Ví dụ về trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn

Bạn biết đấy, trí nhớ có vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm lý của con người, là điều kiện để con người tích lũy vốn kinh nghiệm sống của mình và sử dụng kinh nghiệm sống đó tốt hơn trong mọi hoạt động. Thử nghĩ xem nếu chúng ta không có trí nhớ thì sẽ ra sao? Chúng ta sẽ không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm tức là chẳng có bất kỳ một hoạt động nào trong cuộc sống và cũng không thể hình thành được nhân cách được phải không. Vậy trí nhớ có vai trò như thế nào và làm thế nào để có một trí nhớ siêu phàm, cùng Siêu trí não tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

☛ ☛ ☛ 5 lý do mà đa số giới trẻ thường mắc phải gây suy giảm trí nhớ

Trí nhớ là gì?

Trí nhớ là là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm tiếp nhận thông tin, lưu giữ thông tin và hồi tưởng thông tin trong trí óc, đó là cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay là suy nghĩ trước đây.

Những đường liên hệ thần kinh tạm thời được xem là cơ chế hình thành trí nhớ. Trong đó phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của sự ghi nhớ, còn sự củng cố, bảo vệ đường liên hệ thần kinh tạm thời mà đã được hình thành là cơ sở của sự hồi tưởng, tái hiện của trí nhớ.

Vai trò của trí nhớ là gì?

Vai trò của trí nhớ là cực kỳ quan trọng trong đời sống tâm lý của con người, Trí nhớ là điều kiện để con người phát triển các chức năng tâm lý bậc cao để con người có thể tích lũy vốn kinh nghiệm sống của mình và sử dụng vốn kinh nghiệm sống đó của mình tốt hơn trong các đời sống và sinh hoạt hàng ngày.

Nhờ có trí nhớ mà tất cả những sự vật hiện tượng mà ta đã phải tri giác được, những ý nghĩ và tính cảm ta đã có không bị mất đi mà vẫn còn được giữ lại trong trí óc và trở thành khả năng thực tiễn, sự hiểu biết, kinh nghiệm của chúng ta.

Nếu không có trí nhớ thì mọi sự vật hiện tượng mà ta đã nhận biết nhiều lần đến khi gặp lại sẽ thấy như hoàn toàn mới và con người sẽ mất đi khả năng suy nghĩ sáng tạo và đặt kế hoạch cho hoạt động tương lai dựa trên những hiểu biết và khả năng sẵn có

Nếu không có trí nhớ thì ngay cả những tình cảm thiêng liêng nhất cũng bị xóa bỏ, mọi sự vật con người gắn bó với hàng ngày như cha mẹ, con cái bạn bè đều trở nên xa lạ.

Ngày nay, trí nhớ không chỉ giới hạn trong hoạt động nhận thức mà còn là một thành phần tạo nên nhân cách của con người, vì đặc trưng tâm lý nhân cách mỗi người được hình thành trên cơ sở vốn kinh nghiệm về mọi mặt của họ, mà kinh nghiệm do trí nhớ đem lại.

Các loại trí nhớ

Trí nhớ tạm thời

Giả dụ chúng ta nhìn một vật gì đó trong vòng vài giây là có thể nhớ được nó trông như thế nào, sau đó chúng ta sẽ quên ngay lập tức, đó chính là trí nhớ tạm thời, đây là dạng ngắn nhất của ghi nhớ, nó hoạt động như một tầng đệm để thu nhận kích thích do 5 giác quan mang lại. Thông tin được ghi nhận chính xác chỉ trong khoảng thời gian cực kì ngắn. Khác với loại trí nhớ khác , trí nhớ tạm thời không thể rèn luyện, kéo dài bằng cách luyện tập được, tuy nhiên đây lại bước cần thiết để lưu giữ thông tin vào vùng trí nhớ ngắn hạn.

Trí nhớ ngắn hạn

Trí nhớ ngắn hạn [hay còn gọi là trí nhớ làm việc – working memory] là những ghi nhớ tạm thời những thông tin mà chúng ta vừa mới xử lý nó. Nó có khả năng ghi nhớ và xử lý thông tin cùng lúc. Trí nhớ ngắn hạn chỉ có thể lưu giữ lượng thông tin nhỏ trong một khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên nếu chúng ta thường xuyên “rèn luyện trí nhớ” thì có thể lưu giữ thông tin lâu hơn.

Một ví dụ khác về hoạt động của trí nhớ ngắn hạn là nó có thể giữ một thông tin tạm thời để làm việc [ví dụ: thông dịch viên phải vừa nhớ thông tin bằng 1 ngôn ngữ và dịch nó ra thành một ngôn ngữ khác].

Tuy nhiên, thông tin này sẽ nhanh chóng biến mất trừ khi chúng ta cố gắng lưu giữ lại một cách có ý thức. Trí nhớ ngắn hạn là bước cần thiết đi đến giai đoạn trí nhớ dài hạn. Sự chuyển thông tin đến vùng trí nhớ dài hạn để nhớ được lâu hơn có thể được kích hoạt và cải thiện bằng cách lặp lại thông tin đó, hoặc bằng liên tưởng tức là cách gắn thông tin đó với một ý nghĩa hoặc những kiến thức có sẵn.

Trí nhớ dài hạn

Trí nhớ dài hạn được dùng để lưu trữ thông tin trong thời gian dài. Mặc dù chúng ta thấy rằng mình quên đi mỗi ngày nhưng dường như trú nhứ dài hạn bị hao mòn rất ít qua thời gian và nó có thể được lưu giữ thông tin không giới hạn trong thời gian vô hạn.

Trí nhớ ngắn hạn có thể trở thành trí nhớ dài hạn qua quá trình hợp nhất, rèn luyện trí nhớ thường xuyên bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần và kết hợp với ý nghĩa. Nếu như trí nhớ ngắn hạn dùng âm thanh ít hình ảnh để lưu giữ thông tin thì trí nhớ dài hạn lại mã hóa thông tin dựa vào ý nghĩa và sự liên tưởng để lưu trữ, ghi nhớ lại.

Trí nhớ dài hạn có hai dạng chính là: trí nhớ có thể tường thuật lại [ví dụ: bạn luôn nhớ được Hà Nội là thủ đô của Việt Nam , hay bạn nhớ được những sự kiện đã từng xảy ra…] và trí nhớ tiềm ẩn [ví dụ như khả năng chơi piano, chơi golf…].

Rèn luyện trí nhớ dài hạn như thế nào?

Thông tin được nạp vào bộ óc của con người sẽ mất dần theo thời gian với một tốc độ rất nhanh nếu chúng ta cứ để cho nó trôi qua như vậy, và để khắc phục tính trạng này chúng ta cần thường xuyên rèn luyện trí não, ôn lại các thông tin cần nhớ để củng cố trí nhớ và biến trí nhớ từ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn. Việc nhắc lại thông tin càng nhiều lần thì chúng ta càng khó có thể quên thông tin hơn hoặc tốc độ quên sẽ giảm đến mức thấp nhất hoặc có thể không bao giờ quên.

Xem thêm: ” Bí quyết rèn luyện trí nhớ hiệu quả“

Trí nhớ siêu phàm

Nhằm làm tăng khả năng nhớ của bộ não, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra các phương pháp ghi nhớ. Các phương pháp này hiện nay được những người tham gia cuộc thi trí nhớ thế giới sử dụng thuần thục. Bất cứ ai cũng có thể sở hữu trí nhớ gần như hoàn hảo nhờ luyện tập những phương pháp này.

Nguyên tắc căn bản giúp con người tăng cường trí nhớ là mã hóa những chủ thể khó nhớ [ví dụ như số điện thoại, tên người, công thức toán] thành những chủ thể dễ nhớ đối với não người [ví dụ như hình ảnh, địa điểm, cảm xúc].

Nhớ số dãy số ngẫu nhiên

Dựa trên những nguyên tắc, để nhớ một dãy số tự nhiên ta cần tạo ra một bộ mã dành cho số [mỗi người có thể có bộ mã khác nhau]. Sau khi mã hóa những số trong dãy số cần nhớ sang những hình ảnh quen thuộc, bạn cần nghĩ ra một câu chuyện có bối cảnh ở một vị trí mà bạn đã từng đến [như nhà bạn chẳng hạn].

Làm thế nào để có một trí nhớ siêu phàm?

Bí quyết của ông Dr.Biswaroop kỷ lục gia về trí nhớ siêu phàm của thế giới chia sẻ rằng” con người chúng ta có khả năng ghi nhớ rất tốt nhưng lại chưa được khai thác triệt để. Để để có một trí nhớ tốt , trước hết chúng ta phải thật tập trung khi cần ghi nhớ điều cần nhớ. Trên thực tế, trong lúc làm việc và học tập, não bộ chúng ta không tập trung 100% vào mục đích chính mà còn nghĩ đến nhiều vấn đề khác nên thường sẽ bị nhanh quên.

Đồng thời, những người có khả năng liên tưởng tốt thì sẽ có trí nhớ tốt hơn. Thay vì nhớ những con số, sự kiện khô khan, ông cho rằng cần phải biết liên tưởng và suy nghĩ theo cách hóm hỉnh, hài hước để tạo ra sự phấn khích cho não bộ. Nghĩ đến những gì càng khác biệt thì não bộ càng dễ thu nạp và lưu lại hơn.

Ngoài ra ông cũng khuyên những người muốn có một trí nhớ tốt phải có một cơ chế sinh hoạt hợp lý cho não bộ để đạt được hiệu quả cao nhất, ông cho rằng khi con người ngủ thì bộ não không ngủ mà dùng khoảng thời gian này để sắp xếp, điều chỉnh lại thông tin. Do vậy, trước khi đi ngủ 1h bạn hãy nhớ lại những thông tin cần thiết mà mình cần ghi nhớ để não bộ có thể sắp xếp, sao lưu lại sau đó. Còn sau khi thức dậy trong vòng 1h lúc này não bộ của con người đã được nạp thêm năng lượng nên khả năng ghi nhớ cũng tốt hơn vì vậy đây chính là lúc chúng ta cung cấp cho não những thông tin mới để não dễ dàng tiếp nhận.

Kỷ lục gia khẳng định việc suy nghĩ tích cực cũng làm cho trí nhớ được cải thiện vì não bộ và suy nghĩ có một sự liên kết rất chặt chẽ với nhau. Khi có suy nghĩ tích cực thì não cũng sẽ hoạt động tích cực và ngược lại. Khi hạnh phúc, vui vẻ thì sẽ tạo ra được một trạng thái tích cực, lúc này não sẽ phát ra những tần số nhất định để có thể bắt được năng lực tự nhiên từ vũ trụ. “Ngược lại khi chúng ta tức giận, buồn chán sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Lúc này lượng bạch cầu trong cơ thể sẽ giảm đi, sức đề kháng cũng vì thế sẽ giảm theo nên cơ thể dễ bị ốm đau, bệnh tật”.

Tổng hợp bởi: Sieutrinao.com

Xem thêm: Những món ăn tăng cường trí nhớ hiệu quả – bạn nên biết

Bạn cộng 2 số với nhau mà không cần dùng bút giấy hay máy tính, hoặc bạn nhớ chỉ dẫn lái xe trong lúc tìm kiếm mốc ranh giới, nhớ được số điện thoại khi được người khác đọc…đó chính là trí nhớ ngắn hạn. Vậy trí nhớ ngắn hạn là gì, nó quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta và làm cách nào để rèn luyện trí nhớ ngắn hạn của mình. Hãy tham khảo bài viết do Sieutrinao tổng hợp nhé.

Trí nhớ ngắn hạn là gì?

Trí nhớ ngắn hạn [working memory] là khả năng lưu giữ thông tin trong đầu và tương tác trong óc.

Bạn sử dụng nó hàng ngày trong một khoảng thời gian ngắn ví dụ có ai hỏi bạn 35+ 49 bằng bao nhiêu bạn có thể trả lời ngay bằng 84 mà không cần dùng bút giấy hoặc máy tính, bạn nhớ số điện thoại trong lúc nghe nó và bấm số điện thoại, hoặc nhớ những chỉ dẫn lái xe trong lúc tìm kiếm mốc ranh giới…thì bạn đang dùng trí nhớ nhớ ngắn hạn đấy.

Chúng ta dùng trí nhớ ngắn hạn nhiều cho công việc và học tập, trẻ em thì cần trí nhớ này cho nhiều nhiệm vụ khác nhau như tuân theo chỉ dẫn của giáo viên hoặc nhớ những câu mà chúng được yêu cầu viết ra giấy.

Trí nhớ ngắn hạn quan trọng hơn IQ?

Sau nhiều công trình nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng khả năng thành công trong mọi lĩnh vực học tập của 1 đứa trẻ phụ thuộc vào trí nhớ ngắn hạn của đứa trẻ tốt như thế nào bất kể chỉ số IQ của chúng. Trí nhớ ngắn hạn lúc bắt đầu việc học chính thức là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về sự thành công trong học tập về sau hơn chỉ số IQ ở những năm đầu đời.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, trái ngược với chỉ số IQ, trí nhớ ngắn hạn không có liên quan đến trình độ giáo dục của bố mẹ hoặc nền tảng kinh tế-xã hội. Điều này có nghĩa là tất cả trẻ em, bất kể ảnh hưởng thuộc môi trường hoặc hoàn cảnh gia đình, có thể có những cơ hội như nhau để đạt được tiềm năng nếu người ta đánh giá và nêu ra vấn đề thuộc trí nhớ ngắn hạn khi cần thiết.

Trí nhớ ngắn hạn là một cấu trúc tương đối ổn định, có những ngụ ý quan trọng cho sự thành công trong học tập. Trong khi trí nhớ ngắn hạn gia tăng theo tuổi tác thì khả năng tương đối của nó vẫn giữ nguyên. Điều này có nghĩa là nếu như một đứa trẻ thuộc 10% top có trí nhớ kém hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi thì nó có khả năng vẫn giữ nguyên ở cấp độ này trong suốt sự nghiệp học hành sau này.

Tóm lại, qua nghiên cứu này người ta nhận thấy rằng nếu như dựa vào gen di truyền của bố mẹ hay chỉ số IQ cao trong học tập để xem là người có trí nhớ tốt có thể là sai lầm. Nhà trường nên tập trung vào việc đánh giá trí nhớ ngắn hạn vì đây chính là yếu tố đánh giá tốt nhất những kỹ năng đọc hiểu đánh vần và làm toán của một đứa trẻ. Trí nhớ ngắn hạn kém hiếm khi được các giáo viên nhận ra họ thường đánh giá những đứa trẻ gặp vấn đề này là do thiếu chú ý hoặc do trí thông minh kém. Vì vậy không can thiệp sớm được trí nhớ ngắn hạn của những đứa trẻ này và làm tăng số lượng những học sinh yếu kém trong học tập.

Các phương pháp rèn luyện trí nhớ ngắn hạn

Bạn nên nhớ rằng trí nhớ ngắn hạn của chúng ta chỉ có thể lưu giữ một lượng thông tin có hạn và liên tục bị tấn công bởi những ý nghĩ mới và những kinh nghiệm thuộc các giác quan đều cố gắng làm bạn bị sao lãng khỏi công việc trước mắt.Dù trong trí nhớ ngắn hạn có một yếu tố thuộc di truyền thì nó vẫn có thể thay đổi được trước những tác động từ môi trường. Các nghiên cứu về trẻ nhỏ phát hiện thấy tình trạng kinh tế-xã hội của bố mẹ và cách họ tương tác với con có liên quan đến sự phát triển những kỹ năng nhận thức điều hành như trí nhớ ngắn hạn.” Vì vậy, để cải thiện trí nhớ ngắn hạn tốt hơn bạn có thể áp dụng những cách sau đây.

1. Giảm stress trong cuộc sống của bạn

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng stress có tác động rất tiêu cực lên trí nhớ ngắn hạn của chúng ta. Nếu trong cuộc sống chúng ta thường xuyên bị stress thì khả năng trí nhớ ngắn hạn trong việc thực hiện những công việc và nhận thức đơn giản lại càng thấp. Đó là một chu trình gây thất vọng: Mất tập chung, trí nhớ kém làm chúng ta không thể hoàn thành nhiệm vụ sẽ tạo nên stress và quá nhiêu stress lại làm giảm khả năng lấy lại và duy trì sự tập chung của chúng ta. Để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này thì hãy tạo ra sự vui vẻ, hãy trở nên thức tỉnh hơn, khi nào thấy những ý nghĩ không mong muốn xuất hiện trong đầu hãy hít thở thật sâu trong vài phút nó sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh và kiểm soát sự tập trung khi bạn quay lại với công việc.

✮✮✮ 5 game hack não giúp bạn tăng cường trí nhớ hiệu quả

2. Tập thể dục nhiều hơn và sống khoẻ mạnh

Bạn biết không trí nhớ ngắn hạn cũng có thể được cải thiện bằng những bài tập thể dục với cường độ cao. Một thực nghiệm được tiến hành bởi tiến sỹ Christine Lo Bue-Estes và các cộng sự của bà xem xét tác động của tập thể dục lên trí nhớ ngắn hạn trước, trong và sau khi thực hiện những bài tập đòi hỏi sự gắng sức. Các kết quả cho thấy trong khi trí nhớ ngắn hạn giảm trong lúc tập nhưng ngay sau khi tập gắng sức, thì nó lại tăng lên sau một giai đoạn hồi phục ngắn so với những người không tập thể dục.

3. Học những kỹ năng mới ví dụ như tập chơi một nhạc cụ

Một nghiên cứu của bác sĩ Torkel Klingberg phát hiện ra rằng trí nhớ ngắn hạn có thể được tăng cường thông qua tiếp xúc với sự kích hoạt thần kinh quá mức, nghĩa là chúng ta càng luyện tập một kỹ năng nào đó thì vùng não được kích hoạt bởi kiểu kinh nghiệm cảm giác đó càng lớn hơn. Ví dụ, vùng não được kích hoạt bởi âm thanh của một cây guitar sẽ lớn hơn ở người chơi guitar hơn với người không chơi. Bạn sẽ không chỉ có khả năng lưu giữ nhiều thông tin hơn trong trí nhớ ngắn hạn, mà việc tập luyện kỹ năng mới còn giúp bạn phớt lờ những thứ gây sao lãng và duy trì sự tập trung – các lợi ích được chuyển sang những công việc khác. Điều ta biết chính là bộ não của chúng ta có một khả năng giới hạn lưu giữ thông tin trong suốt 1 nhiệm vụ và nó gặp khó khăn trong việc phớt lờ những thứ gây sao nhãng.

Cuối cùng, bất kì việc gì chúng ta có thể làm để tăng cường khả năng này – dù đó là tập thể dục, học một kỹ năng mới hay tập thiền-giúp chúng ta duy trì tập trung và dập tắt hàng triệu thứ đang cố lấy đi sự chú ý của chúng ta.

Tóm lại trí nhớ ngắn hạn rất quan trọng với cuộc sống của chúng ta, khả năng về trí nhớ ngắn hạn tốt sẽ dự báo về những kỹ năng trong đọc hiểu, đánh vần, làm toán góp phần vào việc nỗ lực học tập của một đứa trẻ. Vì vậy, rèn luyện trí nhớ ngắn hạn ngay từ lúc còn nhỏ chính là cách để chúng ta đạt được những thành tựu trong việc học tập sau này.

✮✮✮ 7 phương pháp rèn luyện trí nhớ siêu đỉnh

Video liên quan

Chủ Đề