Tại sao lại trung tiện nhiều

Xì hơi nhiều và không có mùi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Chào em,

Thực tế, ai cũng phải “xì hơi” vì nó chứng tỏ đường tiêu hóa hoạt động tốt.Về bản chất thì “xì hơi” nhiều không phải là bệnh. Tuy nhiên, với một số người thì “xì hơi” nhiều, liên tục lại là biểu hiện của một số bệnh về đường ruột, đặc biệt là mới bị xì hơi nhiều gần đây, trước giờ không có như vậy.

Nếu như em có bất kỳ các bất thường nào kèm theo việc xì hơi như đau bụng, tiêu chảy, tiêu bón, tiêu ra máu, sụt cân, thiếu máu, sốt... thì nguyên nhân có thể là các bệnh lý nguy hiểm như viêm ruột, ung thư...

Các nguyên nhân lành tính của xì hơi nhiều gồm viêm dạ dày, hội chứng ruột kích thích, loạn khuẩn ruột, nhiễm giun sán... và phần lớn là do nguyên nhân từ thực phẩm ăn vào, gồm chế độ ăn nhiều tinh bột, khoai, đậu, mì gói, nước có gas, trứng, rượu, đường nhân tạo...Để giảm xì hơi, em nên khám chuyên khoa Tiêu hóa để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp, điều chỉnh lại chế độ ăn, hạn chế ăn đồ chua cay nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, café, bia rượu và các thực phẩm làm tăng tạo hơi đường ruột, có thể dùng thêm probio hay sữa chua mỗi ngày để bổ sung vi khuẩn đường ruột.Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> “Xì hơi” nhiều lần trong ngày có phải là bệnh?

>> “Xì hơi” nhiều, khi nào là bệnh?

Trung bình mỗi ngày, con người thải khí khoảng 20 lần. Sự đầy hơi gây ra bởi bao tử và đường ruột chứa quá nhiều không khí và mọi người đều có chứa khí trong đường dạ dày – ruột. Vì vậy, nếu lo ngại về việc “xì hơi” quá nhiều thì bạn có thể yên tâm rằng những người khác cũng tương tự như vậy.Nhiều người thường bị khó tiêu, dẫn tới đánh rắm nhẹ bởi lactoza có trong các sản phẩm làm từ sữa. Sự đầy hơi có thể do cơ thể không thể tiêu hóa một số chất dinh dưỡng nhất định, hoặc lượng lactoza tương xứng. Nếu như bạn không bị dị ứng với sữa nhưng lại bị đầy hơi sau khi ăn sữa chua, sữa và phô mai thì có thể cơ thể bạn cũng rất nhạy cảm với chúng, dẫn tới “xì hơi”.

Nếu gặp một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn như trung tiện kèm theo tiêu chảy, giảm cân ngoài ý muốn, đau bụng, chảy máu, hoặc nôn mửa,  có thể bạn đang bị viêm loét đại tràng, bệnh Celiac đường ruột, tiêu chảy cấp. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để khám chữa, tìm đúng nguyên nhân.

Tuy rằng trung tiện là nhu cầu hết sức tự nhiên của cơ thể nhưng nó lại có thể khiến nhiều người bẽ mặt ở chốn công cộng. Nếu như bạn muốn hạn chế tần suất “xì hơi”, hãy thử thực hiện các cách sau:- Đừng nên nhai quá nhiều kẹo cao su;

- Ăn chậm, nhai kỹ;
- Tránh uống các lọai thức uống chứa nhiều cacbonat;
- Tránh sử dụng đường hóa học;
- Đừng nên ăn nhiều bông cải xanh, đậu, bắp cải, vì những loại thực phẩm này sẽ khiến bạn xì hơi nhiều hơn;
- Không nên sử dụng các sản phẩm làm từ sữa, đặc biệt khi bạn khó hấp thụ đường lactose có trong sữa;
- Tập luyện thể dục thể thao.

Thực sự, tôi rất xấu hổ và mặc cảm. Nhiều lúc ngượng chín mặt vì khi ở giữa đám đông mà mình thì cứ phát ra tiếng “ít, ít.. ủm, ủm”, rồi sau đó là thứ mùi kì dị bốc ra. Nhiều khi tôi cũng cố nhịn nhưng khốn nỗi, càng nhịn thì lúc hơi xì ra, tiếng kêu càng dài, càng to hơn.

Vì thế, mỗi khi đến cơ quan hay chỗ đông người, tôi không bao giờ dám ngồi gần ai. Hiện tượng này có thể là tôi có từ lúc còn nhỏ, nhưng khi đó, tôi không để tâm lắm.

