Vì sao nói pháp luật có tính phổ biến

Ta định nghĩa: “Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội” 1 Pháp luật ra đời cùng sự ra đời của nhà nước, gắn liền với nhà nước. Theo học thuyết Mác Lênin, pháp luật chỉ ra đời, tồn tại trong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của xã hội đó. Nói đến bản chất của pháp luật trước hết phải nói đến tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không mang tính giai cấp.

Sở dĩ nói pháp luật có tính giai cấp bởi: Khi xã hội có sự phân chia con người thành các giai cấp, các lực lượng xã hội khác nhau thì bao giờ cũng có một giai cấp hay một lực lượng cầm  quyền, lãnh đạo xã hội. Ngay từ trong nguồn gốc ra đời, nhà nước và pháp luật là những hiện tượng không thể tách rời. Cùng với nhà nước, pháp luật cũng là một công cụ nằm trong tay giai cấp hay lực lượng đó để thực hiện và bảo vệ quyền quyền và địa vị thống trị cũng như lợi ích của lực lượng này. Nhà nước và pháp luật chỉ là sản phẩm của xã hội có giai cấp.

Tính giai cấp của pháp luật được thể hiện trên hai phương diện chủ yếu sau:

– Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội. Theo nghĩa thông thường, ý chí được hiểu là “Khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình khắc phục khó khăn nhằm đạt mục đích đó”

2 .Ý chí là khả năng đặc thù của loài người vì các loài động vật khác chỉ hành động theo bản năng mà không có ý chí còn con người khi đã có khả năng nhận thức đầy đủ thì hành vi của họ luôn nhằm đạt tới một mục đích nhất định.

Các giai cấp thống trị lực lượng cầm quyền trong lịch sử đều theo đuổi mục đích củng cố và bảo vệ quyền thống trị của mình, chúng tìm mọi cách để đạt mục đích đó. Một trong những cách hiệu quả nhất là biến ý chí của chúng thành ý chí của nhà nước và từ ý chí của nhà nước sẽ thể hiện thành các qui định cụ thể của pháp luật, tức là thành các quy tắc xử sự có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoăc thực hiện trong toàn xã hội.

C. Mác và Ănghen khi nghiên cứu về pháp luật tư sản đã đi đến kết luận: Pháp luật tư sản chẳng qua chỉ là ý chí của giai cấp tư sản được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung của nó là do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp tư sản quyết định.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

3 Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hoá thành ý chí của nhà nước. Ý chí đó được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật do nhà nước cơ quan có thêm  quyền ban hành. Nhà nước ban hành và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện.

Xem thêm: Quá trình chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác của công nhân

– Pháp luật là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích của giai cấp thống trị. Mục đích của pháp luật trước hết là nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng tới các quan hệ xã hội phát triẻn theo một “trật tự” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị.

Pháp luật là sự thể chế hoá nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu, chính sách, đường lối chính trị của lực lượng cầm quyền, giúp cho lực lượng này thực hiện được quyền lãnh đạo của nó đối với toàn xã hội. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.

Trong pháp luật có nhiều qui định thể hiện tính giai cấp của nó như: các qui định thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữ tài sản, quyền thống trị về chính trị và tư tưởng, quyền lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của lực lượng cầm  quyền; xác lập hệ tư tưởng thống trị trong xã hội…

Bản chất giai cấp là thuộc tính chung của bất kì kiểu pháp luật nào nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những nét riêng và cách biểu hiện riêng. Ví dụ: Pháp luật chủ nô công khai qui định quyền lực vô hạn của chủ nô, tình trạng vô quyền của nô lệ. Pháp luật phong kiến công khai qui định đặc quyền, đặc lợi của địa chủ phong kiến cũng như quy định các chế tài hà khắc dã man để đàn áp nhân dân lao động.

Trong pháp luật tư sản, bản chất giai cấp được thể hiện một cách then trọng, tinh vi dưới nhiều hình thức như quý định về mặt pháp lý những quyền tự do, dân chủ… nhưng thực chất pháp luật tư sản luôn thế hiện ý chí của giai cấp tư sản và mục đích trước hết nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản. Pháp luật XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhânvà nhân dân lao động, là công cụ để xây dựng một xã hội mới trong đó mọi người đều được sống tự do, bình đẳng, công bằng xã hội được đảm bảo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình “Lý luận nhà nước và pháp luât” – ĐH Luật HN, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội 2009, trang 66

[2] Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng 2002, trang 1167

Xem thêm: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

[3] Mác-Ănghen, Tuyển tập, Tập 1 Nxb Sự thật, Hà Nội 1980, trang 262, 263

Giáo trinh lý luận nhà nước và pháp luật – Đại học Luật Hà Nội. Nxb Công An nhân dân. Hà Nội 2009

Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Khoa Luật ĐH Quốc gia

Những nội dung cơ bản của môn học Lý luận về nhà nước và pháp luật – Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Thị Hồi và Lê Vương Long [chủ biên] – nxb GTVT, Hà Nội 2008

Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Nguyễn Văn Động – Nxb Giáo dục, Hà Nội 2008

Hỏi đáp những tri thức cơ bản môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật – TS. Trần TháI Dương – Nxb Tư Pháp, Hà Nội 2004

Trong cuộc sống có thể thấy pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó không chỉ cần thiết đối với Nhà nước mà còn đối với mỗi công dân. Đặc biệt những dấu hiệu đặc trưng của pháp luật tạo nên sự khác biệt so với phong tục tập quán. Trong đó nổi bật là tính quy phạm phổ biến của pháp luật. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Có thể thấy định nghĩa của pháp luật có chứa đựng các yếu tố như:

Thứ nhất, Pháp luật được xác định là hệ thống các quy tắc xử sự chung. Bao gồm các quy phạm mang tính pháp luật và tính đạo đức. Chúng được áp dụng trên phạm vi cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.

