Tại sao uống sắt lại buồn nôn

Hỏi - 02/12/2010

Thưa bác sỹ xin tư vấn giúp em vấn đề :

Em mang thai được 30 tuần, em hay bị ói khi uống viên sắt và cảm thấy rất khó thở .

Em đã được bác sỹ đổi toa mấy lần nhưng vẫn bị ói .

Loại thuốc em dùng có tên là : obimin,sangobion,R.B stone

Xin cho em hỏi, tình trạng như vậy có bất thường không ?Có nên tiếp tục uống không ?

Xin chân thành cám ơn bác sỹ.

Trả lời

Chào bạn,

Khi mang thai, bổ sung các chất như sắt, acid folic, calci và các khoáng chất là rất cần thiết. Các chất này có trong thực phẩm, các chế phẩm như thuốc bạn đã dùng. Trong thuốc ngoài thành phần chính còn có tá dược. Một số người có thể dị ứng với tá dược. Nếu bạn dùng thuốc mà thấy khó thở, buồn nôn hay nôn ói thì không nên cố dùng. Bạn có thể dùng thực phẩm có chứa các chất này như: calci có nhiều trong sữa, các thực phẩm chế biến từ sữa, trứng, cá có xương nhỏ. Sắt có trong thịt có màu đỏ, trứng, rau có màu xanh đậm. Acid folic có trong rau có màu xanh  đậm, gan, cam, quit, cà rốt, các loại đậu.

Chúc bạn và bé khỏe.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng mà cơ thể cần để sản xuất các tế bào hồng cầu, giúp cơ thể bạn khỏe mạnh. Chính vì vậy sử dụng viên thuốc bổ đúng cách và tránh tác dụng phụ là điều ai cũng cần phải biết.

Hiện nay trên thị trường viên sắt II sulfat có dạng viên nén bao phim, viên nang [dùng cho người lớn] và dạng siro [dùng cho trẻ em].

Trong viên sắt II sulfat thường có sự phối hợp với acid folic [để hạn chế sự rối loạn tiêu hóa thường có liên quan với hầu hết các chế phẩm sắt uống và đề phòng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu folat] hoặc vitamin C [giúp tăng sự hấp thu sắt  và cung cấp vitamin C] hoặc  hỗn hợp vitamin B…

Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng mà cơ thể cần để sản xuất các tế bào hồng cầu

Chất sắt rất cần cho cơ thể trong việc tạo thành hemoglobin – 1 thành phần quan trọng của máu và nuôi dưỡng oxy cho cơ thể. Hơn nữa, chất sắt là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với phụ nữ có thai và trẻ em.

Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt trong các trường hợp cắt dạ dày, hội chứng suy dinh dưỡng và bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai.

Quá trình cơ thể hấp thụ sắt được bắt đầu ở dạ dày nhưng đa số diễn ra ở hành tá tràng và ít hơn ở đoạn đầu ruột non. Để cơ thể hấp thụ được, sắt từ dạng ferric Fe3+ sẽ thành dạng ferrous Fe2+. 

Đối với trường hợp thiếu sắt, 1 lượng lớn sắt sẽ được hấp thụ qua diềm bàn chải, tới tế bào niêm mạc ruột, máu rồi đến tĩnh mạch cửa. Khi cơ thể thừa sắt thì ngược lại, lượng sắt hấp thụ sẽ giảm bớt. 

Thận trọng dùng cho người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mạn. Viên nén bao phim giải phóng chậm trong cơ thể gây độc cho người cao tuổi hoặc người có chuyển vận ruột chậm.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ở đường tiêu hoá như: đau bụng, buồn nôn nôn, táo bón, phân đen [không có ý nghĩa lâm sàng], răng đen [nếu dùng thuốc nước, vì thế nên hút bằng ống hút]. Trong rất ít trường hợp thấy nổi ban da.

Thuốc được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói. Tuy nhiên thuốc lại gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Sắt có thể chelat hóa với các tetracyclin và làm giảm hấp thu của cả hai loại thuốc. Sắt có thể làm giảm hấp thu của penicilamin, carbidopa, levodopa, methyldopa, các quinolon, các hormon tuyến giáp và các muối kẽm.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ở đường tiêu hoá

Không uống thuốc khi nằm. Uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Uống thuốc với nhiều nước và nuốt nguyên viên [không được nhai viên thuốc khi uống].

Không dùng phối hợp viên sắt II sulfat với ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin… Uống đồng thời với các thuốc kháng acid như calci carbonat, natri carbonat, magnesi trisilicat hoặc với nước chè có thể làm giảm sự hấp thu sắt.

Không dùng viên nén, viên nang cho trẻ em dưới 12 tuổi [trẻ em dùng thuốc giọt hoặc siro [hút qua ống];

Không dùng cho người mẫn cảm với sắt II sulfat hoặc trường hợp  cơ thể thừa sắt.

