Tại sao nói doanh nhân luôn là những người nghe giỏi

Có những người sinh ra đã làm lãnh đạo, thế nhưng cũng có người rèn luyện mới thành công. Bạn có thể không có tư chất lãnh đạo ngay từ ban đầu, nhưng bạn hoàn toàn có thể học và cải thiện những kĩ năng quản lí, dẫn dắt để có thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Muốn như vậy, hãy chú ý đến những kĩ năng quan trọng dưới đây.

Suzanne Bates, giám đốc điều hành tại tổ chức Bates Communications, đã từng nói: “Đây là một trong những phẩm chất được coi là dễ thực hiện nhất nhưng đồng thời cũng là điều cực kì cần thiết trong quản trị nhân lực. Đó là cách chúng ta kết nối mọi người và giúp họ cảm thấy được thấu hiểu. Một nhà quản lí biết lắng nghe sẽ đồng thời biết cân nhắc đến cảm nhận của người khác. Tất nhiên, để làm được điều đó, bạn cần phải dành thời gian để lắng nghe và tìm hiểu mọi người xung quanh.”

Chìa khóa dẫn đến thành công của một nhà quản lí tài giỏi chính là biết dành thời gian cho những người xung quanh. Cho dù thương trường có khốc liệt và mệt mỏi biết bao nhiêu, cho dù xung quanh bạn là biết bao nhiêu những dự án đã đến hạn, thì chỉ khi có được sự giúp đỡ, gắn bó và hỗ trợ từ những cộng sự, bạn mới có thể hoàn thành tốt mọi việc. Người dẫn đầu chính là người quản lí và phân chia thời gian sao cho phù hợp với các thành viên trong nhóm, đồng thời cũng là người kết nối và củng cố các mối quan hệ giữa những người đồng nghiệp của mình.

Tại sao nói doanh nhân luôn là những người nghe giỏi

Những lời phản hồi chính là con đường tắt dẫn đến sự thành công

Khi bạn đã có khả năng lắng nghe lời nói của những người khác, hiểu được họ muốn gì và cần gì để phát triển sự nghiệp, hãy dành thời gian để huấn luyện cho họ những điều cần thiết và đồng thời đưa ra những nhận xét, cả những điều tích cực và những điều cần cố gắng.

Đây chính là cách để khẳng định vị trí của bạn. Bạn nhận ra được giá trị của từng thành viên, điểm yếu và điểm mạnh của họ. Bạn sẵn sàng giúp đỡ để họ nâng lên giá trị của mình và cống hiến hết sức. Sau đó, họ có khả năng được công nhận, tiếp tục thử thách, tiếp tục cống hiến hết sức. Đó là cách đưa một nhà quản lí đến với thành công mà không giẫm đạp lên vai bất kì một người nào khác.

Tại sao nói doanh nhân luôn là những người nghe giỏi

Khi mọi người đều phát triển, sẽ không có ai bị bỏ lại phía sau

Rashmi Melgiri, người đồng sáng lập của CoverWallet, đã từng nói: “Tôi có một người dẫn dắt tuyệt vời, người đã cho tôi thấy rằng tôi không chỉ nên chia sẻ những suy nghĩ của tôi về cách làm việc hay những lỗi lầm của nhân viên, mà đó thậm chí là điều bắt buộc phải làm, là chìa khóa để có một đội ngũ hùng mạnh hơn. Có rất nhiều lựa chọn khi xây dựng một tổ đội, và bằng cách chia sẻ những bí quyết với cộng sự của mình, bạn không những giúp họ nâng cao kĩ năng của mình mà còn cho họ cơ hội để thấy rõ hơn tầm nhìn chiến lược của bạn, sự tin tưởng của bạn trong một mối quan hệ.”

Luôn tỏ ra biết ơn

Hãy luôn nói cảm ơn thật nhiều mỗi khi bạn có thể, và hãy làm nó một cách tự nguyện. Một đội nhóm được tin tưởng và đánh giá cao sẽ có khả năng thể hiện tốt hơn. Vì vậy, đừng ngại nói lời cảm ơn bởi đó chính là cách giúp mọi người trong đội hiểu được rằng bạn đang rất coi trọng họ.

