏ qua và nên đi khám bác sĩ.

Điều trị giật mình như thế nào?

Không có phương pháp điều trị giật mình vì nguyên nhân chính xác gây ra nó chưa được làm rõ. Trong nhiều trường hợp, nó xuất hiện một cách tự nhiên ở người khỏe mạnh bất kể người đó có bị rối loạn giấc ngủ hay không. Tuy nhiên, nhiều người nhận thấy rằng có thể giảm giật mình khi ngủ bằng cách giảm sử dụng các chất kích thích hoặc tuân thủ nghiêm ngặt một lịch trình giấc ngủ hoặc giảm hoạt động thể chất nặng vào buổi tối.


Giật mình thường xuyên dù là những âm thanh, cử động nhỏ có thể là triệu chứng báo hiệu một căn bệnh nguy hiểm. Chữa chứng hay giật mình như thế nào? Ngủ nhiều có giúp giảm tật giật mình không? Tìm hiểu ngay trong bài viết này!

Nếu bạn có những triệu chứng như nhạy cảm với âm thanh, cử động lớn nhỏ xung quanh; lo lắng, sợ hãi thường trực, phản ứng thái quá trước vấn đề, dễ bị doạ cho sợ “chết khiếp” thì hãy cẩn thận, bạn có thể đã mắc phải tật giật mình thường xuyên. Kéo dài thói quen này trong thời gian dài sẽ gây hại đến thần kinh và có thể làm giảm tuổi thọ đấy.

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến triệu chứng giật mình đó là sự phản ứng của cơ thể với stresss. Khi bạn đang có một vấn đề bất ổn trong tâm lí, có thể kể đến như stress trong công việc; lo lắng trước một vấn đề nào đó, trong não bộ bạn sẽ thường trực một nỗi âu lo, đến nỗi các giác quan bị tăng cường và kích thích kéo theo phản ứng “phòng vệ”. Trong các tình huống sẵn sàng phòng về khẩn cấp, cơ chế giật mình của cơ thể sẽ xảy ra.

Ở mức độ nhẹ hơn, giật mình là một cơ chế sinh học cảnh báo cơ thể trước tình trạng căng thẳng cấp tính, giống như kiểu tâm lí “chạy trốn” hoặc “chiến đấu.

Độ tuổi thường mặc tật “dễ giật mình” rơi vào khoảng 12-18, khi các bạn trẻ bước vào giai đoạn dậy thì, phải đối diện với nhiều vấn đề trong cuộc sống, dễ bị căng thẳng thần kinh vì tâm lí chưa ổn định.

Nếu thỉnh thoảng gặp stress, cơ thể sẽ có cơ chế phục hồi, nhanh chóng cân bằng lại tâm lí và cảm xúc. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên, hoặc là 1 cú sock quá đột ngột, cơ thể không tự phục hồi kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng phản xạ siêu nhạy với các tác động môi trường xung quanh, kể cả những âm thanh như: tiếng ho, tiếng bật tắt công tắc điện, tiếng mở cửa,…

Trung bình, cơ thể bạn sẽ cần đến 20 phút để phục hồi tinh thần về trạng thái bình thường sau khi giật mình. Vì vậy khi đối diện với những cú sock, căng thẳng dai dẳng, hãy tự thưởng cho mình những không gian, những khoảng thời gian bình yên để mọi thứ cân bằng lại nhé.

Không phải không có cách trị dứt điểm tật dễ giật mình, tham khảo ngay một số cách sau đây để áp dụng với bản thân nhé:

  • Hít thở sâu, thả lỏng bản thân để nắm lại quyền kiểm soát hệ thần kinh
  • Dừng ngay việc suy nghĩ về những việc khiến bạn sợ hãi, có thể làm phân tâm tâm trí bằng những bản nhạc không lời nhẹ nhàng
  • Tập thể dục nhẹ nhàng là một biện pháp vật lí giúp giảm bớt căng thẳng cô cùng hiệu quả
  • Chuyển sang làm những việc khiến bản thân vui vẻ, ví dụ như đi uống một cốc trà sữa, đi lên cầu hóng gió,…
  • Ngủ một giấc thật sâu để thần kinh được nghỉ ngơi.
  • Đi tập những môn nhẹ nhàng như yoga, thiền,…
  • Xem một bộ phim hài hước, tình cảm,…

Thực ra trong công việc cũng như trong cuộc sống, đừng nhởn nhơ quá, cũng đừng gồng gánh quá, … Cơ thể khi không quá quen với cường độ làm việc cao sẽ dễ dàng sinh ra stress. Giống như chạy bộ vậy, hãy rèn bản thân vào khuôn khổ chậm rãi hàng ngày, đừng để deadline kiểu nước đến chân mới nhảy, mọi thứ khi đã được điều tiết hợp lí thì mọi vấn đề cũng dễ giải quyết và sắp xếp hơn.

