Tại sao không kiềm chế được cảm xúc

Mỗi khi bé Minh Thanh [3,5 tuổi] không vừa ý chuyện gì là giận dỗi ra mặt, nằm ăn vạ. Có lần con hất cả đĩa thức ăn trên tay chị Minh An [quận 3, TP HCM] vì không muốn ăn cơm. Đỉnh điểm là con ở trường, giành đồ chơi với bạn nhưng bất thành, con cắn bạn cháy máu và nằm lăn ra khóc. Cô giáo dỗ dành kiểu nào cũng chẳng chịu nín nên gọi điện mời phụ huynh.

Chị An cứ tưởng đây là chỉ là những biểu hiện "cái tôi" của trẻ lên 3 và quan tâm uốn nắn, giáo dục thì con sẽ bỏ được thói xấu. Song, dù áp dụng nhiều biện pháp nhưng con vẫn chứng nào tật nấy, hay cáu giận và khó kiềm chế cảm xúc, đôi lúc còn phản ứng thái quá. Chị đưa con đi thăm khám về tâm lý thần kinh nhưng bác sĩ bảo bé vẫn bình thường.

Chị Thanh Hằng [38 tuổi, Bình Dương] cũng thường than phiền về đứa con 10 tuổi "sao mà hay nóng tính, cứng đầu thế, giống y như bố nó!". Bé khó hoàn thành các bài tập, hoạt động đòi hỏi sự kiên nhẫn. Con còn thường tỏ vẻ bực bội mỗi khi mẹ làm việc trái ý hay bị thúc ép. Những lúc như thế chị Hằng đều phải xuống nước, nhường nhịn. Đôi lúc chị băn khoăn không biết cách làm của mình như thế đã đúng chưa.

Trẻ nóng tính, khó kiềm chế cảm xúc thường có xu hướng bạo lực. Ảnh: Freepik

Bà Tăng Ngọc Nữ [Thạc sĩ Công nghệ sinh học Đại học Cornell Mỹ, Trưởng phòng tư vấn di truyền tại Genetica] giải thích, kìm nén sự tức giận bên trong có thể không phải lúc nào cũng tốt. Nghiên cứu cho thấy, sự kìm nén lâu dài mà không có không gian giải tỏa dễ dẫn đến các nguy cơ sức khỏe như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, giảm tuổi thọ.... so với người bày tỏ sự tức giận một cách lành mạnh. Nhưng tức giận không phải lúc nào cũng trở thành cơn thịnh nộ. Nếu trẻ thể hiện cảm xúc theo hướng tiêu cực, có tính chất bạo lực thì cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, có sự giáo dục và can thiệp kịp thời.

Chẳng hạn, căng thẳng và trầm cảm là hai trong số các yếu tố ảnh hưởng đến các khuynh hướng nóng tính. Bên cạnh đó còn có môi trường sống và cách giáo dục của cha mẹ. Trẻ sống trong môi trường, cha mẹ có xu hướng bạo lực, thích dạy dỗ bằng đòn roi sẽ khó kiếm chế cảm xúc, thường dễ nỗi nóng hơn. Ngoài ra, một số trẻ nóng tính bẩm sinh còn do gene quy định.

Qua bạn bè giới thiệu, chị An mới biết đến dịch vụ phân tích gene để hiểu hơn về con. Kết quả cho thấy, con của chị An có gene "chiến binh" [MAOA]. Thạc sĩ Ngọc Nữ giải thích, gene MAOA làm suy giảm các chất dẫn truyền thần kinh trong não, có liên quan đến một số khía cạnh như lo lắng xã hội và gây hấn chủ yếu ở nam giới. Những đứa trẻ có gene này khó kiểm soát cảm xúc nóng nảy, hay bực bội. Một số còn có trẻ xu hướng bạo lực, bốc đồng và gây hấn.

Thạc sĩ Ngọc Nữ chia sẻ thêm, biến thể bất lợi của kiểu gen NOS3 cũng có thể khiến một số trẻ trở nên nhạy cảm, dễ cảm thấy bị xúc phạm và nhanh chóng thể hiện sự tức giận ra bên ngoài. Hay gene HTR2A mã hóa thụ thể của chất dẫn truyền thần kinh serotonin cũng là nguyên nhân. Nồng độ serotonin thấp trong quá trình giao tiếp giữa các tế bào não có liên quan đến các suy nghĩ hung hăng. Tuy nhiên, gene không phải là yếu tố duy nhất liên quan đến các hành vi gây hấn của trẻ.

"Những trẻ khó kiềm chế cảm xúc, dễ tức giận khi đến tuổi trường thành dễ mắc phải sai lầm nếu không được uốn nắn, giáo dục tốt. Vì tính khí nóng nảy, ít chịu nhường nhịn này nên khi tham gia công việc đòi hòi sự hợp tác, trẻ khó thể hiện tốt. Đôi khi những bất đồng không đáng nhưng trẻ khó giải quyết theo hướng tích cực, không chịu nhường nhịn, ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ", thạc sĩ Ngọc Nữ nói.

Vào năm 2011, Đại học Duke [New Zealand] đã tiến hành làm cuộc nghiên cứu theo dõi 1.000 trẻ từ khi chào đời đến tuổi 30. Kết quả cho thấy, trẻ thiếu khả năng kiểm soát khi lớn lên dễ sa ngã như bỏ học ở trường, hút thuốc... và khó thành công hơn những trẻ bình thường.

Không chỉ với trẻ, việc biết cách kiềm chế cảm xúc đúng lúc, đúng chỗ cũng mang lại hiệu quả tích cực. Một người biết cách tiết chế, cân bằng cảm xúc tốt sẽ dễ thăng tiến hơn, tránh cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.

Cách giúp trẻ dịu cơn nóng giận

Vấn đề đặt ra là cha mẹ nên hướng dẫn con cách thể hiện sự tức giận sao cho phù hợp. Trong cơn tức giận, trẻ có thể la hét, ném đồ đạc, bỏ ngoài tai những lời nói của cha mẹ. Lúc này, cha mẹ phải thật điềm tĩnh, từ từ ôm con vào lòng để con giảm cảm xúc tiêu cực.

Những đứa trẻ nóng tính có thể di truyền từ cha mẹ hoặc những người thân. Do đó, khi bạn cảm thấy khó kiềm chế cảm xúc trước hành vi bốc đồng của con hãy tự trấn an bản thân bằng cách hít một hơi thật sâu và đếm từ một đến 10.

Mẹ có thể đánh lạc hướng con bằng những món đồ chơi, trò chơi con yêu thích. Khi cơn nóng giận của con đi qua, bạn hãy nói chuyện với con về những hành vi chưa đúng.

Dạy con qua những hoạt động vui chơi cũng là một cách hay và có thể mang lại tác dụng. Mẹ có thể áp dụng câu chuyện đóng đinh vào chiếc hàng rào gỗ rất nổi tiếng với trẻ. Mỗi khi con nóng giận, bạn có thể cho trẻ đóng một chiếc đinh hoặc dán một bông hoa vào tường. Mỗi khi con kiềm chế được cảm xúc tiêu cực thì sẽ tháo những chiếc đinh hoặc bông hoa đó ra. Những trò chơi tăng sự kiên nhẫn cũng có ích cho trẻ, rèn luyện khả năng bình tĩnh, kiên trì để đạt được mục tiêu. Trong quá trình trẻ hình thành cái tôi, thể hiện sự độc lập, mẹ nên trao quyền cho con tự quyết, đừng tạo sự ép buộc khiến con có phản ứng ngược lại.

Những hoạt động cần kiên nhẫn cũng có ích trong việc giáo dục trẻ mang gene "chiến binh". Ảnh: Shutterstok

Các xét nghiệm gene cũng giúp mẹ khám phá về những tính cách bẩm sinh của con, hiểu rõ con hơn để có thể giáo dục phù hợp. Thạc sĩ Ngọc Nữ chia sẻ thêm, khi biết con có những gene MAOA thì có nhiều các để giúp con, trong đó phổ biến là tập thể dục thường xuyên và nhận đủ ánh sáng mặt trời. Các hoạt động ngoài trời được khuyến nghị. Bổ sung magie và kẽm sẽ rất hiệu quả trong việc tăng các hoạt động của gene MAOA.

Kim Uyên

Trong xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều người bị rối loạn cảm xúc. Rối loạn cảm xúc là một chứng bệnh không ổn định về trạng thái cảm xúc, thường khởi phát ở người trẻ trong khoảng từ 20 – 30 tuổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân sâu xa của rối loạn cảm xúc cũng như lời khuyên trong việc cân bằng cảm xúc. 

Rối loạn cảm xúc là gì?

Rối loạn cảm xúc là các trạng thái cảm xúc trở nên trầm trọng quá mức so với bình thường. Khi bị rối loạn cảm xúc, con người ít có khả năng kiểm soát được cảm xúc.

Rối loạn cảm xúc có rất nhiều dạng. Trong đó, hai chứng rối loạn cảm xúc thường gặp nhất của con người là trầm cảm và rối loạn lưỡng cực.

Rối loạn cảm xúc 

Các dấu hiệu rối loạn cảm xúc

1. Cảm xúc ức chế [trầm cảm]

Dạng phổ biến nhất của rối loạn cảm xúc hiện nay đó là trầm cảm. Nếu bạn có ít nhất 5 trong những triệu chứng sau, trong đó có ít nhất triệu chứng 1 hoặc 2; và các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tuần. Khi đó,  bạn cần được gặp bác sĩ để được điều trị thích hợp.

1.1. Trạng thái u uất kéo dài cả ngày

Nét mặt trở nên đơn điệu, luôn buồn bã. Các nếp nhăn giảm nhiều thậm chí mất hết nếp nhăn. Một số người than phiền rằng không còn nhiệt tình, không còn cảm giác gì. Hoặc luôn trong tình trạng lo âu. Nhiều bệnh nhân lại có trạng thái tăng kích thích [dễ cáu gắt, dễ khó chịu với một lỗi lầm nhỏ].

1.2. Giảm hoặc mất mọi hứng thú

Các bệnh nhân cho rằng họ đã mất hết các sở thích. Họ thường trả lời “Tôi không thích gì bây giờ cả”. Tất cả các sở thích trước đây của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nặng nề, kể cả ham muốn tình dục.

1.3. Giảm cân đáng kể không phải do ăn kiêng

Người bệnh cảm thấy chán ăn, mất cảm giác ngon miệng. Họ có thể không hề thấy đói mặc dù cả ngày không ăn gì. Với một số trường hợp, bữa ăn trở thành gánh nặng ép buộc với họ. Dù rất cố gắng, người bệnh trầm cảm chỉ ăn được rất ít so với lúc bình thường.

Ngược lại, ở khoảng 5% số bệnh nhân trầm cảm lại tăng cảm giác ngon miệng và ăn vô độ. Khi đó họ dễ tăng cân và trở thành béo phì.

1.4. Mất ngủ hay ngủ nhiều quá mức

Đa phần bệnh nhân trầm cảm thường bị mất ngủ. Bệnh nhân có thể tỉnh ngủ giữa giấc. Mất ngủ là triệu chứng gây khó chịu rất nhiều cho bệnh nhân. Họ thấy đêm rất dài, trằn trọc mãi mà không ngủ được.

Hiếm gặp hơn, có một số bệnh nhân biểu hiện ngủ quá mức. Họ có thể ngủ tới 12 tiếng mỗi ngày, thậm chí ngủ nhiều hơn nếu không có công việc gì. Ngủ nhiều gặp ở 5% số bệnh nhân trầm cảm và thường phối hợp với triệu chứng ăn nhiều.

Mất ngủ có thể dẫn tới rối loạn cảm xúc

1.5. Rối loạn trong vận động [bồn chồn hoặc chậm chạp]

Các hành vi rối loạn này được nhận thấy bởi người khác chứ không phải chỉ là cảm giác của bệnh nhân. Người bệnh trầm cảm có thể trở nên bồn chồn lo âu, đứng ngồi không yên. Họ vận động liên tục mà không có mục đích rõ ràng. Một số lại trở nên chậm chạp [nói chậm, cử động chậm, nói nhỏ, ít từ, nội dung nghèo nàn]. Có thể nằm lì trên giường cả ngày mà không hoạt động gì.

1.6. Mệt mỏi, mất năng lượng hầu như mỗi ngày

Thậm chí chỉ với một công việc rất nhẹ nhàng, người bị trầm cảm cũng cần một sự tập trung và cố gắng nhiều mới hoàn thành được. Ví dụ, một người có thể than phiền rằng việc rửa mặt và mặc quần áo cũng làm họ kiệt sức và cần thời gian nhiều hơn bình thường 2 lần để làm xong.

Khi triệu chứng giảm sút năng lượng xuất hiện trở nên trầm trọng thì bệnh nhân hầu như không thể làm được việc gì [thậm chí cả vệ sinh cá nhân cũng là quá sức với họ].

1.7. Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức

Bệnh nhân cho rằng mình là kẻ vô dụng. Họ luôn nghĩ mình đã làm hỏng mọi việc, trở thành gánh nặng cho gia đình, cơ quan và xã hội. Thậm chí bệnh nhân luôn tự trách móc bản thân chỉ vì những sai lầm rất nhỏ. Nhiều bệnh nhân luôn nghĩ mọi việc không hay xảy ra là do khiếm khuyết của họ. Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi có thể mạnh lên thành hoang tưởng. Ví dụ: một bệnh nhân tin rằng anh ta là sự khốn cùng của thế giới.

1.8. Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định

Bệnh nhân  thường phải cân nhắc rất nhiều thời gian với những việc thông thường. Ví dụ một người nội trợ đã không thể quyết định mua rau muống hay rau cải. Bệnh nhân khó tập trung hoàn thành những việc đơn giản như không thể đọc xong một bài báo ngắn. Hoặc không thể nghe hết một bài hát yêu thích. Hoặc không thể xem hết một chương trình tivi mà trước đây vẫn quan tâm.

Rối loạn trí nhớ ở bệnh nhân thường là giảm trí nhớ gần. Bệnh nhân thường xuyên quên mình vừa làm gì. Ví dụ như không nhớ mình vừa ăn gì, không thể nhớ đã bỏ chìa khoá ở đâu…

1.9. Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát

Mật độ và cường độ của ý định tự sát có thể rất khác nhau. Trong trường hợp nặng, ý nghĩ tự sát tái diễn [1 hoặc 2 lần/tuần], họ có thể cân nhắc kỹ càng và chuẩn bị kĩ trước khi thực hiện.

2. Cảm xúc vui vẻ tột độ [hưng cảm]

Là một trạng thái cảm xúc hoàn toàn đối lập với trầm cảm. Người bệnh trở nên phấn khích quá mức về mặt cảm xúc và hành vi mà không kiểm soát được. Các biểu hiện của hưng cảm bao gồm:

  • Nói nhiều và nhanh hơn bình thường, không kiểm soát được. Nội dung lộn xộn và liên tục thay đổi.
  • Nảy sinh ra những ý tưởng, hành động điên rồ tức thì mà không kịp nghĩ đến hậu quả. Có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân hoặc những người xung quanh.
  • Khó tập trung, giảm nhu cầu ngủ.
  • Ảo tưởng về khả năng của bản thân.
  • Đôi khi bệnh nhân trở nên hung dữ, thích đập phá, châm chọc gây bất hòa.
  • Vẻ mặt rất biểu cảm, đứng ngồi không yên, hay liếc mắt với người khác, ít ngủ, ăn uống ít, thân mật với mọi người thái quá, chi tiêu không tính toán, không biết e thẹn nên hay có những hành vi lỗ mãng, khiêu dâm, đi đứng như là đang đi diễu binh.

