Tại sao photpholipit có tính lưỡng cực

Bài 12 trang 24 Sách bài tập [SBT] Sinh học 10: a] Tại sao phôtpholipit là thành phần cơ bản cấu tạo nên màng cơ sở ?
b] Phân biệt dầu, mỡ, sáp.

a] Tại sao phôtpholipit là thành phần cơ bản cấu tạo nên màng cơ sở ?

b] Phân biệt dầu, mỡ, sáp.

a]   Phôtpholipit có cấu trúc gồm 2 phân tử axit béo liên kết với 1 phân tử glixêrol, vị trí thứ ba của phân tử glixêrol liên kết với nhóm phôtphat, nhóm này nối glixêrol với một ancol phức. Các liên kết không phân cực C-H trong axit béo làm cho đầu mang axit béo có tính kị nước, còn đầu ancol phức ưa nước. Vì thế, chúng có thể tạo thành lớp màng mỏng tạo nên các dạng màng ngăn.

b]    Dầu, mỡ, sáp đều là các dạng lipit đơn giản thường gặp trong các cơ thể sống.

Quảng cáo

–     Dầu : ở trạng thái lỏng do có chứa nhiều axit béo không no.

–     Mỡ : ở trạng thái nửa lỏng, nửa rắn do có chứa nhiều axit béo no.

–     Sáp : ở trạng thái rắn, chỉ chứa một đơn vị nhỏ axit béo liên kết với một rượu mạch dài thay cho glixêrol.

69 điểm

Phương Lan

Photpholipit có tính lưỡng cực vì: A. đầu ưa nước gắn với axit béo, đuôi kị nước là đầu ancol phức. B. đầu ưa nước gắn với glixerol, đuôi kị nước gắn với mạch cacbua hidro dài của axit béo. C. đầu ưa nước gắn với ancol phức, đuôi kị nước gắn với mạch cacbua hidro dài của glixerol.

D. đầu ưa nước gắn với ancol phức, đuôi kị nước gắn với axit béo.

Tổng hợp câu trả lời [1]

. Đáp án D.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Dị hóa là: A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau. C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạo từ các chất đơn giản. D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
  • Virut gây bệnh ở thực vật chứa chủ yếu loại axit nucleic nào? A. ADN B. ARN mạch đơn và ADN mạch kép C. ARN D. ADN và ARN
  • Trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Nấm là sinh vật thuộc tế bào nhân sơ. 2. Mọi loài nấm đều thuộc cơ thể đa bào dạng sợi. 3. Tùy theo loài, nấm có thể sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng. 4. Nấm sinh sản chủ yếu bằng cách nẩy chồi. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
  • Cacbohydrat cấu tạo nên màng sinh chất: A. chỉ có ở bề mặt phía ngoài của màng nó liên kết với prôtein hoặc lipit đặc trưng riêng cho từng loại tế bào có chức năng bảo vệ. B. làm cho cấu trúc màng luôn ổn định và vững chắc hơn. C. là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào. D. B và C.
  • Trong tế bào sống có 1. các ribôxôm 2. tổng hợp ATP 3. màng tế bào 4. màng nhân 5. các itron 6. ADN polymerase 7. sự quang hợp 8. ti thể a] Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật nhân chuẩn là A. các phân tử axit nucleic B. nuclêopotêin C. hệ gen D. các phân tử axit đêôxiribônuclêic b] Những thành phần có thể có trong cả tế bào sinh vật nhân chuẩn và nhân sơ là A. 1, 2, 3, 6, 7 B. 1, 2, 3, 5, 7, 8 C. 1, 2, 3, 4, 7 D. 1, 3, 5, 6
  • mô tả cấu trúc của nhân tế bào
  • Giải thích hiện tượng: Phía ngoài thành cốc nước đá lại có các giọt nước đọng.
  • Vi sinh vật nào sau đây thuộc nhóm vi sinh vật hóa tự dưỡng? 1. Vi khuẩn sắt 2. Vi khuẩn tía 3. Vi khuẩn lam 4. Vi khuẩn nitrat hóa 5. Vi khuẩn hoại sinh 6. Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh. A. 1, 2, 3, 4, 5, 6 B. 1, 4, 5 C. 2, 3, 6 D. 1, 4, 6
  • Các câu sau đúng hay sai? Giải thích? a] Đường đơn không có tính khử, có vị ngọt, tan trong nước b] Tinh bột và xenlulozo giống nhau về mặt cấu tạo và đều có vài trò là cung cấp năng lượng cho tế bào
  • Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong các tế bào nhất định vì: A. tế bào có tính đặc hiệu. B. virut có tính đặc hiệu C. virut không có cấu tạo tế bào D. virut và tế bào có cấu tạo khác nhau.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Photpholipit cấu tạo bởi

Câu hỏi: Photpholipit cấu tạo bởi

A. 1 phân tử glixerol liên kết với 2 phân tử axit béo và 1 nhóm photphat.

B. 2 phân tử glixerol liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm photphat

C. 1 phân tử glixerol liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm photphat.

D. 3 phân tử glixerol liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm photphat.

Trả lời

Đáp án đúng:  A. 1 phân tử glixerol liên kết với 2 phân tử axit béo và 1 nhóm photphat.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Photpholipit nhé!

Photpholipit là gì?

- Phospholipit là một loại lipid và là thành phần chính của tất cả các màng tế bào. Chúng có thể tạo thành lớp kép lipid vì đặc tính lưỡng phần của chúng. Cấu trúc của phân tử phospholipid thường bao gồm hai axit béo, còn gọi là "đuôi kỵ nước", và một "đầu ưa nước" cấu tạo từ một nhóm phosphate. Hai thành phần được nối với nhau bởi một phân tử glycerol. Các nhóm phosphate có thể được sửa đổi với các phân tử hữu cơ đơn giản như choline, ethanolamin hoặc serine.

- Phospholipid đầu tiên được xác định vào năm 1847 trong các mô sinh học là lecithin, hoặc phosphatidylcholine, từ lòng đỏ trứng của gà bởi nhà hóa học và dược sĩ người Pháp, Theodore Nicolas Gobley. Màng sinh học trong sinh vật nhân chuẩn cũng chứa một các thành phần lipid, sterol khác, xen kẽ giữa các phospholipid và cùng nhau chúng cung cấp tính động của màng và tính bền cơ học. Phospholipid tinh khiết cũng được sản xuất thương mại và có tiềm năng ứng dụng trong công nghệ nano và khoa học vật liệu.

Tính chất lưỡng phần của Photpholipit

Chất lưỡng phần là một thuật ngữ mô tả một hợp chất hóa học sở hữu cả tính chất ưa nước [phân cực] và ưa mỡ [kị nước, không phân cực]. Đầu phospholipid chứa một nhóm phosphat tích điện âm và glycerol; nên nó là ưa nước. Các đuôi phospholipid thường bao gồm 2 chuỗi axit béo dài; chúng kỵ nước và tránh tương tác với nước. Khi được đặt trong dung dịch nước, phospholipid được "điều chỉnh" bởi các tương tác kỵ nước dẫn đến đuôi axit béo tập trung lại để giảm thiểu tương tác với các phân tử nước. Những tính chất đặc biệt này cho phép phospholipid đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên lớp kép phospholipid. Trong các hệ thống sinh học, phospholipid thường kết hợp cùng với các phân tử khác [ví dụ, protein, glycolipid, sterol] để tạo thành một lớp kép như màng tế bào.[2] Các lớp kép lipid tạo thành khi các đuôi kỵ nước quay vào với nhau, và như vậy thì các đầu ưa nước sẽ quay ra ngoài tiếp xúc với nước.

- Phôtpholipit gồm 2 phân tử axit béo liên kết 1 phân tử glixêrol. Vị trí thứ 3 của glixêrol liên kết với nhóm photphat, nhóm photphat này nối glixêrol với ancol phức.- Phôtpholipit có tính lưỡng cực : đầu ưa nước và đuôi kị nước- Đặc điểm giống nhau của lipit+ Có tính kị nước+ Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân+ Thành phần hóa học đa dạng- Chức năng các loại lipit+ Mỡ: dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể+ photphoipit: Cấu tạo các loại màng của tế bào+ Steroit : Cấu tạo màng sinh chất và một số hocmon

+ Sắc tố và votamin: Tham gia mọi hoạt động sống của cơ thể

Một số bài tập về Photpholipit

Câu 1. Đặc điểm chung của tất cả các loại lipit là?

A. Do 3 loại nguyên tố C, H, O tạo nên

B. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

C. Không tan trong nước

D. Cung cấp năng lượng cho tế bào

Lời giải

Tất cả các loại lipít đều có đặc điểm chung là không tan trong nước. 

Đáp án C. 

A sai. Vì ngoài 3 loại nguyên tố C, H, O thì một số lipit còn có thêm nguyên tố P [ví dụ phôtpho lipit có nguyên tố P]. 

B sai. Vì lipit không cấu trúc theo nguyên tắc đa phân. 

D sai. Vì lipit có vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào, một số loại lipit tham gia cấu trúc tế bào là chủ yếu: phôtpho lipit.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Một phân tử mỡ bao gồm

A. 1 phân tử glixerol và 1 phân tử acid béo

B. 1 phân tử glixerol và 2 phân tử acid béo

C. 1 phân tử glixerol và 3 phân tử acid béo

D. 3 phân tử glixerol và 3 phân tử acid béo

Lời giải:

Mỡ được hình thành do một phân tử glixêrol [một loại rượu 3 cacbon] liên kết với 3 axit béo.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3. Đặc điểm chung của tất cả các loại lipit là?

A. Do 3 loại nguyên tố C, H, O tạo nên

B. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

C. Không tan trong nước

Lời giải:

Tất cả các loại lipít đều có đặc điểm chung là không tan trong nước. 

→Đáp án C. 

A sai. Vì ngoài 3 loại nguyên tố C, H, O thì một số lipit còn có thêm nguyên tố P [ví dụ phôtpho lipit có nguyên tố P]. 

B sai. Vì lipit không cấu trúc theo nguyên tắc đa phân. 

D sai. Vì lipit có vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào, một số loại lipit tham gia cấu trúc tế bào là chủ yếu: phôtpho lipit.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4. Đặc điểm chung của dầu, mỡ, photpholipit, streoit là

A. Chúng đều có nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào

B. Đều tham gia cấu tạo nên màng tế bào

C. Đều có ái lực yếu hoặc không có ái lực với nước

D. Cả A, B, C

Lời giải:

Dầu, mỡ, photpholipit, streoit đều có ái lực yếu hoặc không có ái lực với nước.

Streoit không là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào.

Các hoocmon là streoit không tham gia cấu tạo nên màng tế bào.

Đáp án cần chọn là: C

Video liên quan

Chủ Đề