Liệu có phải là tôi bị bệnh gì không? Nếu là bệnh thì tôi phải chữa thế nào?

[Độc giả Trung Hòa ở Thanh Trì, Hà Nội]


Ăn nhiều các loại ngũ cốc, chất bột, dầu mỡ cũng dễ xì hơi nhiều

BS Cao Đức Hy, Nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội chia sẻ:

“Xì hơi” hay còn gọi là trung tiện, là do nguồn thức ăn khi chưa tiêu hóa hết ở dạ dày xuống đại tràng được các vi khuẩn tiếp tục phân hủy và bài tiết ra khí thải, chúng tích tụ đến một lúc nào đó quá nhiều và phải thoát ra ngoài qua hậu môn.

Ở một số người, do thiếu một số men phân hủy alpha - galactosides [là một loại đường có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc] nên khi chất đường này xuống tới ruột già thì bị các vi khuẩn phân hủy và sinh ra nhiều hơi, dẫn đến tình trạng xì hơi liên tục... vì hơi bị nhiều hơn người khác.

Như vậy, có thể nói nguyên nhân chính của hiện tượng “xì hơi” quá nhiều phần lớn là do thói quen ăn uống.

Hằng ngày, nếu ăn quá nhiều chất bột, dầu mỡ và ít chất xơ, rau xanh, trái cây, đặc biệt là những ai thường xuyên ăn khoai lang, khoai tây, mì tôm thì thường dễ “xì hơi” nhiều hơn.

Một số trường hợp do ăn quá nhanh, đường ruột sẽ chứa nhiều không khí thì cũng dẫn tới tình trạng “xì hơi” nhiều lần.

Thực tế, ai cũng phải “xì hơi”. Vì nó chứng tỏ quá trình tiêu hóa hoạt động tốt.

Về bản chất thì “xì hơi” nhiều không phải là bệnh. Tuy nhiên, với một số người thì “xì hơi” nhiều, liên tục lại là biểu hiện của một số bệnh về đường ruột như: Rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, hội chứng kích thích ruột...

Trong trường hợp bị viêm ruột già thì thường kèm theo các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy có khi đi cầu ra máu, nóng sốt.

Hội chứng ruột bị kích thích cũng có thể gây nhiều hơi nhưng cũng kèm theo các triệu chứng khác như: đau hay khó chịu ở bụng, táo bón hay tiêu chảy hoặc vừa tiêu chảy vừa bị táo bón.

Nếu bạn Hòa bị xì hơi thường xuyên, liên tục, thậm chí tới 20 lần/ngày thì nên tới bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để khám và điều trị. Vì dấu hiệu xì hơi của bạn đã thành bệnh.

Theo Thu Nguyên

Khoa học & Đời sống

Chuyên gia tư vấn bệnh lý Lương y: Ngô Trí Tuệ

Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Cập nhật vào lúc 05:24 chiều ngày 26 Tháng Một 2022

Trung tiện được hiểu như thế nào? Đây là một thuật ngữ được dùng trong y học để mô tả phản ứng cơ thể thải khí ra khỏi ruột thông qua đường hậu môn. Trung tiện được nói giảm nói tránh là “xì hơi”, “thả bom”,… Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến phản ứng này đó chính là do thành phần thức ăn mà bạn nạp vào cơ thể và quá trình tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về “trung tiện là gì” trong bài viết này nhé!

Trung tiện là gì?

Trung tiện là một danh từ dùng trong y học để chỉ phản ứng thải khí ra khỏi ruột qua đường hậu môn của cơ thể. Ngoài bắc thường hay gọi là “xì hơi”, “đánh rắm”, còn trong Nam thì hay gọi là địt, thả bom.

Khi trung tiện, thường sẽ tạo ra một tiếng động, cùng lúc đó, khí hôi thối tích tụ trong ruột già sẽ bị đẩy ra. Mặc dù đây là hoạt động sinh lý cơ bản của con người nhưng đôi khi lại gây bất tiện cho người thực hiện và khó chịu cho những người xung quanh. Trung tiện còn có thể là một dấu hiệu dự báo muốn đi đại tiện hoặc cho biết ruột của người bệnh đã thông sau khi cắt ruột thừa, qua phẫu thuật.

Trung tiện giúp thoát khỏi tình trạng đầy bụng, có tác động tốt tới đường ruột và giúp cảnh báo một số bệnh.

Nguyên nhân gây nên trung tiện là gì?

