Tại sao lại thu sổ hộ khẩu

Ảnh minh họa

Ngày mai [1.7], Luật Cư trú có hiệu lực thi hành. Trong nội dung của Luật có nêu về 9 trường hợp bị thu hồi sổ hộ khẩu giấy.

Sổ hộ khẩu hiện là loại giấy tờ quan trọng liên quan đến công chứng, sang tên, chuyển nhượng. Vì vậy, nhiều người dân thắc mắc nếu họ thuộc trường hợp phải thu hồi sổ hộ khẩu, thì có ảnh hưởng đến việc công chứng hay không.

Ông Nguyễn Anh Khôi - Trưởng Văn phòng Công chứng Nguyễn Khôi [Hà Nội] cho hay, với những trường hợp vẫn còn hộ khẩu thì khi đi làm giao dịch vẫn phải mang loại giấy tờ này.

Theo ông Khôi, Luật Cư trú có hiệu lực từ ngày mai [1.7], song những hướng dẫn triển khai xuống địa bàn là chưa có hướng dẫn cụ thể. Bộ Tư pháp cũng chưa có hướng dẫn liên quan về việc khi ký hợp đồng giao dịch.

"Vì vậy, các mẫu hợp đồng giao dịch mà Bộ Tư pháp ban hành trước đó vẫn còn hiệu lực. Cho nên, công dân đi làm vẫn mang hộ khẩu đi".

Nếu công dân rơi vào một trong 9 trường hợp mà phải thu hồi lại sổ hộ khẩu và không còn sổ hộ khẩu nữa khi đó phải lấy giấy xác nhận tại địa phương có hộ khẩu thường trú tại đó.

Nếu như trong thẻ căn cước công dân gắn chip mà văn phòng khai thác được thông tin đó thì không cần phải yêu cầu người ta cung cấp giấy tờ này.

Hiện tại các văn phòng công chứng chưa được cấp quyền truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chỉ có quét thông tin qua mã vạch trên thẻ căn cước công dân gắn chip để thu thập một số thông tin cơ bản.

Theo ông Khôi, với trường hợp cụ thể, người dân không còn hộ khẩu giấy khi đi công chứng, văn phòng sẽ yêu cầu họ phải có xác nhận của công an địa phương nơi cư trú.

Hiện tại, công chứng liên quan đến giao dịch chuyển nhượng, sang tên nhiều. Các văn phòng đất đai hiện cũng chưa được hướng về việc thay thế hộ khẩu bằng các loại giấy tờ nào khác.

Ông Khôi cho biết, Luật Cư trú có hiệu lực song các văn bản hướng dẫn dưới luật để thực hiện hàng ngày liên quan đến công chứng sang tên là chưa có hướng dẫn.

Trong trường hợp, người dân không xuất trình được hộ khẩu để làm thủ tục sang tên thì họ phải cung cấp được giấy tờ xác nhận của chính quyền địa phương [công an phường, xã, quận, huyện…] công dân này thường trú tại đây.

Trước việc người dân khi không có hộ khẩu giấy thì có ảnh hưởng đến công việc, ông Khôi cho rằng, công chứng vẫn diễn ra thường xuyên, hàng ngày.

Việc không có sổ hộ khẩu giấy đó chỉ ảnh hưởng đến sao y giấy tờ từ bản gốc hộ khẩu. Ví dụ không có hộ khẩu gốc thì không được sao y từ sổ hộ khẩu gốc…

Theo điều 38, Luật Cư trú [sửa đổi], kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31.12.2022.

Theo Điều 38 của Luật Cư trú và khoản 2 Điều 26 Thông tư 55 do Bộ Công an ban hành, chỉ khi người dân đi làm các thủ tục sau, dẫn đến thay đổi các thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì mới bị thu hồi hai cuốn sổ này:

1 - Thủ tục đăng ký thường trú,

2 - Thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú,

3 - Thủ tục tách hộ,

4 - Thủ tục xóa đăng ký thường trú,

5 - Thủ tục đăng ký tạm trú,

6 - Thủ tục gia hạn tạm trú,

Và cuối cùng, 7 là Thủ tục xóa đăng ký tạm trú.

Như vậy, kể từ ngày 01/7/2021, khi đi làm một trong 7 thủ tục nêu trên, người dân mới bị thu hồi Sổ hộ khẩu, không phải thu hồi tất cả Sổ hộ khẩu trên cả nước như nhiều người đang hiểu lầm. Nếu bạn không đi làm các thủ tục nêu trên, thì tức là không thuộc trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu và Sổ của gia đình bạn vẫn có giá trị sử dụng bình thường đến hết năm 2022.  Còn với những trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu, cũng đừng lo lắng, mọi thủ tục, giao dịch của bạn từ ngày 01/7/2021 vẫn được tiến hành bình thường. Vì mọi thông tin về cư trú của bạn trước đây được lưu trong Sổ hộ khẩu, thì nay được lưu giữ và có thể khai thác trong Cơ sở dữ liệu cư trú.  

Xem thêm: Thu hồi Sổ hộ khẩu, người dân giao dịch bằng cách nào?  


 

Không thu hồi Sổ hộ khẩu đồng loạt từ 01/7/2021 [Ảnh minh họa]


Cũng không thu hồi đồng loạt CMND kể từ ngày 01/7/2021 

Vừa qua, một số thông tin về việc từ ngày 01/7/2021, chứng minh nhân dân cũ sẽ hết giá trị sử dụng, bị thu hồi và phải chuyển sang Căn cước công dân gắn chip khiến nhiều người hoang mang.

Cũng khẳng định rằng đây là thông tin hoàn toàn không chính xác!

Theo Thông tư 59/2021 của Bộ Công an hướng dẫn chi tiết Luật Căn cước công dân, chỉ khi người dân đi làm thủ tục đổi CMND sang Căn cước công dân gắn chip thì mới bị thu hồi CMND cũ. Còn nếu không đi đổi, bạn vẫn sử dụng CMND bình thường, miễn là CMND của bạn còn hạn sử dụng hoặc không bị hư hỏng. 

Bạn cũng cần lưu ý, nếu thuộc 01 trong 05 trường hợp sau, bạn bắt buộc phải đi đổi CMND sang căn cước công dân gắn chip:

1- CMND hết thời hạn sử dụng;

2- CMND bị hư hỏng không sử dụng được;

3- Bạn thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh

4- Bạn thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Và 5, Bạn thay đổi đặc điểm nhận dạng trên CMND cũ.

Nếu không thuộc 05 trường hợp trên và không có nhu cầu đổi sang Căn cước công dân gắn chip, bạn vẫn sử dụng CMND của mình bình thường cho đến khi hết hạn. Riêng thời hạn về CMND, bạn cần lưu ý CMND có thời hạn 15 năm, kể từ ngày cấp.  Như vậy, bạn đã có thể yên tâm về việc không bị thu hồi đồng loạt Sổ hộ khẩu, CMND từ ngày 01/7/2021. Sổ hộ khẩu, nếu không thuộc trường hợp bị thu hồi, vẫn được tiếp tục sử dụng đến hết năm 2022, còn CMND, nếu không đi đổi sang Căn cước công dân gắn chip, vẫn được tiếp tục sử dụng đến khi hết hạn.

Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được giải đáp.  

Thông tin chuẩn về thu hồi Sổ hộ khẩu, CMND từ 01/7/2021 [Bản Video LuatVietnam]


>> Có đúng bỏ sổ hộ khẩu từ ngày 01/7/2021? 

>>  Chính sách mới quan trọng có hiệu lực tháng 7/2021 

Luật sư cho tôi hỏi, Sổ hộ khẩu giấy của tôi đã bị thu, đối với trường hợp giao dịch nhà đất mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tôi phải chứng minh nơi cư trú thì tôi phải làm sao? [Bích Nga]

Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh tư vấn:

Theo Luật Cư trú năm 2020 [có hiệu lực từ ngày 01/7/2021] đã bãi bỏ Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy. Khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú năm 2020 quy định, khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Như vậy, đối với trường hợp người dân đã bị thu Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy nhưng đi làm các thủ tục hành chính [giao dịch nhà đất và các thủ tục khác] cơ quan, tổ chức yêu cầu chứng minh nơi cư trú thì người dân cần phải thực hiện thủ tục xác nhận thông tin về cư trú.

Căn cứ Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06 ngày 06/7/2021 của Bộ Công an, trình tự, cách thức thực hiện thủ tục xác nhận thông tin về cư trú như sau:

Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ [Tờ khai thay đổi thông tin cư trú mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA].

Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần [trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật].

Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ xác nhận thông tin về cư trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người đăng ký.

- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho người đăng ký.

- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người đăng ký.

Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú [nếu có].

Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cấp xác nhận thông tin về cư trú cho công dân trong thời hạn 01 ngày làm việc với trường hợp thông tin có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và trong thời hạn 03 ngày làm việc với trường hợp cần xác minh; trường hợp từ chối giải quyết xác nhận thông tin về cư trú thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Việc người dân đi làm thủ tục xác nhận thông tin về cư trú chỉ thực hiện trong giai đoạn hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được kết nối, chia sẻ thông tin với các cơ sở chuyên ngành. Khi hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoàn thành, kết nối thông suốt giữa các cơ quan, tổ chức, địa phương, thì chỉ cần sử dụng số định danh cá nhân là có thể xác định được thông tin cư trú và lúc đó không cần thực hiện thủ tục xác nhân thông tin về cư trú.

Video liên quan

Chủ Đề