Tại sao ho về đêm

Ho khan về đêm và sáng không chỉ là tình trạng gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ. Sau một đêm bị ho nhiều, bạn sẽ bị thức dậy với sự mệt mỏi, tinh thần không thỏa mái kèm đau lưng mỏi cổ, ngực nóng rát họng. Vì vậy cần tìm hiểu nguyên nhân để chữa tình trạng này triệt để.

Ho khan về đêm là triệu chứng có thể gây ra bởi nhiều căn bệnh khác nhau và các yếu tố môi trường như bụi bẩn, chất kích thích. Khi bị cảm cúm, bạn có xu hướng ho nhiều hơn vào ban đêm. Trong thời gian này, lượng dịch nhầy tăng lên sau đó tích tụ ở sau cổ họng, gây kích ứng và ho.

Các cơn ho thường đi kèm với triệu chứng rát họng, khó thở, mệt mỏi. Nếu ho do trào ngược có thể gây ợ nóng, khàn tiếng. Nếu ho do hen phế quản sẽ gây thở khò khè. Ngoài ra nếu bị ho gà thì sẽ khiến cơ thể tím tái, kiệt sức vì ho.

Đường hô hấp trên của chúng ta bao gồm tai, mũi và họng. Viêm đường hô hấp trên là tình trạng phổ biến với các bệnh như viêm họng, cảm cúm, viêm xoang…Nguyên nhân thường do nhiễm vi khuẩn, virus gây ra các triệu chứng như ho khan về đêm, sổ mũi, khó thở…

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là bệnh có liên quan đến di truyền. Triệu chứng của bệnh gây ra những cơn ho khan về đêm dai dẳng kèm theo cảm giác khó thở, thở nhanh, đau tức ngực. Cơn hen xảy ra vào ban đêm có thể gây ho liên tục, mất ngủ, khi ngủ có thể ngáy to, tiếng rít khi thở.

Các chất lạ khi đi vào đường hô hấp có thể khiến bạn bị dị ứng dẫn đến ho. Các chất này có thể là bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo, khói thuốc lá….hoặc bất kỳ chất lạ nào kích thích đường hô hấp của bạn. Vì vậy để tránh ho khan vào ban đêm do dị ứng bạn cần giữ không gian sống luôn sạch sẽ.

Nguyên nhân gây ho khan vào ban đêm

Trào ngược dạ dày là bệnh xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới bị yếu khiến cho dịch dạ dày và thức ăn bị trào ngược lên phía thực quản. Chất axit bị trào ngược lên gây tổn thương niêm mạc thực quản dẫn đến ho, khó nuốt.

Đặc biệt trào ngược dạ dày thường xảy ra vào ban đêm khi người bệnh ngủ do tư thế nằm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Đây là lý do tại sao bệnh trào ngược gây ho.

Điều trị ho vào ban đêm rất quan trọng để giữ cho giấc ngủ của bạn thỏa mái, tránh làm suy yếu hệ miễn dịch và gây ra các biến chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Để điều trị tình trạng này bạn cần đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân là do đâu từ đó áp dụng đúng phương pháp chữa trị.

Trong trường hợp hen suyễn, thuốc xịt là rất cần thiết để mở rộng đường thở và cải thiện nhịp thở. Ho khan về đêm thường là do dị ứng nên trong trường hợp này uống siro ho sẽ không có tác dụng. Thay vào đó hãy sử dụng thuốc chống dị ứng. Ngoài ra, những loại thuốc này cũng được chỉ định để điều trị bệnh viêm mũi sau.

Thay vì sử dụng thuốc tây có thể gây nhiều tác dụng phụ thì bạn có thể tham khảo phương pháp trị ho khan có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên. Ưu điểm của bài thuốc này đó là đem lại sự an toàn, lành tính, hiệu quả điều trị rõ rệt.

Xem thêm phương pháp đánh bật ho khan từ 100% thảo dược tự nhiên

Ngoài việc phòng tránh cảm lạnh bằng cách thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết thì bạn nên tránh tích tụ chất tiết rắn bên trong mũi, làm sạch bằng bông ẩm. Bạn cũng có thể phun sương hoặc tận dụng hơi nước nóng từ bồn tắm để hỉ mũi thật mạnh loại bỏ các chất bẩn, giảm ho khan về đêm và sáng sớm

Để tránh không khí trong phòng ngủ bị khô, bạn có thể đặt 1 chậu nước ở gần quạt, điều hòa hoặc sử dụng quạt hơi nước. Nếu có điều kiện bạn có thể dùng máy làm ẩm không khí, thêm chút tinh dầu để cảm thấy dễ chịu hơn, làm dịu cơn ho khan về đêm.

