Tại sao không nên ủ lò than trong phòng kín

Thói quen sai lầm khi đốt lò sưởi trong nhà khép kín

Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, nhiều người Việt có thói quen đốt lửa, đốt than để sưởi ấm, thế nhưng đốt lửa, đốt than trong các không gian khép kín. Đây thực sự là thói quen không tốt cho sức khỏe, được giới chuyên gia cảnh báo nhiều lần nhưng dường như nhiều người vẫn bỏ ngoài tai.
Ảnh: Nguồn internet
Khi đốt than, chúng ta có nguy cơ bị ngộ độc khí CO, CO2, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người nhất là người già, phụ nữ và trẻ em. Khí CO, CO2 tỏa ra từ bếp than, củi dần dần chiếm trọn không gian phòng kín, rút hết khí oxy, khiến chúng ta không có khí oxy để thở, dẫn đến tử vong. Khí CO khi hít phải sẽ nhanh chóng ngấm vào máu và lấy đi lượng oxy mà máu cung cấp cho cơ thể, dẫn đến đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, cơ thể yếu ớt, buồn nôn, đau ngực và lẫn lộn. Nếu hít phải lượng lớn có thể bất tỉnh, tử vong nhanh. Không thể nhận biết khí than, củi. Khí CO, CO2 không có mùi vị, không gây đau đớn, do đó người bị ngạt khí không có phản ứng tự vệ, may mắn thì được người khác trông thấy và kéo ra cứu sống. Bên cạnh nguy cơ nguy hiểm chết người trên, khả năng bị bỏng do ngã vào bếp than cũng là điều đáng lưu ý.
Để tránh ngộ độc khí đốt lò sưởi người dân cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Tuyệt đối không được đốt than sưởi ấm trong nhà hay bất cứ khu vực nào đóng kín cửa.
- Khi đốt than sưởi ấm cần hé mở một phần cửa sổ là có thể thông gió, không nguy hiểm tính mạng.
- Người dân nên nằm ở những nơi tránh gió, đối với sản phụ, người già yếu, trẻ nhỏ không ra ngoài khi nhiệt độ giảm mạnh vào sáng và tối. Khi trời lạnh nên trang bị mặc đồ giữ ấm đầy đủ.
- Đối với gia đình phải dùng bếp than đun nấu nên đặt ở nơi thông thoáng, không đặt trong phòng ngủ.
Chúng ta cần loại bỏ ngay những thói quen nguy hiểm như đốt lò than ở trong phòng kín, thói quen nằm than của bà mẹ sau sinh để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, không gây cháy nổ trong nhà./.
Tổng hợp và sưu tầm: Linh Trang

TTO -Vừa qua, sự việc về hai người ngạt thở, một cháu nhỏ tử vong do sưởi ấm bằng bếp than ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, đã dấy lên lời cảnh báo về tác hại của những lò than.

  • ​Ba người bị ngạt khí do đốt than sưởi ấm khi ngủ
  • Bé gái 18 tháng tuổi tử vong do đốt than sưởi ấm
Sưởi ấm bằng lò than trong phòng kín là một sai lầm


Theo PGS.BS. Nhan Trừng Sơn thì đây là một việc làm vô cùng sai lầm mặc dù các tỉnh miền Bắc, miền Trung đang phải trải qua thời tiết vô cùng khắc nghiệt.

Lò than hoặc củi muốn cháy đỏ hồng thì cần phải hút khí oxy xung quanh và thải ra khí carbonic. Việc sưởi bằng bếp than, củi trong phòng kín làm không khí không được lưu thông, sinh ra thiếu khí oxy và dư khí carbonic kèm theo hemoglobin trong máu sinh ra carboxyhemoglobin sẽ làm con người bị ngạt thở. Tình trạng này kéo dài dẫn đến chết ngạt.

Sử dụng củi và than sưởi ấm còn sinh ra phỏng, cháy nhà nếu không cẩn thận, đặc biệt là gia đình có trẻ em, người già.

Ngoài ra, một số thành phần hóa học độc hại trong than hoặc củi có thể làm nhiễm độc khi hít vào cơ thể. Đặc biệt là trẻ em, đối tượng có phổi rất nhạy cảm.

Cách giữ ấm cơ thể an toàn nhất là mặc quần áo đúng cách, mặc nhiều lớp quần áo mỏng, áo len hoặc áo phao trần bông khi trời lạnh có gió, luôn giữ ấm cho đầu, tai, mũi, bàn chân, bàn tay. Với thanh thiếu niên, việc luyện tập thể thao thường xuyên cũng là cách để giữ ấm, tăng cường khả năng chịu lạnh và sức đề kháng cho cơ thể.

Nếu cần thiết phải có thiết bị sưởi ấm thì nên dùng máy sưởi điện nhưng phải đảm bảo an toàn mạch điện và để xa tầm tay trẻ em. Ngoài ra, ba mẹ có thể dùng máy sấy để sưởi ấm nhẹ bàn chân hoặc bàn tay cho trẻ nhỏ.

Biểu hiện khi ngộ độc khí CO

Nạn nhân bị ngộ độc khí CO sẽ có các biểu hiện như sau: Khởi đầu chỉ là các triệu chứng tản mạn và không đặc hiệu. Nếu ngộ độc nhẹ thường chỉ thấy đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nôn, mệt mỏi, làm người bệnh dễ nhầm là bị nhiễm virut. Ở một số người thấy da bị đỏ nhưng đây là triệu chứng không đặc hiệu.

Ở mức độ ngộ độc vừa: Nạn nhân thấy đau ngực, khó tập trung, nhìn mờ, khó thở khi gắng sức nhẹ, mạch nhanh, thở nhanh, hoại tử cơ, thất điều.

Khi bị ngộ độc nặng thấy đau ngực, hồi hộp, mất định hướng, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, thiếu máu cơ tim, bỏng da, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.

Bệnh nhân có thể bị ngất, tím ở môi và các đầu ngón tay, ngón chân; co cứng tay chân hoặc có những động tác bất thường. Nạn nhân thấy khó thở, thở trào bọt hồng. Tay chân sưng đau, nước tiểu sẫm màu, đỏ và ít dần.

Di chứng thần kinh, tâm thần gặp ở nhiều trường hợp ngộ độc CO, sau khi hồi phục người bệnh thay đổi tính cách, giảm trí nhớ, giảm tập trung, liệt nửa người, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, cử động chậm, tay chân cứng và run, cơ mặt bị liệt. Những biểu hiện này được gọi là hội chứng thần kinh - tâm thần muộn, chiếm tới 40% trường hợp nạn nhân bị ngộ độc khí CO.

Vì sao sưởi than củi có thể gây chết người?

Sưởi ấm bằng than, củi dễ mất mạng

Video liên quan

Chủ Đề