Tại sao mận nóng

Mận hay mận bắc [prunus salicina] là loại trái cây nhiệt đới bản địa miền bắc Việt Nam và Trung Quốc. Mận được trồng để lấy quả. Quả mận thuộc loại quả hạch có đường kính 4 – 7cm. Mận cho thu hoạch vào mùa hè. Khi chín có màu đỏ, được dùng để ăn tráng miệng, làm mứt hoặc làm rượu mận.

Theo đông y, quả mật có vị ngọt chua, tính bình, quy vào hai kinh can, thận. Ăn mận có tác dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong quả mận có chứa nhiều axit amin như asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C... Mận còn giàu chất xơ, không chứa chất béo cũng như cholestreol xấu. Mỗi quả mận chín có chứa khoảng 30 calo, 5g đường, 0,5g protein và 1g chất xơ nên cũng rất tốt cho người muốn giảm cân.

Tuy nhiên, mận lại bị liệt vào danh sách các loại trái cây có tính nóng. Vậy nên, khi ăn quá nhiều mận có thể sinh ra hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt. Đặc biệt, với những người có cơ địa nóng trong thì không nên ăn quá nhiều mận để tránh phát ban, nổi mụn nhọt.

Cách ăn mận không bị nóng? Chỉ nên ăn mận với mức độ vừa phải và ăn mận sau khi ăn cơm để tránh bị nóng và làm tổn thương dạ dày

Vì là loại trái cây được ưa chuộng nên nhiều người thường xuyên đi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: làm sao ăn mận để không bị nóng? Theo các chuyên gia, trước khi ăn mận người dân cần ngâm trong nước muối loãng từ 15 – 20 phút để đảm bảo loại bỏ được sạch chất bẩn và thuốc hóa học có thể bám bên ngoài quả mận.

Để bạn chế tính nóng của mận khi ăn, người dân chỉ nên ăn mận tươi và không chấm quá nhiều muối, bột canh. Thêm nữa, để giảm tính nóng người dân có thể chuyển sang dùng nước ép mận. Nước ép mận có tác dụng giải khát, thanh nhiệt hiệu quả và tránh nóng trong rất tốt.

Phía các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa từ 5 – 10 quả mận, không nên ăn quá 50 quả mận trong 1 tuần. Bởi hàm lượng đường tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu – vốn là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu khuẩn. Đây chính là nguyên nhân gây mụn nhọt.

Thời điểm ăn mận tốt nhất là 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Để các thành phần dinh dưỡng trong mận phát huy được tác dụng và không gây tác dụng xấu.

Người dân nên ăn mận vào buổi sáng sau khi uống 1 ly nước và ăn sáng. Việc ăn mận đúng cách là điều kiện tiên quyết giúp phòng chống lại tình trạng nóng trong, phát ban, mẩn ngứa, nổi mụn.

2. Tác dụng đối với sức khỏe của mận

Mận được xem là loại trái cây có tính 2 mặt. Nếu ăn đúng cách, đúng lúc sẽ mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe. Song nếu lạm dụng ăn mận quá nhiều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một số tác dụng của mận với con người như sau:

  • Mận chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào

Một trong những lợi ích tuyệt vời của mận là có chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Mận chứa nhiều vitamin C, phytonutrients như lutein, cryptoxanthin, zeaxanthin, neochlorogenic và chlorogenic acid. Các chất này có khả năng làm chậm quá trình lõa hóa, làm da sáng khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Một số nghiên cứu còn chỉ ra, chất chống oxy hóa trong mận có tác dụng hỗ trợ cai nghiện và kéo dài tuổi thọ.

  • Ăn mận giúp hõ trợ tiêu hóa

Mận là một trong những trái cây giàu chất xơ và giúp điều hòa hệ tiêu hóa cực tốt. Kể cả mận tươi hay mận làm mứt đều có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.

Các nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland khuyến khích, trẻ em bắt đầu ăn dặm nên cho ăn mận để bổ sung chất xơ giúp chống lại tình trạng táo bón hiệu quả. Mặt khác, chất xơ trong mận còn giúp thúc đẩy quá trình hoạt động của đường ruột và giữ lượng đường trong máu luôn ổn định.

Cách ăn mận không bị nóng/ Ăn mận vừa phải tốt cho làn da và hệ tim mạch

Nếu ăn mận đúng hàm lượng cho phép có thể giúp hạ thấp mức cholesterol một cách tự nhiên. Sự hiện diện của các chất xơ hòa tan trong mận giúp làm giảm LDL cholesterol bằng can thiệp vào quá trình hấp thụ cholesterol của cơ thể.

  • Ăn mận giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Các flavonoid và thành phần phenol như nthocyanin, axit chlorogenic, quercetin và catechins có trong mận có tác dụng chống viêm trên các tế bào cơ thể khác nhau. Mặt khác, mận còn chứa nhiều vitamin K giúp ngăn ngừa huyết áp cao và giảm nguy cơ bị ngưng tim.

Trong mận có chứa hàm lượng cao vitamin C có tác dụng làm đẹp da và hỗ trợ lưu thông mạch máu. Các nghiên cứu tại Hoa Kỳ chỉ ra, những phụ nữ từ 40 – 70 tuổi ăn mận giúp làm giảm các vết nhăn trên da, khô da và làm chậm quá trình lão hóa.

  • Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Trong quả mận có hàm lượng đường thấp giúp giảm lượng đường trong máu và triglyceride trong cơ thể người bệnh tiểu đường hiệu quả. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ cao trong mận cũng giúp bình thường hóa lượng đường trong máu và được coi là phương thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Ngoài ra, nếu mỗi ngày ăn từ 3 – 4 quả mận còn giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả do các chất chống oxy hóa có trong mận giúp hồi phục các tế bào não bị tổn thương.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Mận bắt đầu vào mùa, tại TP.HCM giá mận khá rẻ chỉ từ 40.000-50.000 đồng/kg, bằng một nửa so với giá mận đầu mùa năm ngoái. Người tiêu dùng cũng trở nên hào hứng khi mua loại quả này.

Chị Thanh Tâm [Gò Vấp, TP.HCM] cho biết giá mận năm nay khá rẻ, nên tranh thủ mua nhiều về ăn và làm nước ngâm uống vào mùa hè. "Mỗi khi vào mùa, nhà tôi thường mua mấy chục ký để ăn và ngâm nước. Gia đình tôi, đặc biệt là các bé rất thích ăn mận, nó là trái cây tốt, nhiều vitamin nhưng ăn nhiều thì sợ nóng, nổi mụn"- chị nói.

Mận ngon nhưng ăn nhiều có tốt?

Không chỉ chị Tâm mà nhiều người dùng cũng tỏ ra lo lắng khi ăn loại quả này vào mùa hè, dù rất yêu thích. Trước vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết mận có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa vì chứa nhiều chất xơ và isatin, sorbitol, giúp điều chỉnh chức năng tiêu hóa.


Mận có nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng ăn nhiều lại gây nóng, hại dạ dày. Ảnh: Ngọc Dung

Ngoài ra, ăn mận còn giúp điều hòa nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón. Chúng còn là loại quả hỗ trợ giảm cân tốt, bởi hàm lượng calo ít, nhưng giàu vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ duy trì trọng lượng cơ thể hiệu quả.

"Tuy nhiên, không phải cứ ăn càng nhiều mận thì càng tốt cho sức khỏe"- PGS-TS Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh. Bà cho biết, ăn nhiều mận, sẽ gây hại cho dạ dày và men răng, nhất là ở trẻ em do hàm lượng axit cao trong mận gây ra. 

Việc ăn mận vào mùa hè cũng dễ gây nhiệt miệng, nóng trong và gây nên mụn nhọt trong cơ thể, do tính nóng, vị chua ngọt của chúng gây ra. "Do đó người có cơ địa nóng trong khi ăn nhiều mận cùng một lúc sẽ không tốt. Bà bầu có thân nhiệt nóng hơn bình thường cũng không được ăn nhiều mận vì có thể sinh phát ban, gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi"- Bà Lâm lưu ý.

Mẹo ăn mận không lo bị nóng trong

Bên cạnh đó, PGS-TS Nguyễn Thị Lâm cũng chỉ ra, việc ăn quá nhiều mận cùng một lúc, người tiêu dùng có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động của thận do chất oxalate có trong mận gây ra, chúng cản trở quá trình hấp thu caxi của cơ thể. Điều này về lâu dài có thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận, nguyên nhân chính gây sỏi thân và sỏi bàng quang.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, để tránh tính nóng của mận, người tiêu dùng chỉ nên ăn tối đa 10 quả một ngày. Trước khi ăn mận nên ngâm trong nước muối pha loãng để an toàn hơn cho sức khỏe. Người tiêu dùng nên chọn những quả mận có lớp phấn trắng bao phủ lớp vỏ ngoài, vỏ của mận ngon thường căng mọng, nhẵn bóng, còn cuống tươi, hoặc nguyên chùm, nắn không bị mềm.

Ngoài ra, để hạn chế tính nóng, người dùng có thể ngâm mận lấy nước ép để pha uống vào những ngày nắng nóng.

Video liên quan

Chủ Đề