Hi vọng bài viết này hữu ích tới bạn nhé!

Đến nay y học vẫn không biết rõ điều gì gây ra cơn giật mình hoảng sợ. Người ta cho rằng  yếu tố di truyền, stress và tác nhân sinh hóa có thể có vai trò gây bệnh. Một người dễ bị cơn giật mình hoảng sợ nếu họ có người thân bị bệnh này.

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng phản ứng chạy trốn hoặc chống trả tự nhiên của cơ thể trước mối nguy hiểm có liên quan mật thiết đến cơn hoảng sợ xảy ra sau đó. Nhiều nghiên cứu cho thấy: tim và nhịp thở của con người nhanh hơn khi chúng ta phải đối mặt với tình huống đe dọa đến tính mạng và các phản ứng tương tự cũng xảy ra trong cơn hoảng sợ.

Có thể trong đời, bạn hoặc người thân của bạn đã từng bị một cơn hoảng sợ, nhưng bạn không biết đó là bệnh hoặc đã quên sự kiện này. Cơn hoảng sợ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Khi bạn ở một mình, hay ở với người khác, tại nhà riêng hoặc nơi công cộng. Có khi cơn hoảng sợ đánh thức bạn từ giấc ngủ ngon.

Đột nhiên, tim của bạn đập nhanh, mặt bạn nóng bừng và hơi thở dồn dập. Bạn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, không kiểm soát được. Có khi bạn còn cảm thấy mình sắp chết đến nơi. Cơn hoảng sợ xảy ra đột ngột, đạt đỉnh điểm trong 10 phút và kéo dài khoảng nửa giờ. Tuy nhiên trên thực tế các cơn hoảng sợ có nhiều biến thể, có cơn  kéo dài hàng giờ, thậm chí suốt ngày.

Một cơn hoảng sợ có thể gồm ít hay nhiều các triệu chứng sau đây: tự nhiên thấy chóng mặt, vã mồ hôi, run, nhịp tim nhanh, thở gấp, đau ngực, nghẹt cổ, khó nuốt, ớn lạnh hay bốc hỏa, buồn nôn, co rút bụng. Nhiều người cho rằng họ đang bị cơn đau tim và tức tốc chạy đến phòng cấp cứu. Trong khi một số người khác lại cố bỏ qua các triệu chứng, không thừa nhận là mình đang bị cơn hoảng sợ.

Cơn hoảng sợ có thể gây tàn phế và hủy hoại thể chất cũng như tinh thần của người bệnh. Vì lo sợ các cơn hoảng sợ tái phát mà người bệnh ở trong trạng thái sợ hãi nối tiếp sợ hãi.

Đối với trẻ em, cơn hoảng sợ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ. Do lo lắng xảy ra cơn hoảng sợ mà nhiều trẻ không đi học, hoặc không dám ra khỏi nhà để tránh những tình huống mà trẻ sợ sẽ xảy ra cơn hoảng sợ.

Nguy hiểm nhất là cơn hoảng sợ làm tăng nguy cơ trầm cảm, tự tử, nghiện rượu và ma túy ở người bệnh.

Điều trị cơn hoảng sợ có thể dùng thuốc chống trầm cảm [loại thuốc này cũng có hiệu quả phòng ngừa các cơn tái phát], thuốc làm giảm lo âu. Liệu pháp hành vi ý thức là bác sĩ giúp bạn hiểu đúng hơn về cơn hoảng sợ và cách đối phó với chúng. Bạn được biết nguyên nhân gây ra cơn hoảng sợ và các yếu tố làm cho bệnh nặng thêm.

Đồng thời bạn cũng được biết cách đối phó với lo âu, như dùng các kỹ thuật thở và thư giãn. Bạn có thể học cách thư giãn qua các kỹ thuật như thiền, khí công, thư giãn cơ… Trạng thái thư giãn không những giúp bạn thoát khỏi những căng thẳng của công việc hằng ngày, mà còn tạo cho bạn ý thức tích cực và hài lòng, cảm giác thư thái trong tâm hồn. Thư giãn làm giảm đau đầu, lo âu, tăng huyết áp, khó ngủ, thở gấp, nghiến răng.

Các hoạt động nghỉ ngơi và giải trí cũng có thể giúp bạn giảm căng thẳng rất tốt. Bạn hãy tìm các hoạt động khiến bạn thoải mái dễ chịu như nghe nhạc, xem biểu diễn nghệ thuật, hài kịch, tắm nước nóng…

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề