Tại sao mặt mọc nhiều mụn

Đáp: Thân chào bạn Phương Tú!

Cám ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng gửi câu hỏi đến chuyên mục Làm đẹp. Với những thắc mắc của bạn về việc tại sao mụn nổi lên ồ ạt và chữa trị như thế nào, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Thực tế cho thấy mụn tự dưng nổi lên nhiều, thường xuất hiện ở các nguyên nhân:

1/ Dị ứng mỹ phẩm: Các loại kem, phấn, sữa rửa mặt, nước tẩy trang... mà bạn sử dụng có thể không phù hợp, hết hạn, chứa hóa chất khiến da bị kích ứng, nổi mụn ồ ạt. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu kỹ xem mỹ phẩm mà mình dùng đảm bảo không và nếu xuất phát từ nguyên nhân này thì cần ngừng sử dụng tất cả các sản phẩm thuốc, hóa mỹ phẩm...

2/ Nội tiết tố rối loạn: Chu kỳ kinh nguyệt, uống thuốc tránh thai, cho con bú, mang thai... dẫn đến nội tiết tố rối loạn làm mụn bùng phát. Nếu do yếu tố đó, bạn giữ da mặt thật sạch sẽ, ăn ngủ nghỉ khoa học, thay thuốc tránh thai bằng bao cao su, tình trạng mụn sẽ giảm.

3/ Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, uống chất kích thích: Các loại đồ ăn và thức uống này kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và làm nóng gan, nên mụn dễ dàng hình thành với số lượng lớn. Tốt hơn hết, bạn hạn chế và cần tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là sẽ thấy được sự thay đổi về sức khỏe, làn da của mình.

4/ Stress, thiếu ngủ: Lo âu, stress, căng thẳng, thức khuya, thiếu ngủ làm tăng mức độ cortisol trong cơ thể, từ đó gây viêm và tăng tiết dầu trên da, kết quả mụn sẽ nổi lên. Giải pháp là bạn phải giữ tinh thần vui vẻ, suy nghĩ tích cực, đi ngủ sớm và ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày để có một cơ thể khỏe mạnh, làn da mịn màng, tươi trẻ.

Lo âu, stress, căng thẳng, thức khuya, thiếu ngủ gây viêm và tăng tiết dầu trên da, kết quả mụn sẽ nổi lên

5/ Chăn, drap và gối nằm bẩn: Vi khuẩn thường tích tụ ở chăn, drap và gối nằm, kèm theo đó là mồ hôi, bã nhờn, bụi bẩn. Việc bạn không vệ sinh định kỳ, trong quá trình ngủ khuôn mặt và cơ thể tiếp xúc với chúng, sẽ làm mụn sinh sôi, viêm nhiễm. Thế nên, bạn hãy cố gắng giặt giũ đều đặn vỏ gối 2 - 3 lần/tuần, chăn và drap mỗi tháng 2 lần, vừa giúp giấc ngủ ngon hơn, vừa ngăn ngừa mụn.

Ngoài ra, không tẩy trang, vệ sinh da mặt kém, thời tiết nắng nóng, thói quen chạm tay lên mặt và nặn mụn, để tóc quá dài... cũng là những tác nhân hàng đầu gây mụn. Khi mụn gây ra bởi các vấn đề này, bạn nên chú ý tẩy trang kỹ lưỡng, rửa mặt 2 - 3 lần/ngày, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, lau mặt sạch lúc ra mồ hôi, không nặn mụn, không dùng tay bẩn chạm vào mặt và buột tóc gọn gàng.

Bên cạnh những lưu ý trên, trường hợp mụn quá nhiều và muốn nhanh chóng hết mụn, bạn hãy tìm cho mình một lọ kem trị mụn có chất lượng tốt, thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, được cơ quan y tế kiểm định. Bạn có thể tham khảo kem trị mụn Sakura do Nhật Bản sản xuất.

Tin liên quan

Mụn là nỗi ám ảnh của nhiều người, vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ vừa gây đau đớn, khó chịu. Thực tế có nhiều loại mụn có đặc điểm, tiến triển và gây tổn thương khác nhau cho da. Trong đó, mụn bọc là loại mụn nặng, khó chữa khỏi và dễ để lại thâm, sẹo. Vậy nguyên nhân gây mụn bọc là gì và cách khắc phục hiệu quả?

1. Mụn bọc là gì?

Nhiều người nhầm lẫn mụn bọc dưới da với mụn trứng cá, tuy nhiên không giống loại mụn thông thường, mụn này chứa nhiều mủ, gây sưng đỏ và đau nặng ở vùng mụn mọc. Mụn bọc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt như cằm, mũi, trán,… nhưng mụn bọc ở má là thường gặp và dễ để lại di chứng nhất.

Mụn bọc vừa gây đau đớn vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Mụn bọc xuất hiện là kết quả của quá trình viêm nhiễm trên bề mặt da, kết hợp với lỗ chân lông bị bã nhờn, bụi bẩn, phấn trang điểm gây bít tắc khiến vi khuẩn Propionibacterium phát triển. Sự xâm nhập của vi khuẩn này gây tổn thương và kích ứng nang lông nặng hơn, dẫn đến mụn bọc hình thành.

Cũng vì thế mà mụn bọc thường có kích thước lớn, cứng và gây đau nhức nặng hơn so với các loại mụn thông thường. Vùng nhân mụn có dịch mủ màu trắng hoặc vàng, có thể nổi rõ hoặc nằm sâu trong da. Nếu xử lý sai cách, mụn bọc có thể bị vỡ ra, gây viêm nhiễm cho các vùng da xung quanh và khiến da bị mụn bọc nặng hơn. Hơn nữa, vùng da mụn bọc đã bị viêm nên nếu không phục hồi tốt, mụn vỡ ra sẽ để lại thâm, sẹo rất khó chữa.

2. Mụn bọc tiến triển như thế nào?

Nhiều người cho rằng khi bị mụn bọc không nên nặn mà để nó tự hết viêm và lặn xuống, thực tế dịch mủ sẽ không biến mất, nếu không xử lý mụn sẽ sớm tái phát trở lại.

Nặn mụn bọc sai cách có thể gây mụn lan rộng

Bạn sẽ thấy mụn bọc thường kéo dài lâu hơn trên khuôn mặt so với các loại mụn khác, bình thường nó sẽ hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn sau:

2.1. Giai đoạn 1

Mụn trứng cá hình thành do bụi bẩn, bã nhờn khiến lỗ chân lông bít tắc, vi khuẩn dễ dàng tấn công gây viêm, biến mụn trở thành mụn bọc mủ. Đa phần mụn ở giai đoạn này khá nhỏ, chưa nhận biết rõ ràng.

2.2. Giai đoạn 2

Tới giai đoạn này, quá trình viêm đã xảy ra khiến mụn sưng to lên, đồng thời bên trong chứa dịch mủ màu vàng hoặc trắng. Dịch mủ này có thể nằm sâu không thấy rõ nhưng gây đau nhức, nhất là khi chạm tay vào mụn. Mụn bọc ở giai đoạn này không nên chạm tay vào hay xử lý vì sẽ khiến mụn bị chai, dễ để lại thâm sẹo khó lành.

2.3. Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn mụn chín, mủ được đẩy lên bề mặt da và có thể vỡ ra. Khi mụn vỡ, không chỉ mủ mà cả máu sẽ tràn ra, khi đẩy ra ngoài hết, da sẽ dần lành lại. Tuy nhiên thâm mụn để lại sau đó kéo dài rất lâu, nếu xử lý không tốt mụn bọc còn để lại sẹo vĩnh viễn.

3. Nguyên nhân gây mụn bọc rất phức tạp

Trong các loại mụn thì mụn bọc là khó xử lý và chữa dứt điểm nhất một phần do nguyên nhân gây bệnh phức tạp, khó loại bỏ triệt để. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến mụn bọc:

Nguyên nhân gây mụn bọc do rối loạn bài tiết

3.1. Rối loạn chức năng bài tiết

Hệ bài tiết chính của cơ thể là gan và thận, khi hai cơ quan này hoạt động kém hiệu quả sẽ khiến độc tố tích tụ và da là một trong những nơi chịu ảnh hưởng. Khi rối loạn chức năng bài tiết, tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn khiến da đổ dầu nhiều, dễ thu hút bụi bẩn, tế bào da chết hình thành mụn. Kết hợp với việc vệ sinh da không tốt, mụn bọc ở mũi, má hay cằm sẽ dễ dàng phát triển.

3.2. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu lành mạnh

Không chỉ tinh thần mà cơ thể bạn cũng có thể gặp phải tình trạng stress khi thận và gan hoạt động kém hiệu quả gây rối loạn các cơ quan khác trong cơ thể. Những thói quen như ngủ muộn, nghỉ ngơi không hợp lý, ăn thực phẩm kém lành mạnh, thời gian làm việc dài,… đều ảnh hưởng đến nội tiết, thậm chí gây nhiễm độc gan, mọc mụn bọc chỉ là 1 trong những hệ lụy gặp phải.

3.3. Nguyên nhân di truyền

Một số người bị mụn bọc rất khó chữa, kéo dài dai dẳng do yếu tố di truyền, song các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác gen liên quan. Nếu mụn bọc do nguyên nhân này, không có biện pháp điều trị triệt để song hầu hết tình trạng này sẽ hết vào một thời điểm nào đó, không kéo dài mãi mãi và có thể cải thiện phần nào nhờ chăm sóc da và chăm sóc sức khỏe tốt.

Mụn bọc là loại mụn khó điều trị, dễ để lại sẹo thâm

Có thể thấy, những nguyên nhân gây mụn bọc đều phức tạp, rất khó loại bỏ triệt để song cần cải thiện từ từ để kiểm soát tình trạng mụn này.

4. Cần làm gì khi mọc mụn bọc để mụn nhanh lành?

Khi mụn bọc xuất hiện, có các biện pháp trị hiệu quả bạn có thể lựa chọn gồm:

4.1. Sử dụng kháng sinh đường uống

Mọc mụn bọc là hậu quả của quá trình nhiễm trùng do vi khuẩn, do đó dùng kháng sinh sẽ giúp giảm sưng viêm và giảm hoạt động của vi khuẩn. Các thuốc kháng sinh phù hợp thường được chỉ định như: minocycline, doxycycline, tetracycline,…

4.2. Sử dụng thuốc tránh thai

Nếu nguyên nhân gây mụn bọc là do rối loạn nội tiết tố, sử dụng thuốc tránh thai có thể điều chỉnh hormone, ức chế testosterone và từ đó giảm sản xuất bã nhờn, giảm tình trạng mụn bọc.

4.3. Dùng sản phẩm trị mụn

Với mụn bọc nói chung, các thuốc bôi trị mụn thông thường thường không đem lại hiệu quả do bản chất là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn. Vì thế, bạn cần tìm đến các sản phẩm chứa benzoyl peroxide, hydrocortisone, salicylic,…

Những loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, thu nhỏ mụn và giảm sưng viêm. Ngoài ra, sử dụng sớm sẽ giúp hạn chế thâm mụn để lại.

1 số loại thuốc bôi giúp giảm viêm, thu nhỏ mụn bọc

4.4. Tiêm thuốc Cortisone

Phương pháp tiêm steroid này có thể áp dụng với các trường hợp mụn cứng, sưng lớn, dịch thuốc loãng được tiêm trực tiếp vào mụn sẽ có tác dụng giảm viêm, khiến mụn xẹp sau vài ngày. Tuy hiệu quả trị mụn tốt song phương pháp này thường gây sẹo cho vùng da mụn, cần phục hồi trong thời gian dài.

Điều trị và kiểm soát nguyên nhân gây mụn bọc là một quá trình dài, cần kết hợp chăm sóc sức khỏe, thay đổi thói quen xấu để cải thiện nội tiết tố từ bên trong và bôi kem, thuốc trị mụn để giảm viêm, giúp mụn nhanh khỏi.

Khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín, tiếp nhận thăm khám và điều trị mọi các vấn đề về da, trong đó có tình trạng da nổi mụn bọc.

Để được tư vấn trực tiếp, khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ các chuyên gia.

Nổi mụn trên da là vấn đề mà hầu hết mọi người gặp phải, không những gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Thực tế không ít trường hợp nổi mụn nhiều trong thời gian dài, người bệnh dù áp dụng nhiều cách chữa trị nhưng không đạt hiệu quả tốt. Nguyên nhân thường do điều trị chưa đúng nguyên nhân gốc rễ. Vậy vị trí nổi mụn nói lên điều gì về sức khỏe của bạn và thường có nguyên nhân do đâu?

1. Mụn hình thành như thế nào?

Mụn thông thường hình thành là kết quả của quá trình bít tắc lỗ chân lông do bã nhờn, bụi bẩn, phấn trang điểm, da chết,... tích tụ trên da. Ngoài ra, mụn bọc mủ hình thành là kết quả của quá trình viêm nhiễm trên bề mặt da, do đó mụn chứa nhiều mủ gây viêm đau nghiêm trọng hơn.

Mụn là vấn đề về da rất thường gặp, nhất là trong tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay

Dựa trên đặc điểm và nguyên nhân hình thành, mụn được chia thành nhiều loại như: mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn mủ, mụn viêm,... Nhiều người cho rằng, nổi mụn trên mặt chủ yếu do nội tiết tố, môi trường ô nhiễm cùng với việc vệ sinh, chăm sóc da chưa đúng cách. Tuy nhiên theo các chuyên gia, mặt nổi mụn ở các vị trí khác nhau trên mặt còn phản ánh những bệnh lý tương ứng.

Dựa trên đặc điểm này, bản đồ mụn được xây dựng, phân thành từng vùng má, tai, trán, mũi, cằm,... có liên hệ mật thiết với các cơ quan bên trong cơ thể. Từ đây, người bệnh có thể tìm ra nguyên nhân dẫn tới nổi mụn trên mặt và điều trị đem lại hiệu quả triệt để, lâu dài hơn.

2. Bác sĩ tư vấn: Vị trí nổi mụn nói lên điều gì?

Mụn có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau. Vậy vị trí nổi mụn nói lên điều gì về sức khỏe?

Những vị trí nổi mụn trên mặt cụ thể dưới đây đang cảnh báo vấn đề sức khỏe tại các cơ quan, bộ phận cơ thể tương ứng sau:

Mụn mọc ở má thường do bụi bẩn và thói quen sờ tay lên má của nhiều người

2.1. Mụn mọc ở má

Má là vị trí có diện tích lớn, thường xuyên tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thói quen đeo khẩu trang, đưa tay lên mặt,... Do đó, mụn mọc ở má khá thường gặp, ngoài nguyên nhân liên quan đến thói quen xấu và môi trường trên, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề liên quan đến gan như: viêm gan, gan nhiễm mỡ, nóng gan, gan yếu,...

Khi gan nhiễm bệnh, chức năng bài tiết và thải độc của cơ thể cũng bị suy giảm, độc tố tích tụ trong cơ thể là nguyên nhân gây mụn. Với tình trạng này, các chuyên gia da liễu khuyên những người đang bị mọc nhiều mụn ở má nên:

  • Bổ sung tăng cường các thực phẩm có tác dụng làm mát gan, hỗ trợ thải độc gan như: bí đao, dưa chuột, khổ qua,...

  • Hạn chế thức uống có cồn hoặc thức uống chứa chất kích thích khiến gan quá tải như: cà phê, rượu, bia,...

Ngoài nguyên nhân liên quan đến gan, có những trường hợp mọc mụn nhiều bên má phải liên quan đến vấn đề sức khỏe ở phổi. Đây có thể là kết quả của quá trình dài tiêu thụ thuốc lá hoặc sống trong môi trường ô nhiễm không khí. Để khắc phục tình trạng này¸ người bệnh nên bỏ hút thuốc lá, hạn chế đồ ăn ngọt và nên tập thói quen dậy sớm, hít thở sâu với không khí trong lành để làm sạch phổi.