Thuốc sắt là khoáng chất không thể thiếu đối với cơ thể. Hãy bổ sung đầy đủ lượng sắt mỗi ngày cho bạn và cả gia đình nhưng luôn cần thận trọng theo chỉ định của bác sỹ.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Việc bổ sung sắt là điều cực kỳ quan trọng đối với các mẹ bầu. Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ mang thai vẫn mắc sai lầm khi bổ sung sắt như chỉ cần bổ sung bằng thực phẩm là đủ, uống sắt trước khi đi ngủ…

Bổ sung sắt qua thực phẩm liệu đã đủ?

Các nghiên cứu đã chỉ ra sắt có rất nhiều trong thực phẩm như thịt bò, ngũ cốc, khoai tây, hạt bí ngô… Chính vì thấy sắt có nhiều trong các loại rau củ quả này nên nhiều mẹ bầu đã tăng cường ăn các loại thực phẩm này với hi vọng bù đắp lượng sắt thiếu hụt. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra, mặc dù sắt có nhiều trong thực phẩm, song lượng sắt mà các mẹ bầu thiếu hụt trong quá trình mang thai là rất nhiều [trong 3 tháng đầu, nhu cầu sắt trong cơ thể người mẹ 30mg/ngày, 3 tháng giữa là 40mg/ngày, 3 tháng cuối là 50 –  60mg/ngày, thậm chí có nhiều mẹ bầu nhu cầu sắt còn cao hơn thế] nên việc dùng thực phẩm để bổ sung sắt là chưa đủ. Vì vậy ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, các mẹ bầu cần bổ sung sắt cho cơ thể bằng đường uống ngay từ lúc mới bắt đầu mang thai, trong suốt thai kỳ và sau khi sinh một thời gian.

Nhiều mẹ bầu thường gặp những sai lầm khi bổ sung sắt dẫn đến giảm hấp thu dưỡng chất này.

Một số sai lầm khi uống sắt

Nhiều mẹ bầu ý thức được việc phải bổ sung sắt bằng đường uống bên cạnh việc bổ sung bằng thực phẩm, nhưng lại sai lầm trong cách thức uống. Nhiều người uống kèm với sữa, hoặc trước khi đi ngủ… Việc uống sắt không đúng, thiếu khoa học sẽ làm giảm sự hấp thu của sắt, thậm chí làm cơ thể mệt mỏi.

– Uống cùng với sữa: Rất nhiều mẹ bầu đã uống sắt với sữa. Tuy nhiên, việc uống sắt với sữa là không tốt vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Tốt nhất, mẹ bầu nên uống sắt trước khoảng một giờ đồng hồ trước khi uống sữa. Ngoài ra, lưu ý không uống sắt cùng thời điểm với canxi vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

– Uống trước giờ đi ngủ. Thói quen này cần thay đổi bởi việc uống sắt trước khi đi ngủ có thể gây nóng người khiến mẹ bầu khó ngủ ngon. Các mẹ bầu có thể uống sắt khoảng 1-2 tiếng đồng hồ sau bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối. Vi chất sắt sẽ được cơ thể hấp thu tốt nhất khi dạ dày trống rỗng.

Trong một số trường hợp, khi uống viên bổ sung sắt, mẹ bầu có thể bị ợ nóng, thấy khó chịu ở bụng, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy, nhưng hiện tượng này ít xảy ra. Tốt nhất hãy thử uống sắt vào các thời điểm khác nhau trong ngày để tìm ra thời điểm thích hợp nhất. Ví dụ, nếu uống viên sắt bị ợ nóng, đừng nên uống trước khi ngủ. Ngược lại, nếu viên sắt gây buồn nôn, hãy uống trước khi đi ngủ.

Thừa còn hơn thiếu

Vì nghĩ sắt cần thiết, nên nhiều mẹ bầu bổ sung một cách “vô tội vạ” theo kiểu thừa còn hơn thiếu. Các nghiên cứu đã chỉ ra, thiếu sắt, thai nhi có nguy cơ bị dị dạng, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, có thể bị sảy thai, sinh non, còn người mẹ có thể bị thiếu máu, mệt mỏi, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc thừa sắt cũng mang lại những nguy cơ không kém ví dụ khiến mẹ tiêu chảy, đi tiểu ra máu, buồn nôn, đau bụng… Vì vậy việc bổ sung sắt đúng liều lượng đúng thời điểm là rất cần thiết. Đừng tham uống nhiều. Hãy uống theo chỉ định của bác sỹ và tham khảo bác sỹ trước khi thay đổi liều lượng sắt cần uống.

Chỉ cần bổ sung sắt là đủ

Nhiều mẹ bầu cho rằng, sắt là dưỡng chất quan trọng nhất vì thế chỉ cần bổ sung sắt là đủ. Thực tế, ngoài sắt, trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất khác ngoài sắt như Omega 3, magie, kẽm, acid folic và các loại vitamin A, B, C, D, E. Hiện nay ngoài thị trường đã có sản phẩm chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết này. Các mẹ bầu nên mua và bổ sung để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

M.Châu

TPCN viên bổ sung PreIQ giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập tại đây hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

Số GPQC: 1831/2015/XNQC-ATTP

Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề