Tại sao võ văn kiệt chết

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

[Võ Văn Kiệt là giả! Phan Văn Hòa cùng vợ con đã bị giết! Rồi Kiệt đóng thế vào!]

A.Bằng chứng và phân tích.

anh trai hy sinh trong cuộc Nam kỳ khởi nghĩa [1940]; người vợ yêu quý và hai người con qua đời do bom Mỹ trên đường đi thăm chồng, thăm cha ở căn cứ Trung ương Cục miền Nam [1966]; con trai trưởng Võ Dũng hy sinh trước khi Hiệp định Pa-ri [1973] được ký kết không lâu. ” [Văn bản 1 – ảnh 1]

Không thấy Kiệt kể về anh em: “Phan Văn Hòa là con út trong gia đình có tám người con, sáu trai hai gái.

“Phan Văn Hòa được kêu là Chín Hòa.” Còn “Võ Văn Kiệt kêu là Sáu Dân” có liên hệ gì với nhau đâu?

  1. Tận 80 năm mới nhận người thân.

Ông Kiệt chính là “chú Chín”, 80 năm trước cùng bú chung một bầu sữa mẹ với ông Phát – tức Mười Đương”

“Chị Hồng nói: “Có lẽ nếu bác không phải là thủ tướng thì chúng tôi đã đi gặp bác”. ”

“Năm 1951, ông Võ Văn Kiệt ra Việt Bắc. Ông, lúc bấy giờ là Phó Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu,”

“…Từ các địa phương, những người Cộng sản viết thư cho Xứ Uỷ: “Ở đây chỉ còn một số ít cơ sở, nếu không cho chúng tôi đánh hoặc rút ra thì chúng tôi xin vĩnh biệt Đảng, vĩnh biệt các đồng chí”. … Ông Kiệt nhớ lại: “Những anh em viết thư này sau đều hy sinh hết”. … Năm 1956, từ Bến Tre, ông lên Sài Gòn, tại đây, cơ sở tiếp tục bể, thêm một số Uỷ viên Thường vụ Xứ uỷ bị bắt. Ông Duẩn quyết định đưa Xứ uỷ Nam Bộ sang Phnompênh. Năm 1957, ông Duẩn ra Bắc, tạm giao quyền lãnh đạo Xứ uỷ cho ông Nguyễn Văn Linh. Từ Miền tây, ông Kiệt lên thay ông Linh làm Bí thư Khu uỷ Sài Gòn…”

“Đầu năm 1966, khi người con trai út, Phan Chí Tâm, vừa được sanh ra ít lâu, vợ ông, bà Trần Kim Anh, muốn cho ông biết mặt con, đã bế Tâm và dắt theo cô con gái Phan Thị Ánh Hồng, sinh năm 1958, ra chiến khu thăm chồng. Từ Sài Gòn, bà Tư Cách, một cơ sở của ông dẫn bà Kim Anh đi theo đường sông, lên tới đoạn, bên này là Củ Chi, bên kia là Bến Cát thì chuyến tàu khách của họ bị ném bom. Họ chết mà chưa bao giờ tìm thấy xác….”

“…Sau khi nghe tin mẹ mất, con trai lớn của ông là Võ Dũng, sinh năm 1951, khi ấy đang cùng với em gái, Võ Hiếu Dân, sinh năm 1955, học ở Hà Nội, nằng nặc đòi được vào Nam. …. Sáu tháng sau, trong một lần trinh sát một đồn địch nằm trong vùng quê mẹ, Rạch Giá, Võ Dũng hy sinh. Năm ấy, anh chỉ mới vừa tròn 20 tuổi.”

  1. Lý do chết của vợ và 2 con… như Bịa!

                “Đúng ngày 17 tháng 12, địch có lệnh thiết quân luật, cấm mọi tàu bè chạy trên tuyến đường sông này.

Thật không may, ông chủ tàu Thuận Phong đêm ấy say rượu, không hay biết tin. Sáng sau vẫn cho tàu chạy. Rời Sài Gòn được hơn tiếng đồng hồ thì bị đoàn trực thăng yểm trợ bắn xối xả. Trúng đạn, tàu chìm dần.”

“…Tháng 10/1954, Bộ Chính trị chủ trương giải thể Trung ương cục miền Nam, thành lập Xứ ủy Nam bộ. Đồng chí Lê Duẩn được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy; đồng chí Võ Văn Kiệt làm Xứ ủy viên dự khuyết. Xứ ủy Nam bộ chia Nam bộ thành 3 liên Tỉnh ủy: Liên Tỉnh ủy miền Đông; Liên Tỉnh ủy miền Trung; Liên Tỉnh ủy miền Tây, gồm 7 tỉnh: Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Rạch Giá, Bạc Liêu, Long Châu Hà [lúc này chưa có tỉnh Cà Mau, phần diện tích Cà Mau hiện nay nằm trong tỉnh Bạc Liêu]. Đồng chí Võ Văn Kiệt được chỉ định làm Phó Bí thư Liên Tỉnh ủy miền Tây.” [Văn bản 1]

                Thế mới thật là:

                Kiệt kia đích thị quỷ ma

                Phan Hòa chúng giết cả nhà đấy thôi

                Vợ cùng con bé – thủ tiêu [1]

                Phan Dũng con lớn, chúng điều đi B

                Vào trong chúng dễ thủ tiêu

                Vào được 6 tháng hết đời thanh niên [2]

                Anh em trai gái 8 người

                Không thấy người nào bảo tớ là anh? [3]

                Chiến khu đâu phải chỗ chơi.

                Để “vợ” tên Kiệt dắt con thăm “chồng” [4]

                Quân luật lệnh Thiết ban ra

                2 bên cảnh báo người ra người vào

                Có đâu ông chủ tàu say [5]

                Vi phạm lệnh Thiết, tàu kia chìm dần!

                Ô hô chính phủ Cộng Hòa

                Chủ tàu say rượu, trăm người chết oan?

                Kiệt kia cũng đã đứng đầu

                Mày có dám thế không hà Kiệt ơi?

                Kết tội Võ Văn Kiệt như vậy có oan không? Nếu ai còn nghi ngờ hãy xem lại phần HCM!

B. Tài liệu nghiên cứu:

[Văn bản 1]

Đồng chí Sáu Dân – Võ Văn Kiệt với Bạc Liêu và miền Tây Nam bộ

Thứ Năm, 22/11/2012

//www.baclieu.gov.vn/chinhtri/Lists/Posts/Post.aspx?List=0b426b90-8b47-48d5-8a50-54d2a073160b&ID=149

//baobaclieu.vn/newsdetails/1D3FE17F6F3/Dong_chi_Sau_Dan_Vo_Van_Kiet_voi_Bac_Lieu_va_mien_Tay_Nam_bo.aspx

…Tháng 10/1954, Bộ Chính trị chủ trương giải thể Trung ương cục miền Nam, thành lập Xứ ủy Nam bộ. Đồng chí Lê Duẩn được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy; đồng chí Võ Văn Kiệt làm Xứ ủy viên dự khuyết. Xứ ủy Nam bộ chia Nam bộ thành 3 liên Tỉnh ủy: Liên Tỉnh ủy miền Đông; Liên Tỉnh ủy miền Trung; Liên Tỉnh ủy miền Tây, gồm 7 tỉnh: Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Rạch Giá, Bạc Liêu, Long Châu Hà [lúc này chưa có tỉnh Cà Mau, phần diện tích Cà Mau hiện nay nằm trong tỉnh Bạc Liêu]. Đồng chí Võ Văn Kiệt được chỉ định làm Phó Bí thư Liên Tỉnh ủy miền Tây.

…Đã có nhà báo nói rằng: “Sử học không nên chỉ đánh giá một con người xem họ đã đạt đến đỉnh cao nào mà còn phải xem khi họ nằm xuống, đã có bao nhiêu dòng nước mắt”. Đồng chí Võ Văn Kiệt, một con người đã gánh chịu quá nhiều mất mát khi anh trai hy sinh trong cuộc Nam kỳ khởi nghĩa [1940]; người vợ yêu quý và hai người con qua đời do bom Mỹ trên đường đi thăm chồng, thăm cha ở căn cứ Trung ương Cục miền Nam [1966]; con trai trưởng Võ Dũng hy sinh trước khi Hiệp định Pa-ri [1973] được ký kết không lâu. Nếu không phải là một con người có nghị lực phi thường thì đồng chí Võ Văn Kiệt của chúng ta không thể nào vượt qua được, để mà toàn tâm, toàn ý dành cả cuộc đời cho nước, cho dân. …

Võ Văn Dũng [Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh]

 Nguồn: Báo Bạc Liêu số 2173 Ngày 22/11/2012

Ký ức về Võ Văn Kiệt Kỳ 1: Những ngày thơ ấu

HUY ĐỨC | 13/06/2008 08:06 [GMT + 7]

//tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/262994/ky-uc-ve-vo-van-kiet-ky-1-nhung-ngay-tho-au.html

TT- Trong thập niên 1990, nhà báo Huy Đức, khi ấy là phóng viên báo Tuổi Trẻ, đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn độc quyền thủ tướng Võ Văn Kiệt. Những năm 2000, sau khi từ Hà Nội về sống tại TP.HCM, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chọn Huy Đức làm người ghi chép những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Trong thời gian đó, nhà báo Huy Đức cũng từng gặp gỡ gần 200 nhân vật trong và ngoài nước để thu thập, đối chiếu các tư liệu.

Một chiều cuối năm 2001, có hai người đàn ông tìm đến nhà ông Nguyễn Tấn Phát trên đường Bà Hạt, Q.10, TP.HCM: “Thưa, đây phải nhà chú Mười Đương?”. Nghe nhắc đến cái tên ít ai biết này của ông Phát, cả nhà lặng đi. Con gái út của ông, chị Hồng, không cần hỏi hai người lạ là ai, mở cửa mời vào.

Út Khao, tên một trong hai người, nói: “Cho anh gặp ba có chút việc”. Hai người hỏi chuyện với ông Phát một lúc rồi xin phép coi phía sau vai ông Phát. Khi thấy ở đó có một vết thẹo làm dấu, dài bằng đốt ngón tay, Út Khao và Hữu – người đàn ông đi cùng – đứng dậy, nói: “Thưa chú Mười, chúng con là người nhà chú Chín”.

“Bú thép”

Sáng hôm sau, nhiều người sống trên đường Bà Hạt ngạc nhiên thấy nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt tới khu phố họ, vô thăm nhà một người đàn ông nghèo. Ông Kiệt chính là “chú Chín”, 80 năm trước cùng bú chung một bầu sữa mẹ với ông Phát – tức Mười Đương, cái tên do ba mẹ ông Võ Văn Kiệt đặt cho. Niềm vui hội ngộ không thể nào kể xiết, ông Mười cứ luýnh quýnh, trong khi ông Kiệt ngồi xuống giường, thân thiết… Bằng lối nói như là đã ấm ức từ lâu lắm, ông Kiệt “méc” với hai người con gái ông Mười: “Bà nội ngày xưa cưng ba mày hơn tao”.

Ông Mười Đương và ông Võ Văn Kiệt cùng sinh tháng 11-1922, hơn kém nhau ít ngày. Mẹ của Mười Đương là một phụ nữ xinh đẹp, con một nhà khá giả ở Trà Vinh, có bà con xa bên mẹ ông Kiệt. Bà lỡ có bầu với anh rể là một ông cử nhân – chuyện động trời vào thời đó ở những gia đình danh giá. Để giữ tiếng, trong thời gian mang thai, gia đình đưa bà đi gửi ở nhà một người bà con. Sinh xong, qua năn nỉ má ông Kiệt nuôi giùm đứa bé. Má ông Kiệt ráng nuôi vì cũng muốn giữ thể diện cho người trong dòng họ.

Ông Võ Văn Kiệt quê ở ấp Bình Phụng, một ấp nghèo thuộc xã Trung Lương, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long. Trong ấp lúc ấy chỉ có vài hương chức có nhà ngói, dân làng phần lớn phải thuê đất, thuê ruộng. Cha ông, ông Phan Văn Dựa, cũng nghèo như số đông trong làng, từ đất ở, đất ruộng, đến trâu cày đều đi thuê hết. Tên khai sinh của ông Võ Văn Kiệt là Phan Văn Hòa, con út trong một gia đình có năm anh trai và hai chị gái. Gọi theo thứ bậc trong các gia đình Nam bộ là Chín Hòa. Mẹ ông, bà Võ Thị Quế, phải nuôi hai đứa trẻ, do đó bữa thì ông Kiệt bú mẹ, bữa phải đi bú nhờ.

Trong xóm, có một ông chú họ tên là Phan Văn Chi, Hai Chi, không con, không vợ, về gia cảnh thì còn nghèo hơn cả gia đình ông Dựa. Ông Hai Chi phần thấy chị dâu mình vất vả, phần cũng lo nghĩ tới tuổi già, bèn sang xin Chín Hòa về nuôi. Ông bà Phan Văn Dựa bấm bụng đồng ý. Mỗi bữa Chín Hòa khát sữa, ông Hai Chi lại cõng lòng vòng khắp xóm, ai cho thì bú, người dân quê gọi là “bú thép”. Kể đến đây, ông Võ Văn Kiệt cười: “Có lẽ máu xã hội của tôi có từ đó”. Nhà ông già nuôi cũng ở cùng một ấp. Chín Hòa và Mười Đương vẫn qua lại chơi với nhau. Mỗi khi đi chợ, má ông vẫn mua quà cho cả hai đứa trẻ.

Theo như những gì mà bên nhà ông Kiệt biết thì khi Mười Đương khoảng sáu, bảy tuổi, bên nhà mẹ ruột sang xin lại. Nhưng vì ông bà Phan Văn Dựa đã “mến chân, mến tay”, không chịu cho. Sau đó, họ lân la sang chơi rồi đánh cắp đứa bé. Còn theo Mười Đương, câu chuyện phức tạp hơn nhiều. Lần đó, không phải cậu được đưa về nhà mà bị gia đình mẹ đẻ đưa lên tận Bến Tre, lưu lạc thêm mười mấy năm nữa. Mười Đương không bao giờ giải thích được sự dicdăc của câu chuyện đó, chỉ biết nó xảy ra sau khi mẹ cậu đi lấy chồng.

Theo ông Hai Mẹo – một người cháu gọi ông Kiệt là chú nhưng lớn tuổi hơn, sau năm 1975, mấy lần về quê, ông Kiệt đều có nhờ người tìm Mười Đương nhưng không có kết quả, dù việc tìm kiếm đó có đến tai ông Mười. Năm 1991, khi ông Kiệt trở thành chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, căn cứ vào những thông tin được công bố trong tiểu sử, ông Mười biết “Võ Văn Kiệt chính là Chín Hòa”. Mấy người con ông Mười cũng có lần đã tính đi tìm “bác Chín” nhưng rồi đắn đo. Chị Hồng nói: “Có lẽ nếu bác không phải là thủ tướng thì chúng tôi đã đi gặp bác”.

Đình làng Bình Phụng

Quãng thời gian ông Mười Đương ở trong nhà ông Võ Văn Kiệt không dài nhưng cũng rất đủ để hình thành tình mẫu tử. Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại: Khi Mười Đương bị đưa đi rồi, má ông cứ nhắc đến là khóc. Mỗi khi nhớ quá, má ông lại sang nhà ông Hai Chi xin đưa ông về ngủ với bà. Út Khao, Phan Văn Út, con người anh trai thứ bảy của ông Kiệt, kể: Năm 1993, trước khi ông Bảy mất, có dặn: “Ngày xưa nội làm một cái thẹo giấu ở phía sau cổ chú Mười”. Khi tìm được ông Mười, Út Khao thấy vết thẹo đúng như lời trăng trối đó.

Cho đến tận sau này, ông Võ Văn Kiệt vẫn không sao hiểu được bằng cách nào, linh tính của một bà mẹ có thể mách bảo, để mẹ ông tiên liệu được số phận long đong của đứa con nuôi, mà làm dấu để anh em ông có được cuộc hội ngộ này. …

…Chín Hòa lấy họ Võ của mẹ để hoạt động, từ đó được dùng như tên chính thức của ông. Là bí thư xã, ông là một trong những người chỉ huy đêm “Cộng sản dậy” ở Vĩnh Long.

Võ Văn Kiệt

//tuanvannguyen.blogspot.com/2008/06/v-vn-kit.html

Đến nay thì chúng ta biết ông Võ Văn Kiệt tạ thế vào ngày 11/6/2008. Trong khi “cư dân” mạng ai cũng biết tin này thì người dân trong nước phải đợi đến 36 tiếng đồng hồ sau mới biết khi báo chí VN đồng loạt đưa tin! Theo báo Strait Times 22/6/08 thì ông VVK qua đời tại bệnh viện Mount Elizabeth Hospital [Singapore] vì “pneumonia” [viêm phổi].

Bây giờ ngồi tính sổ tôi mới biết ngày 11/6 là ngày tôi tôi bay về Việt Nam thăm Má tôi trong tình trạng nguy kịch tại Bệnh viện Kiên Giang. Đáp xuống phi trường TSN tôi đi thẳng một lèo đến Bệnh viện KG vào lúc 1 giờ sáng, nóng lòng xem tình trạng Má tôi. Lúc vào bệnh viện thấy có vài bệnh nhân nằm cùng phòng, tôi theo thói quen hỏi thăm, thì mới biết người nằm cạnh giường Má tôi là bà cụ chị ruột ông Võ Văn Kiệt cũng mới nhập viện.

…Có lẽ nói không ngoa rằng tôi cũng là một người thầm ngưỡng mộ ông VVK. …

Bài viết sau đây tôi của Huy Đức đã đọc trên báo Sài Gòn Tiếp Thị lúc còn ở VN, nhưng tôi biết là không đầy đủ. Nay lên mạng thấy Huy Đức in trong trang blog của anh ấy nên tôi “chôm” về đây để các bạn đọc [sợ mai đây mốt nọ Huy Đức đổi ý và xóa bài này thì uổng lắm].

NVT

====

Hiện Tượng Võ Văn Kiệt

Huy Đức

Chương I: KÝ ỨC THỜI GIAN

Một chiều cuối năm 2001, có hai người đàn ông tìm đến nhà ông Nguyễn Tấn Phát trên đường Bà Hạt, Quận 10: “Thưa, đây phải nhà chú Mười Đương?”. Nghe nhắc đến cái tên ít ai biết này của ông Phát, cả nhà lặng đi. Con gái út của ông, chị Hồng, không cần hỏi hai người lạ là ai, mở cửa mời vào. Út Khao, tên một trong hai người nói: “Cho anh gặp ba có chút việc”. Hai người hỏi chuyện với ông Phát một lúc rồi xin phép coi phía sau vai ông Phát. Khi thấy ở đó có một vết thẹo làm dấu, dài bằng đốt ngón tay, Út Khao và Hữu, người đàn ông đi cùng, đứng dậy, nói: “Thưa chú Mười, chúng con là người nhà chú Chín”.

Sáng hôm sau, nhiều người sống trên đường Bà Hạt, Quận Mười TP Hồ Chí Minh ngạc nhiên thấy Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt tới khu phố họ, vô thăm nhà một người đàn ông nghèo. Ông Kiệt chính là “Chú Chín”, 80 năm trước cùng bú chung một bầu sữa mẹ với ông Phát- tức Mười Đương, cái tên do ba mẹ ông Võ Văn Kiệt đặt cho. Niềm vui hội ngộ không thể nào kể xiết, ông Mười cứ luýnh quýnh, trong khi ông Kiệt ngồi xuống giường, thân thiết… Bằng lối nói như là đã ấm ức từ lâu lắm, ông Kiệt “mét” với hai người con gái ông Mười: “Bà Nội ngày xưa cưng ba mày hơn tao”.

Ông Mười Đương và ông Võ Văn Kiệt cùng sinh tháng 11 năm 1922, có hơn kém nhau ít ngày. Mẹ của Mười Đương là một phụ nữ xinh đẹp, con một nhà khá giả ở Trà Vinh, có bà con xa bên mẹ ông Kiệt. Bà lỡ có bầu với anh rể là một ông cử nhân- chuyện động trời vào thời đó ở những gia đình danh giá. Để giữ tiếng, trong thời gian mang thai, gia đình đưa bà đi gửi ở nhà một người bà con. Sanh xong, qua năn nỉ má ông Kiệt nuôi giùm đứa bé. Má ông Kiệt ráng nuôi vì cũng muốn giữ thể diện cho người trong giòng họ.

…Ông Hai Mẹo nhớ lại sự thay đổi nhanh chóng này của Chín Hoà: “Mới mười mấy tuổi, chả họp dân, nói, ai cũng há hốc mồm nghe. Chả vận động đi cướp Chính quyền, người ta xách rựa đi hết”. …

Sau đó, cũng chính ông Võ Văn Kiệt là một trong những người chỉ huy cuộc dấy binh đêm 23-11-1940 ở Vĩnh Long: Đêm “Cộng Sản dậy”, theo cách nói của dân chúng lúc đó; và “Nam Kỳ Khởi Nghĩa” theo cách gọi của Lịch sử Đảng Cộng sản sau này.

…Tối hôm đó về làng, mới biết, anh em đi đánh Bắc Nước Xoáy chỉ lẻ tẻ có đôi ba người về tới nơi. Số đông bị bắt, bị giết, trong đó có người anh thứ ba của ông Võ Văn Kiệt. … Lính Quận bắt anh trai ông Kiệt phải đi lùng bắt thằng em làm loạn. Một tối, ông Kiệt về nhà. Ba ông không nói gì, chỉ lặng lẽ mài đi mài lại một lưỡi mác; lặng lẽ liếc đám lông trên ống quyển, thử dao. Trước khi ông Kiệt đi, ba ông trao cho ông cây mác, nói: “Thằng anh mày nó sợ, nó doạ bắt mày. Mày cầm cái mác, đứa nào bắt thì cứ đâm cho tao”. … Ít lâu sau, Chị Năm Hồng biết ông Kiệt còn, tìm cách nhắn ông vô Đìa Chảo tập hợp lực lượng lại. Anh em trao đổi với nhau, nhận định: “Thất bại là tạm thời”. Mấy người trẻ dứt khoát: Cách mạng chưa thành quyết không về xứ. Rồi Liên Tỉnh uỷ có chủ trương gom các cơ sở cũ vào rừng U Minh. Tỉnh uỷ cho người vô Đìa Chảo, đón nhóm ông Kiệt. Đầu năm 1942, giữa rừng U Minh, ông Kiệt cùng các đồng chí của mình nhận được tin Đảng đã thành lập Mặt Trận Việt Minh. Cũng tại đây, lần đầu tiên ông nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng của Mặt Trận, lần đầu tiên ông nghe cái tên Việt Bắc xa xôi.

Năm 1951, ông Võ Văn Kiệt ra Việt Bắc. Ông, lúc bấy giờ là Phó Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu, cùng Đoàn đại biểu Nam Bộ ra Bắc dự Đại hội Đảng lần thứ II, sau đó dự lớp “Hoa Nam” tại trường Nguyễn Ái Quốc III, khoá 6 tháng.

…Trong số những người Kháng chiến ở Nam Bộ, ông Kiệt biết, có những địa chủ rất giàu có như vợ chồng ông Bùi Thiện Lộc cũng đã ra Bưng theo Kháng chiến. Cựu Bí thư Bạc Liêu, ông Nguyễn Thành Nhơn cũng là một địa chủ. Năm 1950, khi ông Lê Đức Thọ, ông Lê Toàn Thư từ Xứ uỷ Nam Bộ xuống Tỉnh uỷ bàn với ông Kiệt về quyết định để ông Võ Văn Kiệt làm Bí thư thay ông Nhơn chỉ vì ông Nhơn là địa chủ, ông Kiệt đã không chịu.

…Từ các địa phương, những người Cộng sản viết thư cho Xứ Uỷ: “Ở đây chỉ còn một số ít cơ sở, nếu không cho chúng tôi đánh hoặc rút ra thì chúng tôi xin vĩnh biệt Đảng, vĩnh biệt các đồng chí”. Cho phép họ nổ súng lúc đó là có thể bùng phát một cuộc chiến, trong khi Đảng chưa có chủ trương. Ông Kiệt nhớ lại: “Những anh em viết thư này sau đều hy sinh hết”. Ông Duẩn cũng có lúc bị bật ra đảo Hòn Khoai. Năm 1956, từ Bến Tre, ông lên Sài Gòn, tại đây, cơ sở tiếp tục bể, thêm một số Uỷ viên Thường vụ Xứ uỷ bị bắt. Ông Duẩn quyết định đưa Xứ uỷ Nam Bộ sang Phnompênh. Năm 1957, ông Duẩn ra Bắc, tạm giao quyền lãnh đạo Xứ uỷ cho ông Nguyễn Văn Linh. Từ Miền tây, ông Kiệt lên thay ông Linh làm Bí thư Khu uỷ Sài Gòn…

Huy Đức

LB: Sao giống “BH” tìm bạn thế?

Thứ Hai, 16/06/2008, 19:09 [GMT+7]

Từ nỗi đau của ông, Võ Văn Kiệt

//tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/263675/Tu-noi-dau-cua-ong-Vo-Van-Kiet.html

…Hôm qua, 15-6, ông đã “phục tùng tổ chức” để về yên nghỉ tại nghĩa trang thành phố. Trong thâm tâm, ông muốn tro của mình được rải xuống khúc sông mà hai người con và người vợ yêu quý nhất của ông đã mãi nằm lại đó.

Đầu năm 1966, khi người con trai út, Phan Chí Tâm, vừa được sanh ra ít lâu, vợ ông, bà Trần Kim Anh, muốn cho ông biết mặt con, đã bế Tâm và dắt theo cô con gái Phan Thị Ánh Hồng, sinh năm 1958, ra chiến khu thăm chồng. Từ Sài Gòn, bà Tư Cách, một cơ sở của ông dẫn bà Kim Anh đi theo đường sông, lên tới đoạn, bên này là Củ Chi, bên kia là Bến Cát thì chuyến tàu khách của họ bị ném bom. Họ chết mà chưa bao giờ tìm thấy xác.

…Sau khi nghe tin mẹ mất, con trai lớn của ông là Võ Dũng, sinh năm 1951, khi ấy đang cùng với em gái, Võ Hiếu Dân, sinh năm 1955, học ở Hà Nội, nằng nặc đòi được vào Nam. Trung ương có điện thoại cho ông. Ông đồng ý. Trong thâm tâm, ông cũng muốn có chút ruột rà máu mủ ở bên mình.

…. Sáu tháng sau, trong một lần trinh sát một đồn địch nằm trong vùng quê mẹ, Rạch Giá, Võ Dũng hy sinh. Năm ấy, anh chỉ mới vừa tròn 20 tuổi.

Không ai biết được ông đã chịu đựng mất mát ấy như thế nào. Trước ba quân, ông vẫn mạnh mẽ như không có chuyện gì. …

Nhưng, theo bác sĩ Nam, “hình như trời đất vẫn còn ngó tới ông ấy”. Qua năm sau, 1972, Trung ương hội Phụ nữ điện vào báo cho ông là đã tìm được người con trai sinh năm 1952, Phan Thanh Nam. Đây là người con trai mà ông có được trong lần ra Bắc hồi năm 1951. Trở lại miền Nam, ông Võ Văn Kiệt kể: “Tôi nói hết với vợ. Bà ấy nghe, cũng buồn nhưng không trách móc gì. Bà ấy thỉnh thoảng lại nhắc, phải tìm được thằng Nam về”.

Mỗi lần cứ có người ra, ông Võ Văn Kiệt lại nhắn nhờ tìm Phan Thanh Nam. Năm 1972, bà Bảy Huệ, phu nhân của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, người năm 1959 đưa Võ Dũng và Hiếu Dân ra Bắc và chăm sóc, đã tìm được Nam về cho ông. …

Ông Võ Văn Kiệt kể: “Tôi kể cho Nam về vợ tôi. Nó nghe rồi nói, “con nhận mẹ của Hiếu Dân và anh Dũng làm mẹ”. Tôi cũng nói rõ với Hiếu Dân nhưng chủ yếu là để cho hai đứa hiểu nhau một cách tự nhiên. Tôi rất mừng, giờ tụi nó quý nhau lắm”. Sáng 15-6, khi đọc lời cảm tạ của gia đình, con trai ông, Phan Thanh Nam, đã không quên nhắc đến những người đã khuất: “Chúng con xin cám ơn Má, anh Hai và các em, đã vĩnh viễn ra đi trong cuộc chiến tranh, để lại tình thương yêu vô bờ bến”.

Huy Đức
Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Bạn tôi, liệt sĩ Võ Dũng

24/07/2009 15:02:04

//kienthuc.net.vn/channel/2981/2009/07/1713839/

– ” Năm ngoái bác Sáu Dân cũng đã quy tiên, vậy là Võ Dũng cùng ba, má và hai em đã mãi mãi yên nghỉ nơi vĩnh hằng…” – anh Trần Kiến Quốc [cựu học sinh trường  thiếu sinh quân Nguyễn VănTrỗi], con trai tướng Trần Tử Bình] kể về liệt sĩ Võ Dũng [con trai cố thủ tướng Võ Văn Kiệt] nhân dịp 27/7.

 Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bảo vệ Tổ quốc, Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi [thuộc Tổng cục Chính trị, QĐNDVN] có 2 thầy giáo và 29 học sinh đã anh dũng hy sinh. Khi sưu tầm tư liệu về nhà trường, tôi gặp được Võ Hiếu Dân [em gái liệt sỹ, con cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt] và ghi được nhiều điều về bạn mà khi cùng học chưa biết.

Võ Dũng tên thật là Phan Chí Dũng, sinh 1951 tại Rạch Giá. Cuối những năm 50 thế kỷ trước, vì chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp dã man, cơ quan Trung ương cục phải tạm lánh sang Phnôm-pênh. Bác Sáu Dân đưa Dũng và Dân theo cùng. Năm 1960, khi vừa 9 tuổi, từ Cămpuchia, Dũng được tổ chức đưa ra Bắc. Ba, má và hai em vẫn ở lại trong Nam [So với chúng bạn thì đây cũng là một thiệt thòi]. Ra Bắc, Dũng được gửi vào học tại các trường Học sinh miền Nam số 19, 21 ở Cầu Rào [Hải Phòng].

…Cuối năm 1966, Trung ương cục cử dì Tư – liên lạc viên – về Sài Gòn đón má và hai em lên chiến khu thăm bác Sáu. Để đảm bảo bí mật, dì Tư chọn đi chuyến tầu Thuận Phong dành chở vợ con sĩ quan, binh lính ngụy lên thăm chồng ở đồn Dầu Tiếng. Thời gian này đang diễn ra trận càn lớn. Đúng ngày 17 tháng 12, địch có lệnh thiết quân luật, cấm mọi tàu bè chạy trên tuyến đường sông này.

Thật không may, ông chủ tàu Thuận Phong đêm ấy say rượu, không hay biết tin. Sáng sau vẫn cho tàu chạy. Rời Sài Gòn được hơn tiếng đồng hồ thì bị đoàn trực thăng yểm trợ bắn xối xả. Trúng đạn, tàu chìm dần. Toàn bộ hành khách trên tàu không còn ai sống sót. Ba và các chú đã giấu không cho Dũng và em Dân biết tin này.

…Ngày 21 tháng 4 năm 1972, trong một chuyến trinh sát cùng hai đồng đội, không may cả nhóm rơi vào ổ phục kích. Địch bất ngờ xả súng. Không kịp phản ứng, ba anh em hy sinh trên kênh Tây Ký, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Vân, tỉnh Rạch Giá. Võ Dũng được chôn cất đúng nơi quê mẹ. …

Trần Kiến Quốc

Võ Văn Kiệt

//vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_V%C4%83n_Ki%E1%BB%87t

Võ Văn Kiệt [23 tháng 11 năm 1922 – 11 tháng 6 năm 2008] tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, Chín Dũng; là một nhà chính trị Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và sau đó là Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 8 tháng 8 năm 1991 cho đến ngày 25 tháng 9 năm 1997. Ông được nhiều báo chí đánh giá là người đã đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và cải cách chính sách ở Việt Nam kể từ năm 1986[1][2], là “tổng công trình sư” nhiều dự án táo bạo của thời kỳ Đổi mới.[3][4]

Tiểu sử và hoạt động

Võ Văn Kiệt tên thật là Phan Văn Hòa sinh năm 1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, miền Nam Việt Nam.[5]

Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi trong phong trào Thanh niên phản đế [1938], ông Kiệt được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939. Trong thời gian Khởi nghĩa Nam Kỳ ông là Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ tại huyện Vũng Liêm. Sau Cách mạng tháng Tám, khi quân đội Pháp tái chiếm Nam Kỳ, ông là Ủy viên chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam Bộ. Từ năm 1946 đến năm 1954, ông là Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Rạch Giá, sau đó là Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu.

Sau Hiệp định Genève, năm 1955, ông được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ và Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Từ năm 1959 đến cuối năm 1970, ông được giao trọng trách là Bí thư Khu ủy T.4, tức khu Sài Gòn – Gia Định.

…Gia đình

Ông Võ Văn Kiệt có hai đời vợ. Người vợ đầu của ông, bà Trần Kim Anh, có với ông 4 người con: Phan Chí Dũng [sinh năm 1951], Phan Hiếu Dân [sinh năm 1955], Phan Thị Ánh Hồng [sinh năm 1958] và Phan Chí Tâm [sinh năm 1966][21]. Năm 1966, bà cùng hai người con út, một trai một gái, đã thiệt mạng khi quân đội Hoa Kỳ bắn chìm tàu Thuận Phong trong một cuộc càn quét qua chiến khu Củ Chi[22]. …

Người vợ thứ hai của ông là Giáo sư, Tiến sĩ Hóa học Phan Lương Cầm, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, bà Cầm từng được trao tặng Giải thưởng Kovalevskaia, giải thưởng cao nhất dành cho các nhà khoa học nữ Việt Nam.[23][24]

Tặng thưởng

Chú thích

TÍNH CÁCH VÕ VĂN KIỆT

//www.svhttdl.vinhlong.gov.vn/view.aspx?tempid=1080&temparentid=392

…Ông Hà Văn Út, bà Nguyễn Thị Hồng và ông Lê Quang Phong [Bí thư Huyện ủy Vũng Liêm] giới thiệu, đồng chí Tạ Uyên đứng ra kết nạp đồng chí Phan Văn Hòa – tức Võ Văn Kiệt vào Đảng. Đây là bước ngoặc lịch sử của cuộc đời, một chẳng đường đầy phấn khởi tin tưởng nhưng cũng lắm khúc khuỷu khó khăn.

Chuyện về nghĩa sĩ Phan Văn Hòa – Sáu Dân – Võ Văn Kiệt

Chủ nhật 28/11/2010 09:38

//www.anninhthudo.vn/Xa-hoi/Chuyen-ve-nghia-si-Phan-Van-Hoa-Sau-Dan-Vo-Van-Kiet/386268.antd

[ANTĐ] – Sinh năm 1922 tại làng Bình Phụng, cái ấp nghèo thuộc xã Trung Lương, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, Phan Văn Hòa là con út trong gia đình có tám người con, sáu trai hai gái. Theo cách gọi của Nam bộ thì Phan Văn Hòa được kêu là Chín Hòa. Chín Hòa lớn lên trong nghèo khó theo cha nuôi lênh đênh trên chiếc xuồng con gặt thuê cấy mướn cho các điền chủ trên các triền của con sông Tiền, sông Hậu…

Kỷ niệm 70 năm Nam Kỳ khởi nghĩa [1940 – 2010]

Vốn hiếu học, những ngày được đến trường cùng với hiểu biết đầu đời đã cho cậu bé Chín Hòa đủ thắp lên mơ ước tìm đến với tri thức sau này. Nhưng cuộc đời Chín Hòa đã bắt đầu đi theo một hướng rẽ không thể khác: Trong đám tang mẹ, cậu bé đã gặp được người họ hàng bên mẹ đó là ông Hà Văn Út. Câu chuyện của ông Út đã cuốn hút cậu bé họ Phan và từ đó cậu quyết định nói với cha nuôi xin đi làm cách mạng… Mười tám tuổi, chàng thanh niên Phan Văn Hòa tham gia diễn thuyết tuyên truyền cách mạng ở quê hương. Và rồi cái đêm lịch sử 23-11-1040, chính Phan Văn Hòa là một trong những người chỉ huy trẻ tuổi của cuộc dấy binh ở Vĩnh Long. Người dân nơi đây gọi đó là “Đêm Cộng sản nổi dậy” và sau này quen gọi là Nam Kỳ khởi nghĩa…

…. Thắng lợi của trận lấy đồn Bắc Nước Xoáy trở về, Phan Văn Hòa và đồng đội đâu biết rằng đêm ấy, Sài Gòn không “khởi nghĩa”, tại Vĩnh Long cũng thế. Thì ra lệnh từ Trung ương tạm ngừng khởi nghĩa đã không đến được nhiều nơi.

Chính ông Quảng Trọng Hoàng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long cũng không hay. Sáng hôm sau 24-11 đã thấy xe giặc từ Vĩnh Long chở theo lính tráng từ Vĩnh Long xuống chạy ầm ầm. Bí thư Hoàng bảo anh em: Không thể đối phó nổi. Anh em tạm thời ai về nhà nấy, rồi tìm cách bắt liên lạc sau” . Đêm hôm sau về làng mới hay những nghĩa sĩ đi đánh đồn đêm trước chỉ có vài người về được. Nhiều người bị bắt bị giết, trong số đó có một người anh trai của Chín Hòa… Đêm ấy cha Chín Hòa là ông Phan Văn Dựa mài cây mác thật bén bảo: Mày cầm theo cây mác. Thằng nào bắt mày đâm cho tao”. Chín Hòa hiểu lòng cha. Và cuộc dấn thân, đời chiến đấu khốc liệt chỉ mới bắt đầu…

Tỉnh ủy đã bắt lại liên lạc. Phan Văn Hòa được đón về Đìa Cháo giữa rừng U Minh. Hai năm sau, từ Rừng U Minh, những người nghĩa sĩ nhận được tin từ Việt Bắc, Đảng đã thành lập Mặt trận Việt minh. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được lưu hành như biểu thị của niềm tin vào chiến thắng của dân tộc. Với lòng yêu kính người mẹ quá cố, sau này khi đổi tên để hoạt động, Chín Hòa đã lấy họ Võ của mẹ với cái tên Võ Văn Kiệt.

Tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ II năm 1951, Võ Văn Kiệt ra Việt Bắc tham dự với tư cách là Phó Bí thư tỉnh ủy Bạc Liêu trong đoàn đại biểu Nam bộ. Sau lớp tập huấn tại Hoa Nam, Võ Văn Kiệt trở lại Nam bộ hoạt động. Một kỷ niệm khó quên trong đời ông Võ Văn Kiệt là chuyện những ngày đưa đoàn cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc sau Hiệp định Genevơ 1954. Đêm ấy trước mặt Ủy ban giám sát và báo chí, ông Lê Duẩn và ông Lê Đức Thọ cùng Võ Văn kiệt đã lên một chiếc tàu để đến lúc nửa đêm, một chiếc xuồng con đã đón các ông quay lại bờ… Khuya ấy Võ Văn Kiệt đưa ông Lê Duẩn vào một cơ sở để bắt đầu một cuộc trường kỳ giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc…

…Với đời riêng, ông đã chịu đựng nỗi đau lớn nhất trong đời: Người vợ trẻ và hai đứa con thơ đã bị giặc giết hại trong một lần bà Trần Kim Anh đưa hai đứa con út đến Củ Chi thăm ông. Nỗi đau ấy ám ảnh mãi, để đến cuối đời mình, ông dành những ngày ít ỏi còn lại để ở bên đứa con gái Võ Hiếu Dân như một lần cuối nhớ thương người vợ đã hy sinh cuộc đời nhung lụa để chấp nhận làm vợ một nhà hoạt động cách mạng như ông…

Tân Linh

Video liên quan

Chủ Đề