Thứ hai. Pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện. Tức là đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng. Chủ thể không có quyền đặt ý chí chủ quan của mình vào quyết định là thực hiện hay không.

Thứ ba, Con đường hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận đối với những tập quán, tiền lệ đã có sẵn và được nâng lên thành pháp luật.

Thứ tư, Bản chất nội dung của pháp luật là nhằm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.

Pháp luật mang tính phổ biến vì nó được xây dựng và áp dụng cho mọi người. Hiến pháp quy định công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Do đó, pháp luật mang tính quy phạm phổ biến là hoàn toàn đúng đắn.

Nói đến pháp luật là nói đến tính quy phạm phổ biến. Tức là nói đến tính khuôn mẫu, mực thước, mô hình xử sự có tính phổ biến chung.

Trong xã hội không chỉ pháp luật có thuộc tính quy phạm. Đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, các điều lệ của các tổ chức chính trị – xã hội và đoàn thể quần chúng đều có tính quy phạm. Cũng như pháp luật, tất cả các quy phạm trên đều là khuôn mẫu, quy tắc xử sự của con người.

Nhưng khác với đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo và điều lệ. Tính quy phạm của pháp luật mang tính phổ biến. Đây chính là dấu hiệu để phân biệt pháp luật và các loại quy phạm nói trên.

Thuộc tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện ở chỗ:

+ Là khuôn mẫu chung cho nhiều người.

+ Được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian rộng lớn.

Thứ nhất, pháp luật là khuôn mẫu chung cho nhiều người.

Pháp luật chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ thể. Nói cách khác, pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước. Thông qua pháp luật, nhà nước cho phép người dân được làm gì, không cho phép họ làm gì. Hay thậm chí là bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào…

Như vậy khi nói đến pháp luật thì thường sẽ nói đến những quy phạm mang tính phổ biến. Tức là nói đến những khuôn mẫu chung và có tính phổ biến. Trong xã hội hiện nay không chỉ pháp luật có tính quy phạm mà đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, các tổ chức chính trị-xã hội đều có tính quy phạm.

Thứ hai, pháp luật được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian rộng lớn.

Pháp luật được áp dụng nhiều lần vì đây là quy định được đặt ra để đưa ra chuẩn mực chung trong hầu hết các trường hợp. Luật đã quy định rõ ràng nên dù một hành vi thực hiện vào khoảng thời gian nào cũng đều đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật.

Nếu tập quán chỉ được áp dụng cụ thể ở một vùng miền nhất định thì pháp luật được áp dụng rộng rãi. Pháp luật áp dụng cho cả mọi miền đất nước không phân biệt dân tộc, giới tính…

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung. Chúng do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc thừa nhận. Bên cạnh đó mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế. Việc làm này nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của mọi người.

Pháp luật có các đặc trưng cơ bản sau:

  • Tính quy phạm phổ biến.
  • Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
  • Tính bắt buộc chung

Để ban hành ra được pháp luật thì phải trải qua rất nhiều các quy trình, thủ tục phức tạp với sự tham gia làm việc của rất nhiều các chủ thể như các tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước để đảm bảo được nội dung của pháp luật luôn có tính chặt chẽ, khả năng áp dụng rộng rãi.

Ngoài việc ban hành pháp luật thì nhà nước còn có thể thừa nhận những tập quán trong xã hội bằng cách là ghi nhận những tập quán đó trong luật thành văn.

Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật được quy định rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ. Chúng được quy định trong từng điều khoản để tránh việc hiểu sai dẫn đến việc lạm dụng pháp luật.

Việc quy định cụ thể như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện pháp luật của người dân cũng như việc áp dụng và giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Do pháp luật là quy tắc xử sự chung trong toàn xã hội nên được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ giáo dục, thuyết phục rồi đến cưỡng chế.

Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp như đã nêu ở trên  trong đó có các biện pháp cưỡng chế của nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm thực hiện pháp luật của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội.

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Tính quy phạm phổ biến của pháp luật”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Bệnh cạnh đó, nếu có thắc mắc về thủ tục hành chính, giấy tờ về luật như hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, đăng ký bảo hộ thương hiệu, xác nhận hôn nhân,….xin vui lòng liên hệ tới luật sư X thông qua số điện thoại: 0833102102.

Quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành hoặc công nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng hành chính là gì?

Các mối quan hệ về trình tự, thủ tục… phát sinh trong quá trình Tòa án hành chính giải quyết các vụ án hành chính.

Phương pháp điều chỉnh của pháp luật?

Phương pháp mệnh lệnh, quyền lực, phục tùng.Phương pháp bình đẳng thỏa thuận.Phương pháp điều chuẩn kết hợp,

Video liên quan

Chủ Đề