Ho khan nhiều về đêm có thể liên quan đến một số dị ứng đường hô hấp vì vậy hãy giữ cho căn phòng nơi bạn ngủ nghỉ thật sạch sẽ, ngăn nắp để không tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn, virus, nấm, lông thú, bụi bẩn…gây ho.

Các cơn ho xuất hiện nhiều hơn khi bạn nằm do đó điều chỉnh tư thế nằm sẽ giúp giảm ho. Hãy đặt một vài chiếc gối để bạn dựa vào, nâng cao phần trên của cơ thể, độ nghiêng khoảng 45 độ sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Điều chỉnh tư thế ngủ để giảm ho khan về đêm

Mật ong là một loại kháng sinh tự nhiên có chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, sắt, vitamin có tác dụng trị ho, nâng cao sức đề kháng, làm đẹp. Đặc biệt, trong mật ong có thành phần guaifenesin, pelargonium, dextromethorphan là những chất có tác dụng giảm ho hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng mật ong nguyên chất hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như chanh, quất, gừng, giấm táo…để tăng thêm tác dụng.

Trong gừng có chứa các hoạt chất với khả năng kháng khuẩn, chống viêm giúp làm dịu cơn đau rát họng do ho khan nhiều về đêm và sáng sớm. Bạn có thể kết hợp gừng và hạt hạnh đào để sử dụng vào sáng và tối. Mỗi ngày 2 lần như vậy, sau vài ngày là tình trạng ho sẽ thuyên giảm nhiều.

Sử dụng gừng để trị ho khan chỉ hiệu quả trong trường hợp bệnh có triệu chứng nhẹ. Đối với những người bị ho khan chữa mãi không khỏi thì nên sử dụng bài thuốc giúp trị bệnh tận gốc từ trong ra ngoài.

Xem thêm bài thuốc giúp hàng ngàn người xóa sổ ho khan chỉ sau 1 liệu trình sử dụng. 

Sử dụng nước muối để súc miệng hàng ngày có tác dụng làm sạch cổ họng, giảm cơn đau rát khó chịu do ho nhiều. Hãy pha một thìa muối vào nước ấm, khuấy cho tan rồi súc miệng mỗi ngày 3 lần. Chỉ sau vài ngày thực hiện đều đặn bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả, giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện.

Phác đồ chữa ho khan về đêm hoàn hảo nhất

Những cách làm chữa ho khan về đêm ở trên chỉ mang tính chất hỗ trợ, nếu bạn điều trị bằng những phương pháp này không có hiệu quả thì có thể tham khảo bài thuốc được NSƯT Trần Đức giới thiệu. Trong chương trình “Cơ thể bạn nói gì” – VTV2, ông đã vui mừng chia sẻ với khán giả bài thuốc Cao Bổ Phế của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường giúp bản thân thoát khỏi ám ảnh của chứng ho dai dẳng suốt nhiều năm liền.




Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường là kết tinh của 8 loại thảo dược quý gồm Bách bộ, Kim ngân hoa, Trần bì, Cát cánh, Kinh giới, Cải trời, La bạc tử, Tang Bạch Bì. Mỗi vị thuốc được gia giảm theo công thức gia truyền nhằm đảm bảo cơ chế điều trị 3 bước: dứt cơn ho, làm thông thoáng cổ họng và bồi bổ tỳ phế.

Đặc biệt, từ 10 kg thảo dược tươi mới thu được 0,7 kg cao nguyên chất nên dược tính trong Cao Bổ Phế là rất lớn. Thành phẩm Cao Bổ Phế đạt tiêu chuẩn có dạng cao đặc, không khét, mùi thơm thảo dược đặc trưng.

Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường

Theo đó, sau khoảng 3 – 5 ngày các triệu chứng đờm trong cổ họng, ho khan về đêm, mất giọng… giảm tới 90%. Khoảng 1 – 2 liệu trình, vi khuẩn trong đường hô hấp bị tiêu diệt, tỳ phế được bồi bổ giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn tái phát.

Trên đây là nguyên nhân và cách cách chữa ho khan về đêm. Đây là tình trạng không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Vì vậy bạn cần điều trị càng sớm càng tốt để giảm đau rát cổ họng, giảm ho.

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn!

Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ của nhà thuốc:


Như chúng ta biết, những bệnh lý đường hô hấp thường có thể gây ra triệu chứng ho vào ban ngày và cả ban đêm, tuy nhiên có những trường hợp người cao tuổi ban ngày không ho nhưng ban đêm lại ho rất nhiều. Nguyên nhân là do:

Tư thế nằm ngủ

Thông thường, những người có tuổi sẽ có những bệnh lý ở cột sống nên thường được khuyên nằm ngủ với tư thế đầu thấp hoặc nằm không gối để tránh tổn thương lâu dài cho cột sống cổ. Hơn nữa, khi nằm thấp, cột sống cổ không bị gấp khúc sẽ tạo điều kiện cho việc bơm máu lên não được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với tư thế nằm đầu thấp hoặc nằm không gối lại làm cho dịch trong đường hô hấp kích thích và dễ dàng gây ho khi ngủ.
Đặc biệt, với những người lớn tuổi bị viêm xoang, ban ngày dịch chảy xuống hầu họng, chúng ta dễ dàng khạc nhổ ra ngoài, nhưng khi đêm về, nằm ngủ với tư thế nằm ngang thì dịch nó sẽ đọng lại ở hầu họng, tạo ra những kích thích và gây ho.

      

Mắc bệnh hen phế quản

Nếu cơ thể tồn tại bệnh hen phế quản [hen suyễn] thì người bệnh rất dễ bị ho vào ban đêm. Nguyên nhân là do ban đêm, khi thời tiết chuyển lạnh, người bệnh hen dễ lên cơn khó thở và khi lên cơn khó thở như vậy sẽ kèm theo khò khè và sau đó là ho.

Viêm phổi

Những người bị viêm phổi, khi nằm ngủ đầu thấp thì các chất dịch tiết nó sẽ kích thích vào phế quản, tạo ra phản xạ ho.

Hội chứng trào ngược dạ dày

Mặc dù hội chứng trào ngược dạ dày không phải là bệnh đường hô hấp nhưng nó cũng gây ra chứng ho đêm rất nhiều. Khi mà chúng ta nằm ngủ với tư thế đầu thấp, dịch từ dạ dày, các axit dịch vị có khuynh hướng trào ngược lên và nó là tác nhân kích thích và gây ho. Cơn ho này thường không có kèm theo đàm.

Hút thuốc lá lâu năm

Những người hút thuốc lá kéo dài thường bị ho cả ngày lẫn đêm, nhưng ban đêm cơn ho sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Như vậy, tình trạng ho đêm ở người lớn tuổi có thể do bệnh lý từ đường hô hấp trên hoặc bệnh tại phổi, phế quản hoặc do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hút thuốc lá lâu năm gây ra.

     

Cách khắc phục ho đêm ở người lớn tuổi

Theo khuyến cáo, nếu nhận thấy cơn ho đêm kéo dài quá 4 – 5 ngày thì người bệnh cần phải đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và từ đó mới có cách khắc phục hiệu quả. Nếu loại bỏ các nguyên nhân hiệu quả và đẩy lùi được những bệnh lý đang có thì người bệnh sẽ không còn thấy ho nhiều vào ban đêm.

Tình trạng ho đêm không nên kéo dài vì nó không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn làm tổn thương đến niêm mạc hầu họng, lâu dần sẽ dẫn đến viêm mãn tính đường hầu họng. Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc ho thông thường để giảm ho, nếu không mắc bệnh tiểu đường thì có thể chọn các loại siro ho.

Bên cạnh đó cần chú ý một số điều sau đây:

  • Nếu không có bệnh lý của cột sống cổ thì hãy nằm ngủ ở tư thế cao đầu, hơi dốc một chút chứ đừng quá cao vì nằm đầu quá cao sẽ dẫn đến tình trạng gập cổ.

  •  Giữ ấm cơ thể, ưu tiên uống nước ấm thay cho nước lạnh.

  •  Nếu mắc các bệnh lý đường hô hấp thì nên tắm nước ấm. Nếu sức khỏe ổn định, bình thường thì nên tắm nước lạnh, bởi vì việc tắm nước lạnh sẽ giúp hệ tĩnh mạch có cơ hội tăng các hoạt động, đồng thời hoạt động của hệ miễn dịch cũng được tốt hơn.

  • Có thể sử dụng một số thực phẩm giúp giảm ho như tần dày lá, kinh giới, tía tô,…đây là những loại thực phẩm có tinh dầu và có tính kháng sinh, nó sẽ giúp giảm các kích thích của vùng hầu họng. Người bệnh có thể dùng cành và lá của các loại thực phẩm này để nấu nước uống trong ngày. Ban đêm có thể uống thêm nước gừng ấm để ngăn ngừa cơn ho xảy ra.

 Nếu bệnh vẫn kéo dài, không thuyên giảm thì người bệnh có thể sử dụng một số thuốc ho theo hướng dẫn của người thầy thuốc.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề