Tại sao tác giả lại Khẳng định có tích con bắt đầu từ: Ngày xưa có mẹ

Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ[ ngày xưa có mẹ- của Thanh Nguyên]

Môn Ngữ Văn Lớp 7 ĐỌC HIỂU [3.0 điểm] Mẹ! Có nghĩa là duy nhất Một bầu trời Một mặt đất Một vầng trăng Mẹ không sống đủ trăm năm Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát […] [1] Mẹ! Có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi Là cho – đi – không – đòi lại – bao giờ… [2] [Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh Nguyên] Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. [1.0 điểm] Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính sử dụng trong khổ [1] của đoạn trích. [1.0 điểm] Câu 3. Viết một đoạn văn [khoảng 5-7 dòng] trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu thơ:

“Mẹ!/ Có nghĩa là ánh sáng/ Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim”[1.0 điểm] Giúp em bài này với ạ em cần gấp, đừng copy nguồn trên mạng nha. Em xin cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.

Câu 1:

 – Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Câu 2:

– Biện pháp tu từ chính: Điệp từ “một”

Câu 3:- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho bài thơ…. tác dụng chung của bp điệp từ

+ Thể hiện những hi sinh của mẹ dành cho con quá nhiều và cao cả, xuất phát từ trái tim nồng nàn tình yêu thương mẹ dành cho con.

Câu 4.

nôi dụng : sự hi sinh, sự thương yêu bao la vô bờ bến của mẹ đối vs con, đó là 1 tình yêu thg cao cả,thiêng liêng của tinhh mẫu tử.

làm văn

bn có thể lên mạng chép, nhiều bài lắm

bài làm

Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.

Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ 3/4 ngắt ở từ trong, sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tình điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.

Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: Cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp.

Còn một lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Còn ở câu dưới, Bác chưa ngủ vì nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà.

Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi lôgíc nhưng thực ra hai điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.

Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm đem lại độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm như hoa này không thể nào để rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.

Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

mk chỉ lm đc đề 1 thooi nha, xin lỗi nhé.

1, Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

2, PTBĐ chính; biểu cảm

3, Nội dung chính: ca ngợi công lao, sự hy sinh vô điều kiện và công ơn của mẹ dành cho các con của mình

4, Biện pháp so sánh “là ánh sáng, là duy nhất, một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng”. Tác dụng: mẹ được so sánh với những hình ảnh thiêng liêng, kỳ vĩ, mang tầm vóc lớn lao, bất tử và tồn tại mãi mãi cùng trời đất đã diễn tả được một cách chân thực, sinh động, giàu cảm xúc về công ơn và hy sinh của mẹ dành cho các con của mình. 

5, Câu thơ này ca ngợi công ơn, sự hy sinh và công ơn của mẹ dành cho các con. Mẹ là người duy nhất cho các con nhiều tình thương và mẹ cũng chính là những hình ảnh thiên nhiên kỳ vĩ, lớn lao, bất tử và vĩ đại mãi mãi tồn tại cùng trời đất

6,

Tình mẹ là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất đối với mỗi người. Mẹ là người thân yêu và gần gũi với chúng ta nhất và có vai trò quan trọng trong quá trình lớn lên và trưởng thành của chúng ta. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Từ những ngày mang bầu chúng ta, mẹ đã phải chịu biết bao nhọc nhằn vất vả. Chín tháng mang nặng đẻ đau rồi đau đớn vô cùng để chúng ta được có mặt trên cõi đời này. Tiếp theo, mẹ là người dõi theo từng quá trình lớn lên của chúng ta. Mẹ là người thầy uốn nắn cho con những bài học làm người đầu tiên. Mẹ còn là người bạn luôn ở bên lắng nghe giúp đỡ chúng ta bất cứ khi nào có thể. Tình yêu thương của mẹ lúc nào cũng là vô điều kiện. Mọi sự thành công của chúng ta đều có mẹ ở bên hy sinh thầm lặng, cổ vũ và động viên. Tóm lại, tình mẹ là tình cảm thiêng liêng cao đẹp mà mỗi người con cần phải trân trọng và tôn thờ.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAMĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2017 – 2018

MÔN: Ngữ văn; lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút [Không kể thời gian phát đề]

PHẦN ĐỌC HIỂU: [3,0 điểm]

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mẹ!

Có nghĩa là duy nhấtMột bầu trời

Một mặt đất

Một vầng trăngMẹ không sống đủ trăm nămNhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát […]

Mẹ!

Có nghĩa là ánh sángMột ngọn đèn thắp bằng máu con timMẹ!

Có nghĩa là mãi mãiLà cho - đi - không - đòi lại - bao giờ…

[Trích “Ngày xưa có mẹ” - Thanh Nguyên]Xác định phong cách ngôn ngữ chủ yếu của văn bản. [0,5 điểm]

Nêu tên và tác dụng của 02 biện pháp tu từ trong văn bản. [1,0 điểm]

Anh / chị hiểu như thế nào về những câu thơ: “Mẹ! Có nghĩa là duy nhất. / Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng.” [0,5 điểm]

Từ dòng cuối của đoạn thơ “Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi / Là cho – đi – không – đòi lại – bao giờ”, anh / chị hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 – 10 câu trình bày suy nghĩ của mình về tình mẹ. [1,0 điểm]

PHẦN TỰ LUẬN: [7,0 điểm]

Cảm nhận của bản thân về những câu thơ:

“Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”

[Trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, Ngữ văn 10, tập hai, NXB GD, Năm 2012, Tr.88]

------HẾT------

Họ và tên học sinh: ……………………………………………….

Chữ kí giám thị 1: …………………………………………………Số báo danh: ……………….

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH / THÀNH PHỐ ………….

ĐÁP ÁNHƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2017– 2018

MÔN: Ngữ văn; lớp 10

[Hướng dẫn chấm có 03 trang]

CÂUNỘI DUNGĐIỂM1

[3,0 điểm]a/ Văn bản chủ yếu sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.0,25b/ Kể tên hai biện pháp tu từ trong các

- So sánh: Mẹ - duy nhất / mãi mãi / ánh sáng.

- Phép điệp từ, lặp từ: một, mẹ, có nghĩa là.

- Ẩn dụ: Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim.

- Phép liệt kê: bầu trời, mặt đất, vầng trăng,…

Lưu ý: Học sinh nêu được hai trong số các biện pháp nghệ thuật trên. [0,5 điểm]

1,0c/ Ý nghĩa những câu thơ: “Mẹ! Có nghĩa là duy nhất. / Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng.”: Khẳng định mẹ là duy nhất đối với mỗi người trên đời cũng như chỉ có một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng trong thế giới này mà thôi.

0,5d/ Viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 10 câu trình bày suy nghĩ của bản thân về tình mẹ gợi ra từ các câu thơ “Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi / Là cho – đi – không – đòi lại – bao giờ”

- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cầu nêu được một số ý cơ bản:

+ Tiếng gọi “mẹ!” sẽ mãi mãi sống cùng năm tháng với người con, sẽ không bao giờ tắt được trên thế gian khi tình cảm của con vẫn luôn dành cho mẹ với niềm kính trọng, yêu thương mãi mãi bất diệt với thời gian.

+ Mẹ hi sinh tất cả vì con, cho đi chứ không bao giờ cần nhận lại. Khẳng định: Tình mẹ bao giờ cũng cao cả, lớn lao, không gì đo đếm được.

+ Mỗi người con phải sống sao để xứng đáng với công lao trời bể ấy của mẹ và không phụ lòng đấng sinh thành.

- Giám khảo cho điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết có kết cấu đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả; có thái độ chân thành, nghiêm túc khi bày tỏ ý kiến.

1,0

[7,0 điểm]1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về

một đoạn thơ; diễn đạt lưu loát, văn có xúc cảm tự nhiên, sâu sắc; đảm

bảo quy định về dùng từ, đặt câu, chính tả. 2. Yêu cầu về kiến thức:

a/ Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.

0,5b/ Thân bài: Học sinh có nhiều hướng phân tích khác nhau, nhưng cần

đáp ứng các ý sau đây:

* Nỗi nhớ thương da diết người chồng ở phương xa:

- Người chinh phụ nghĩ đến chồng mình đang xông pha nơi chiến trận ở phương xa, chợt nảy ra ý nghĩa: nhờ ngọn gió mùa xuân chuyển hộ tình cảm nhớ nhung của nàng tới chồng nơi biên ải xa xôi.

- Nhưng khoảng cách giữa nàng và chồng nàng là một không gian quá xa xôi cách trở, cho nên nỗi thương nhớ lại càng chồng chất trong lòng.

- Sự tương phản sâu sắc: trời thì quá xa, nỗi nhớ thương thì đau đáu, cho nên trời đâu có thấu. Các từ láy thăm thẳm, đau đáu diễn tả cám giác xót xa, cay đắng, ngầm ý oán trách.

- Hai câu lục bát cuối đoạn trích không còn là nỗi buồn vì nhớ nhung nưa mà là nỗi đau đang dâng trào lên trong lòng người chinh phụ. Ý thơ được gửi vào trong cảnh.

- Thiết tha ở đây có nghĩa là đau đớn, cảnh vật đã thấm đẫm cả nỗi buồn của người chinh phụ. Câu thơ gợi đến câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Du trong Truyện Kiều:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

4,0

c/ Kết bài:

Nêu cảm nghĩ và mở rộng vấn đề.

0,5

------HẾT------

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề