Tại sao sơ đồ lưới điện lại phải ghi rõ các phần tử

Hệ thống điện quốc gia gồm có: nguồn điện [các nhà máy điện], các lưới điện, các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng được ghi lại rõ ràng, mạch lạc.

Lý thuyết Công nghệ 12: Bài 22. Hệ thống điện quốc gia

- Hệ thống điện quốc gia gồm: Nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc.

- Các phần tử được nối với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.

II. Sơ đồ lưới điện quốc gia:

1. Cấp điện áp của lưới điện:

- Lưới điện quốc gia có các cấp điện áp khác nhau như: 800 KW ; 500 KW ; 200 KW ; 110KW ; 66 KW ; 35 KW ; 22 KW ; 10,5 KW ; 6 KW ; 0,4 KW.

- Lưới điện truyền tải từ: 66 KW trở lên.

- Lưới điện phân phối từ: 35 KW trở lên.

2. Sơ đồ lưới điện:

Gồm: Đường dây, máy biến áp… và các nối giữa chúng.

III.Vai trò của hệ thống điện quốc gia: Hệ thống điện quốc gia có vai trò quan trọng:

- Đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành thuộc lĩnh vực công , nông nghiệp và sinh hoạt.

- Đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện tốt, an toàn và kinh tế.

Câu hỏi: Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm?

A. đường dây dẫn điện và các hộ tiêu thụ.

B. đường dây dẫn điện và các trạm đóng, cắt.

C. các trạm biến áp và đường dây dẫn điện.

D. đường dây dẫn điện và các trạm điện.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. đường dây dẫnđiện và các trạmđiện.

Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm đường dây dẫnđiện và các trạmđiện.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về lưới điện quốc gia nhé!

1. Khái niệm lưới điện quốc gia

Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm các đường dây dẫn điện và các trạm điện có chức năng truyền tải điện năng được sản xuất ở các nhà máy điện đến các nơi tiêu thụ điện trên toàn quốc.

a. Cấp điện áp của lưới điện

Phụ thuộc vào mỗi quốc gia, lưới điện có thể có nhiều cấp điện áp khác nhau như: 800 kV; 500kV; 110kV; 66kV; 35kV; 22kV; 10,5kV; 6kV; 0,4 kV.

Lưới điện quốc gia được chia thành: lưới điện truyền tải [từ 66kV trở lên] và lưới điện phân phối [từ 35kV trở xuống]

b. Sơ đồ lưới điện

Sơ đồ lưới điện trình bày các phần tử chủ yếu của lưới điện như đường dây, máy biến áp… và cách nối giữa chúng. Trên sơ đồ ghi rõ các cấp điện áp, các số liệu kĩ thuật chủ yếu của các phần tử.

2. Tình trạng vận hành đường dây truyền tải điện Việt Nam hiện nay

-Hệ thống điện Việt Nam với các cấp điện áp 500 kV, 220 kV [lưới truyền tải] và 110 kV, 35 kV, 22 kV [lưới phân phối] đã được đầu tư xây dựng đủ mạnh cho liên kết tỉnh, liên kết vùng và kể cả liên kết với các nước láng giềng. Lưới điện 220 kV đã trải rộngđến toàn bộ 63 tỉnh, thành phố, đảm bảo truyền tải cung cấp điệncho phát triển kinh tế của các tỉnh, thành, các địa phương trong toàn quốc. Khối lượng đường dây truyền tải lớn và trải rộng khắp các vùng địa lý đã, đang đặt ra những khó khăn, thử thách trong quản lý, vận hành an toàn, tin cậy cho hệ thống điện quốc gia.

Tổng quan về tình hình vận hành lưới truyền tải điện Việt Nam:

Từ những năm 70 của thế kỷ trước, ở nước ta việc truyền tải cấp điện liên tỉnh chỉ bằng cấp điện áp phân phối 35 kV, 110 kV, như liên hệ truyền tải điện từ Hà Nội đến Hải Phòng chỉ bằng đường dây 35 kV Hà Nội - Hải Phòng, từ Đa Nhim về Sài Gòn chỉ bằng đường dây 115 kV Đa Nhim - Sài Gòn. Đến nay, lưới điện truyền tải liên kết vùng đã được sử dụng các cấp điện áp 220 kV và 500 kV [siêu cao áp], với nhiều trung tâm phát điện đã được đấu nối trực tiếp lên lưới 500 kV để giải toả công suất phát điện; liên kết tỉnh bằng điện áp 220 kV và có những cụm phụ tải đã được cấp điện trực tiếp bởi cấp điện áp 220 kV nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy, cũng như giảm tổn thất.

Hiện tại, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia [EVNNPT] đang quản lý vận hành lưới truyền tải điện quốc gia với khối lượng gần 10.000 km đường dây 500 kV và khoảng 19.000 km đường dây 220 kV. Hệ thống đường dây 500, 220 kV trải dài từ Bắc vào Nam, trong đó nhiều tuyến đường dây đi qua địa hình rừng rậm, núi cao, suối sâu và sình lầy; một số đường dây có đường vào tuyến rất khó khăn, nhiều cung đoạn vô cùng hiểm trở, nằm cách rất xa đường công vụ; nhiều đường dây có đường vào tuyến do lâu ngày đã bị mưa lũ, thiên tai làm bào mòn gây sạt lở, hư hỏng, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý vận hành, đặc biệt là công tác đi kiểm tra thực địa, xử lý sự cố xảy ra trên đường dây

Trong những năm qua do sự phát triển kinh tế, nhu cầu phụ tải điện tăng nhanh và liên tục, việc đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật về điện áp, sự cố, tổn thất, năng suất lao động đặt ra nhiều yêu cầu thách thức đối với công tác quản lý vận hành lưới điện truyền tải.

Dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành trên hầu như khắp các địa phương cũng tác động lớn đến bố trí nhân lực, vận chuyển thiết bị để bảo trì, sửa chữa sự cố lưới truyền tải của các công ty truyền tải, do các yêu cầu về giãn cách, hạn chế đi lại giữa nhiều đia phương.

Đứng trước các đòi hỏi, yêu cầu về đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy, liên tục, EVNNPT đã đề ra nhiều giải pháp tăng cường quản lý kỹ thuật, quản lý đầu tư xây dựng đảm bảo chất lượng đường dây truyền tải đưa vào vận hành. Đặc biệt, EVNNPT đã chú trọng nghiên cứu và ứng dụng nhiều công nghệ mới trong công tác quản lý vận hành đường dây truyền tải điện.

A A KI THUAT ĐIEN Chương 5 MẠCH ĐIỆN XOAY CHIÊU BẨPHA HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Hiểu được khái niệm và vai trò của hệ thống điện quốc gia. Hiểu được sơ đồ lưới điện quốc gia. I - KHÁI NIỆM VẾ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Trong chiến lược đảm bảo năng lượng của từng quốc gia và trên toàn cầu, hệ thống điện là một thành phần rất quan trọng. Hệ thống điện quốc gia gồm có : nguồn điện [các nhà máy điện], các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc, được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng [hình 22 - 1]. Trước năm 1994, nước ta có ba hệ thống điện khu vực độc lập : miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Từ tháng 5 năm 1994 với sự xuất hiện đường dây truyền tải điện năng Bắc - Nam 500 kv [dài 1870 km], hệ thống điện Việt Nam đã trở thành một hệ thống điện quốc gia cung cấp điện năng cho toàn quốc. Trong hệ thống điện có rất nhiều đường dây truyền tải. Tại sao đường dây truyền tải công suất lớn càng dài thì điện áp càng cao ? Hình 22 - 1. Sơ đồ hệ thống điện 1. Nhà máy điện số 1 ; 2. Trạm hiến áp tăng áp 22/220 kv ; 3. Đường đây 220 kV ; 4. Trạm biến áp ba cấp điện áp 220/10,5/110 kv ; 5. Đường dây 110 kv ; 6. Trạm biến áp tăng áp 10,5/110 kv ; 7. Nhà máy điện sổ2 ; 8. Đường dáy 10,5 kv ; 9. Trạm biến áp giảm áp 10,5/0,4 kv ; 10. Đường dây tới các tải. II - Sơ Đổ LƯỚI ĐIỆN QUỐC GIA Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm các đường dây dẫn điện [đường dây trên không, đường dây cáp] và các trạm điện [trạm biến áp, trạm đóng cắt...] có chức năng truyền tải điện năng được sản xuất ở các nhà máy điện đến các nơi tiêu thụ điện trong toàn quốc. Cap điện áp của lưới điện Phụ thuộc vào mỗi quốc gia, lưới điện có thể có nhiều cấp điện áp khác nhau như : 800 kV ; 500 kv ; 220 kV ; 110 kv ; 66 kV ; 35 kV ; 22 kv ; 10,5 kV ; 6 kV ; 0,4 kv. Trong hệ thống điện, lưới điện được phân thành : lưới điện truyền tải [từ điện áp 66 kV trở lên] và lưới điện phân phối [từ điện áp 35 kv trở xuống]. Mạng điện trong các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư thuộc lưới điện phân phối hay lưới điện truyền tải ? Tại sao ? Sơ đồ lưới điện Sơ đồ lưới điện trình bày các phần tử chủ yếu của lưới điện như đường dây, máy biến áp... và cách nối giữa chúng. Trên sơ đồ ghi rõ các cấp điện áp, các số liệu kĩ thuật chủ yếu của các phần tử. Hình 22 - 2 vẽ sơ đồ của lưới điện có bốn cấp điện áp 66 kV ; 22 kV ; 6 kV ; 0,4 kv. Hình 22 - 2. Sơ đồ lưới điện Máy biến áp 66122 kv ; 3. Máy biến áp 22/6 kv ; Máy biến áp 22/0,4 kv ; 4. Tải có điện áp 380/220 V ; 5. Tải có điện áp 6 kv. - VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Hệ thống điện quốc gia có vai trò rất quan trọng : Hệ thống điện quốc gia đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp... và sinh hoạt. Nhờ có hệ thống điện quốc gia nên việc điều hành tập trung do cơ quan điều khiển hệ thống điện quốc gia thực hiện ; do đó đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện năng tốt, an toàn và kinh tế. Em hãy giải thích tại sao nhờ có hệ thống điện quốc gia, việc cung cấp và phân phối điện được đảm bảo với độ tin cậy cao và kinh tế? CÂU HỎI 1 Thế nào là hệ thống điện quốc gia ? Lưới điện quốc gia có các cấp điện áp nào ? Vì sao cần phải có hệ thống điện quốc gia ?

Video liên quan

Chủ Đề