Ngoài ra, người bị rối loạn cảm xúc có thể bị rối loạn lưỡng cực. Có nghĩa là tình trạng tâm thần thay đổi bất thường, xen kẽ giữa hưng cảm và trầm cảm. Tâm trạng của người bệnh có thể đột ngột phấn khích quá mức hoặc trầm cảm một cách không kiểm soát.

Rối loạn lưỡng cực

Nguyên nhân gây nên chứng rối loạn cảm xúc

Chứng rối loạn hành vi thường có rất nhiều nguyên nhân. Một số yếu tố gây ra bệnh gồm:

  • Do gen di truyền.
  • Não bị tổn thương hoặc do các chấn thương ở hệ thống dẫn truyền thần kinh ở các vùng khác nhau của não bộ.
  • Rối loạn nội tiết: sự thay đổi bất thường về nội tiết trong cơ thể cũng có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc.
  • Do các tác động từ cuộc sống như quá khứ từng bị lạm dụng, gia đình không hạnh phúc…

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị rối loạn cảm xúc bao gồm:

  • Đã từng bị trầm cảm trước đây.
  • Nữ giới: là nhóm đối tượng dễ bị tác động bởi yếu tố tâm lý.
  • Cuộc sống căng thẳng, ít hoạt động.
  • Người bị bệnh nặng, bệnh nan y, mất trí nhớ.
  • Lạm dụng thuốc, hoặc bia rượu, chất kích thích.

Điều trị rối loạn cảm xúc thế nào?

Việc điều trị thường bắt đầu với biện pháp tâm lý trị liệu. Người bệnh có thể phải uống thuốc nếu bác sĩ thấy cần thiết. Thường thì biện pháp điều trị hiệu quả nhất là kết hợp cả hai.

Về vấn đề trị liệu tâm lý, nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp giao tiếp hoặc hành vi nhận thức rất hữu ích cho những người mắc bệnh trầm cảm.

Sử dụng thuốc

Cần lưu ý rằng thuốc chống rối loạn cảm xúc là con dao hai lưỡi. Khi sử dụng phải theo chỉ định của bác sĩ. Cả người bệnh và người thân trong gia đình cần theo dõi chặt chẽ cả về tâm thần và cơ thể, giấc ngủ.

Liều lượng và cách dùng từng thuốc tùy thuộc vào từng cơ sở điều trị và kinh nghiệm của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc theo người khác vì mỗi người có một liều lượng khác nhau.

Lời khuyên để phòng ngừa các rối loạn cảm xúc

  • Học cách cân bằng, không quá trầm trọng hóa các vấn đề và đón nhận mọi sự cố trong cuộc đời mình một cách nhẹ nhàng hơn.
  • Sống thật với cảm xúc của mình [không cần che giấu hoặc sống ảo]. Khi có sự cố, phải đối đầu với nó bằng một tinh thần đón nhận. Không khoả lấp vấn đề bằng việc trốn tránh hoặc bằng những thú vui tạm thời. Hãy chân thành với suy nghĩ thật của bản thân. Bạn có thể chia sẻ với gia đình, bạn bè tin cậy.
  • Trang bị cho mình kiến thức để biết về bệnh tâm lý. Khi bạn thấy mình bắt đầu rơi vào căng thẳng mất kiểm soát hay có triệu chứng của mất ngủ, của hoang mang, của âu lo… hãy tích cực tìm hiểu về nó để giải quyết.
  • Tập lối sống sinh hoạt điều độ. Việc ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây và rau xanh. Việc tập thể dục mỗi ngày [gym, yoga, đi bộ, bơi lội…] không những giúp nâng cao sức khỏe thể chất mà còn cải thiện tinh thần.

Rối loạn cảm xúc là căn bệnh phức tạp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên đời sống của người bệnh. Biện pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu là sử dụng thuốc và tư vấn, ngoài ra người bệnh còn cần thêm sự trợ giúp của những người thân xung quanh và giáo dục để kiểm soát hành vi. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có được những thông tin hữu ích để tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

Video liên quan

Chủ Đề