Mụn mọc ở cằm có thể do rối loạn nội tiết tố

2.2. Mụn mọc ở cằm

Mụn mọc ở cằm thường là mụn bọc mủ gây đau nhiều và mụn trứng cá, đôi khi có thể là mụn đầu đen. Nếu mụn mọc ở vị trí này¸ khả năng cao cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố hoặc thận bị rối loạn chức năng. Ngoài ra, thói quen chống tay lên cằm khiến vi khuẩn tích tụ hoặc đeo khẩu trang nhiều cũng thường khiến mụn mọc nhiều ở cằm.

Để khắc phục tình trạng mụn mọc nhiều ở cằm, các chuyên gia da liễu khuyên rằng:

  • Nên uống nhiều nước từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày để tăng cường chức năng bài tiết độc tố của thận.

  • Ăn nhiều thực phẩm làm mát cơ thể, giúp thải bỏ độc tố tốt như bí đao, mướp đắng, rau dền,...

  • Bỏ thói quen chống tay vào cằm, hạn chế sờ, nặn mụn ở vị trí này nhất là dùng tay trực tiếp.

2.3. Mụn mọc ở quanh miệng

Mụn mọc ở quanh miệng thường liên quan đến vấn đề ở hệ tiêu hóa, điển hình là ruột và gan. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, thiếu dưỡng chất như: Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, nóng,... Ngoài ra, những người có hệ tiêu hóa kém cũng dễ bị tích tụ độc tố trong cơ thể, dễ mọc mụn quanh vùng miệng hơn.

Khắc phục mụn mọc ở quanh miệng bằng chế độ ăn uống lành mạnh

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy thử khắc phục bằng các biện pháp sau:

  • Chế biến dạng hấp, luộc cho các món ăn, hạn chế sử dụng nhiều muối hoặc đường.

  • Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống chế biến, hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp chế biến sẵn.

  • Tăng cường các loại rau xanh, củ quả chứa nhiều chất xơ, Vitamin và nước tốt cho sức khỏe.

  • Hạn chế ăn quá no với quá nhiều thực phẩm khó tiêu hóa vào bữa tối

Cần cẩn thận nếu mụn mọc quanh miệng là mụn đinh râu, rất có thể chức năng ruột và gan của người bệnh đang có vấn đề. Lúc này người bệnh nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân chính xác.

2.3. Mụn mọc trên mũi

Mụn mọc trên mũi thường là mụn đầu đen với các đốm đen li ti, mụn cám hoặc mụn nhọt sưng đỏ gây nhiều đau đớn. Trong bản đồ mụn trên mặt, vị trí mọc mụn này có liên quan đến bệnh lý ở tim và phổi, tuy nhiên hầu hết thường không quá nghiêm trọng. Vị trí mũi thường là nơi tiết nhiều dầu nên dễ tích tụ dầu nhờn, bụi bẩn dẫn đến hình thành mụn.

Tuy nhiên nếu đầu mũi đột nhiên hình thành nhiều ổ mụn sưng tấy, kéo dài dai dẳng hoặc nổi lên liên tục thì nên đi khám để xác định có vấn đề với phổi hay tim hay không. Khi gặp phải tình trạng mụn này, hãy thử các biện pháp cải thiện sau:

  • Bổ sung nhiều chất béo lành mạnh Omega-3 từ các loại hạt và cá béo.

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

  • Đo huyết áp, tim mạch thường xuyên.

  • Hạn chế thực phẩm lên men, thức ăn cay nóng.

Cẩn thận mụn mọc trên mũi do vấn đề tim hoặc phổi

Như vậy qua bài viết này, MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu vị trí nổi mụn nói lên điều gì và cách khắc phục với từng trường hợp. Nếu có các dấu hiệu nổi mụn tương tự, kéo dài và nghi ngờ có liên quan đến các cơ quan trong cơ thể, hãy đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả.

Để được hỗ trợ chi tiết hơn, quý khách vui lòng Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.

Video liên quan

Chủ Đề