Có 2 nguồn gốc tạo nên khí trong ống tiêu hoá: nuốt khí trời và do vi khuần thường trú trong ruột, chủ yếu ở đại tràng sản xuất ra.

Nuốt không khí hiếm khi gây nên đầy hơi quá mức. Nguyên nhân đầy hơi thường gặp là sự tạo khí quá mức của vi khuẩn đường ruột. Các vi khuẩn sản xuất ra khí [hy-drô và/hoặc mê-tan] trong khi tiêu hoá thức ăn, chủ yếu là đường và polysaccharides [như tinh bột, cellulose] mà không được tiêu hoá trong quá trình di chuyển qua ruột non. Các loại đường khó tiêu hoá và kém hấp thu là lactose [đường trong sữa], sorbitol, fructose.

Việc thiếu enzyme lactase lót trong ruột [là đặc điểm di truyền] gây nên kém tiêu hoá. Lactase rất quan trọng vì nó sẽ cắt lactose ra các thành phần nhỏ hơn để có thể hấp thu được. Sorbitol thường được sử dụng làm chất ngọt cho những thức ăn ít calorie. Fructose thường được sử dụng làm chất ngọt trong tất cả các dạng kẹo và thức uống.

Tinh bột là nguồn tạo khí trong ruột khác thường gặp. Tinh bột là polysacchrides được sản xuất từ thực vật và cấu tạo từ đường chuỗi dài. Các nguồn tinh bột rất đa dạng, thường gặp là lúa mì, lúa mạch, khoai tây, bắp và lúa gạo.

Lúa gạo là loại tinh bột dễ hấp thu nhất và một số ít tinh bột từ gạo không được hấp thu sẽ đến tại đại tràng và gặp các vi khuẩn tại đây. Vì thế ăn cơm [gạo] tạo ra một ít hơi. Ngược lại, các tinh bột như lúa mì, lúa mạch, khoai tây và ít phổ biến hơn là bắp đều có một lượng khá lớn đến đại tràng và gặp vi khuẩn. Do đó, các loại tinh bột này tạo ra trong ruột một lượng hơi đáng kể. Nên ăn những thức ăn này dễ bị đánh rắm.

Tinh bột trong hạt gạo toàn phần cho ra nhiều hơi hơn gạo tinh chế. Do đó, sau khi ăn thức ăn làm từ bột lúa mì toàn phần sẽ hình thành nhiều hơi hơn ăn thức ăn làm từ bột lúa mì tinh chế. Có sự khác biệt này là do sự hiện diện của chất xơ trong gạo toàn phần làm chậm sự tiêu hóa tinh bột khi di chuyển trong ruột non. Hầu hết những chất xơ ấy được loại ra trong quá trình đi từ gạo toàn phần đến gạo tinh chất.

Cuối cùng, một số trái cây và rau quả nhất định như cải bắp cũng chứa tinh bột tiêu hoá kém sẽ đến đại tràng và hình thành ra khí. Hầu hết trái cây và rau quả có chứa cellulose, một dạng pholysaccharide khác không thể tiêu hoá được khi đi qua ruột non. Tuy nhiên, không giống với đường và các loại tinh bột, cellulose chỉ được vi khuẩn đại tràng sử dụng rất chậm. Bởi vậy, khí tạo thành sau khi ăn rau và trái cây không nhiều trừ khi loại rau và trái cây đó cũng có chứa loại polysaccharides khác ngoài cellulose.

Một lượng khí nhỏ luôn được nuốt vào và vi khuẩn không ngừng sản xuất ra khí. Sự co cơ ruột bình thường sẽ tống hơi ra khỏi ruột và tạo nên trung tiện. trung tiện ngăn khí tích tụ lại trong ruột. Tuy nhiên, có hai cách khác đưa khí ra khỏi ruột.

Trước hết, khí có thể được hấp thu trong quá trình di chuyển trong ruột vào máu. Khí sau đó được vào máu và cuối cùng thải vào hơi thở. Thứ đến, khí có thể được loại bỏ và được vài loại vi khuẩn khác trong ruột sử dụng. Thực tế là phần lớn khí được vi khuẩn tạo thành trong ruột lại được loại vi khuẩn khác trong ruột loại ra khỏi.

Qua đây, chắc hẳn bạn đã biết được trung tiện là gì. Nếu có thắc mắc nào về hiện tượng này, bạn có thể liên hệ qua số hotline: 0876.37.8866 hoặc để lại thông tin trong form dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn!

Video liên quan

Chủ Đề