Tại sao nói doanh nhân luôn là những người nghe giỏi

Tương tác là chìa khóa để đưa mọi người lại gần nhau hơn

Người quản lí tài giỏi cũng đồng thời là một người có khả năng giao tiếp tuyệt vời. Đó là một quá trình tương tác gồm hai chiều, bạn vừa có trách nhiệm truyền đạt các ý tưởng và công việc một cách rõ ràng, vừa phải biết lắng nghe phản hồi và tổng hợp các ý kiến của các thành viên khác trong nhóm.

>> Bài liên quan:

4 chiến lược quản lý thông minh cho nhà lãnh đạo hiện đại

Khi đi một chặng đường dài cùng nhau, mọi người trong nhóm đều cần được tôn vinh vì những giá trị mà họ mang lại, đó là động lực để họ tiếp tục nỗ lực. Bằng cách trao quyền cho những thành viên khác trong nhóm ở những công việc cụ thể, bạn có thể thấy được sự tiến bộ và khả năng của những thành viên khác, đồng thời cho họ cơ hội để thử sức với những thử thách mới.

Khi được giao cho một trọng trách cũng giống như khi được đặt niềm tin, chẳng có ai lại không cố gắng hết sức mình cả.

Hãy nhớ rằng, một nhà lãnh đạo vĩ đại không phải người sinh ra đã biết lãnh đạo, mà là người luôn cố gắng để kết hợp những phẩm chất của một người lãnh đạo vào trong con người của họ.

Hãy chú ý đến những đức tính trên và chính bạn cũng có thể làm được.

Theo Thời Đại

Có thể bạn quan tâm: 

5 bí quyết hoàn thiện thương hiệu cá nhân

Phát huy tiềm năng sáng tạo

Việc cải thiện kỹ năng giao tiếp có thể sẽ mất chút thời gian nhưng đó là một khoản đầu tư rất đáng giá. Khi phát triển và thực hành các kỹ năng này hàng ngày, bạn sẽ xây dựng được các mối quan hệ mạnh mẽ hơn, đạt được kết quả lớn hơn và giành được nhiều ảnh hưởng hơn với doanh nghiệp của mình.

Trở thành một doanh nhân thành công đòi hỏi những ý tưởng tuyệt vời cùng đề xuất hấp dẫn khiến khách hàng hào hứng với sản phẩm và dịch vụ của bạn. Nhưng đó không phải là tất cả. Để thực sự củng cố tương lai trong kinh doanh, bạn cũng phải trở thành một người giao tiếp hiểu biết có thể dẫn dắt và ảnh hưởng tích cực đến người khác.

Việc cải thiện kỹ năng giao tiếp qua những gợi ý dưới đây sẽ luôn là một khoản đầu tư thông minh giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn.

1. Hiểu ngôn ngữ cơ thể

Lời khẳng định 55% giao tiếp bắt nguồn từ sự kết hợp giữa biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể gần đây đang gây tranh cãi, nhưng không thể phủ nhận rằng các yếu tố phi ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu, các chuyên gia giao tiếp chuyên nghiệp không chỉ quan tâm đến tư thế và nét mặt của chính họ mà còn cần diễn giải được các tín hiệu do người khác đưa ra.

Các tư thế, cử chỉ hoặc biểu cảm khuôn mặt gợi ý những gì chúng ta thực sự nghĩ và cảm nhận. Ví dụ, việc làm theo những ngôn ngữ cơ thể của người khác thường được thực hiện khi chúng ta cố gắng thiết lập mối quan hệ với ai đó. Có thể hiểu nó một cách chính xác để phản hồi lại sẽ giúp bạn nắm bắt được cuộc trò chuyện.

2. Tích cực lắng nghe

Lắng nghe là một mẹo được nhắc đến quá nhiều khiến nó trở nên sáo rỗng. Tuy nhiên, đó là vì nó là một yếu tố cực kì quan trọng để trở thành một người giao tiếp thành công. Hãy tập trung chú ý đầy đủ, không ngắt lời khi người khác đang nói có thể có dẫn đến kết quả đáng ngạc nhiên. Nhiều người biết nhưng không phải ai cũng làm được điều này.

Tích cực lắng nghe nhân viên giúp cải thiện năng suất, sự hài lòng trong công việc và các mối quan hệ tại nơi làm việc. Lắng nghe từ lãnh đạo và đồng nghiệp cũng giúp việc nhận thức rõ hơn, giảm thông tin sai lệch và tăng cường sự tập trung trong công việc.

Lắng nghe tích cực cho phép bạn tiếp thu những tín hiệu nhỏ hơn, bao gồm cả những điều khó hiểu mà không được nói ra trong một cuộc trò chuyện. Điều đó giúp bạn hiểu rõ hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của những người mà bạn đang giao tiếp.

3. Minh bạch về cảm xúc của mình

Tính xác thực là một từ thông dụng mà chúng ta thường nghe thấy liên quan đến những người có ảnh hưởng truyền thông xã hội hoặc các chiến dịch tiếp thị lớn. Nó cũng đóng một vai trò thiết yếu khi bạn cố gắng trở thành một người giao tiếp chuyên nghiệp hơn.

Những người giao tiếp hiệu quả nhất sẵn sàng tạo ra sự kết nối cảm xúc với đối tác của họ. Nói cách khác, họ sẵn sàng minh bạch về những gì họ quan tâm và những gì thúc đẩy họ. Họ không cố gắng tạo ra một nhân cách giả tạo để tự tin hơn hoặc mạnh mẽ hơn. Họ chia sẻ niềm đam mê theo phong cách độc đáo của riêng mình để người khác có thể biết được tầm nhìn và suy nghĩ của họ.

4. Ngắn gọn, súc tích

Mặc dù có thể đưa ra những lời giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ và sâu sắc trong các cuộc gặp mặt trực tiếp, trên email hoặc qua điện thoại, hãy nhớ rằng khoảng thời gian chú ý trung bình của con người chỉ có tám giây. Rõ ràng là bạn cần phát triển khả năng để thể hiện được ý của mình một cách nhanh chóng và chính xác nhất có thể.

Nhiều doanh nhân mắc phải lỗi nói nhiều bởi vì họ bị ảnh hưởng bởi xu hướng giải thích quá mức, chưa chuẩn bị hoặc tiếp tục bằng một cuộc thảo luận dài sau khi họ đưa ra quan điểm của họ.

Để giải quyết vấn đề này, hãy dành ra vài phút để phác thảo các ý chính trong cuộc nói chuyện của bạn trước cuộc họp hoặc cuộc gọi tiếp theo. Hãy nghĩ xem làm cách nào để biến bài thuyết trình của mình thành một cuộc trò chuyện, hoặc sử dụng hình ảnh để giảm bớt số lượng từ bạn cần nói. Liên tục tìm cách cắt bỏ những phần không cần thiết của bài thuyết trình sẽ giúp người khác dễ dàng tập trung vào thông điệp cốt lõi của bạn.

5. Kêu gọi hành động

Kêu gọi hành động là một khía cạnh thiết yếu của bất kỳ hoạt động tiếp thị nào, từ việc viết một bài đăng trên blog để biến người đọc thành khách hàng tiềm năng, từ đó tạo ra một chiến dịch quảng cáo tốt. Tuy nhiên, kêu gọi hành động cũng được sử dụng để có hiệu quả lớn trong giao tiếp hàng ngày bởi các doanh nhân giỏi.

Tất cả các thông tin liên lạc nên có một lý do đằng sau chúng. Tại sao bạn lên lịch cuộc họp này hoặc gửi email này? Lý do có thể đơn giản là tạo ra sự nhận thức tích cực về thương hiệu của bạn, hoặc đảm bảo rằng một dự án được hoàn thành đúng hạn. Luôn dùng kiến thức của mình về đối tượng mà bạn nhắm tới và câu hỏi tại sao để điều chỉnh thông tin giao tiếp phù hợp. Từ đó bạn có thể tạo ra lời kêu gọi hành động mạnh mẽ.

Có mục tiêu hoặc lời kêu gọi ý nghĩa để hành động cho mỗi cuộc họp, email và các cuộc gọi điện thoại sẽ cho phép bạn không chỉ đạt được kết quả lớn hơn mà còn quyết định xem chúng có đáng được ưu tiên hay không.

Minh Châu