Tên mô hình, điển hình tiên tiến trong trường học

Giai đoạn 2015-2020, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng của ngành GD và ĐT tỉnh được triển khai thực hiện trên nền tảng kết quả vững chắc đã đạt được từ nhiều năm. Nội dung các phong trào thi đua bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm trong từng năm học, gắn với các phong trào, các cuộc vận động lớn của ngành, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết 29/2013/NQ-TW của BCH Trung ương Đảng [khoá XI] về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT. 

Các tập thể, cá nhân được vinh danh tại Hội nghị điển hình tiên tiến ngành GD và ĐT giai đoạn 2015-2020.

Từ giáo viên bộ môn Hoá học và nay là Tổ trưởng bộ môn Hoá học, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, trực tiếp tham gia chỉ đạo và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, thầy giáo Vũ Văn Hợp được coi là người “có duyên” đưa nhiều học sinh giỏi đến với những thứ hạng cao quốc gia và quốc tế. Có thể kể đến các thành tích giải quốc gia như: Năm học 2014-2015 có 9/10 học sinh đoạt giải [3 giải Nhì, 4 giải Ba, 2 giải Khuyến khích]; năm học 2015-2016: 7/8 học sinh đoạt giải [1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 3 giải Ba] và 1 học sinh đoạt HCB Olympic Hóa học quốc tế; năm học 2016-2017: 9/10 học sinh đoạt giải [3 giải Nhì, 3 giải Ba, 3 giải Khuyến khích]; năm học 2017-2018: 8/10 học sinh đoạt giải [1 giải Nhất, 3 giải Ba, 1 giải Khuyến khích] và 1 học sinh đạt HCB Olympic Hóa học quốc tế; năm học 2018-2019: 8/8 học sinh đoạt giải [1 giải Nhất, 4 giải Nhì, 1 giải Ba, 2 giải Khuyến khích] và 1 học sinh đạt HCB Olympic Hóa học quốc tế; năm học 2019-2020, trong vai trò lãnh đội, thầy Hợp đã cùng đồng nghiệp dìu dắt đội tuyển học sinh giỏi của trường đạt nhiều thành tích trong các giải quốc gia, quốc tế: 8/10 học sinh đoạt giải [1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 4 giải Ba, 2 giải Khuyến khích] quốc gia và 1 học sinh đoạt HCV Olympic Hoá học quốc tế. Với tình yêu nghề và cống hiến không ngừng nghỉ cho nghề, thầy giáo Vũ Văn Hợp là tiêu biểu cho tấm gương đổi mới sáng tạo và nỗ lực vươn lên dạy tốt - học tốt. Liên tục 6 năm [từ 2013 đến nay] thầy được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, năm học 2017-2018 được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” và cũng là 6 năm liên tiếp thầy được UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong bồi dưỡng học sinh giỏi. Đặc biệt năm học 2016-2017, thầy Hợp đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích đạt nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016. Năm học 2018-2019 được Bộ GD và ĐT 2 lần tặng Bằng khen về Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học năm học 2018-2019” và có thành tích “Tiêu biểu xuất sắc trong năm học 2018-2019”... Cùng với thầy giáo Vũ Văn Hợp còn có hàng trăm cán bộ, giáo viên, nhân viên tiêu biểu của ngành GD và ĐT tỉnh được tôn vinh trong phong trào thi đua toàn ngành giai đoạn 2015-2020. 

Thời gian qua, công tác biểu dương, tôn vinh, nhân rộng điển hình tiên tiến đã được ngành GD và ĐT tỉnh quan tâm chỉ đạo và có nhiều đổi mới với nhiều hình thức phong phú, bám sát nhiệm vụ được giao. Phong trào thi đua được phát động và triển khai sâu rộng tới đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn ngành. Tiêu biểu và xuyên suốt là phong trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với cuộc vận động “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”; các phong trào đối với nữ như “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, “Phụ nữ tích cực lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”… Từ phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, hiện toàn tỉnh đã có 87% trường chuẩn quốc gia. Quy mô, mạng lưới trường học được sắp xếp hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của học sinh. Trong phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, các đơn vị “Thi đua xây dựng cơ quan, đơn vị văn minh, hiện đại, xanh - sạch - đẹp” theo phương châm “4 tốt” [môi trường giáo dục tốt; quản lý tốt, dạy tốt và học tốt] và “trường học hạnh phúc”. 100% các đơn vị xây dựng Quy tắc ứng xử trong trường học, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị về văn hoá công sở. Trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, Sở GD và ĐT chỉ đạo tới các cấp học tổ chức cho các nhà giáo thực hiện “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” theo phương châm “Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc”, các nhóm nhà giáo đăng ký “các nhóm nhà giáo cùng nhau phát triển”…  Qua các phong trào thi đua yêu nước, đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến, nhiều mô hình đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý, giáo dục và nghiên cứu khoa học, nhiều gương người tốt, việc tốt có sức lan tỏa trong ngành GD và ĐT và xã hội như: Các thầy, cô Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong với tinh thần “kỷ cương, chuyên nghiệp, tận tuỵ và sáng tạo” đã làm “rực rỡ tên vàng” trong công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi quốc gia, khu vực và quốc tế. Đó là thầy Vũ Văn Hợp, cô Trần Thị Thanh Xuân, thầy Nguyễn Văn Huyên, thầy Bùi Thái Học, thầy Phạm Hồng Thanh. Giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định có thành tích xuất sắc đi đầu trong việc kết hợp giảng dạy với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, góp phần đào tạo nguồn nhân lực giáo dục chất lượng cao cho tỉnh; nhiều đơn vị trường học tiêu biểu trong tổ chức các hoạt động sáng tạo, khởi nghiệp như: Trường THPT Nguyễn Khuyến [thành phố Nam Định]; Trường THPT Mỹ Lộc [Mỹ Lộc]… đã giúp học sinh thu nhận các kiến thức bổ ích, đồng thời tăng cường giáo dục đạo đức, lý tưởng kết hợp bồi dưỡng kỹ năng sống nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề trong thực tế đời sống học sinh; trong phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” có nhiều tấm gương nữ nhà giáo tiêu biểu như: Trần Thị Thanh Xuân, tổ trưởng chuyên môn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong nhiều năm liên tục có học sinh giỏi đoạt giải quốc gia, khu vực và quốc tế, được tặng nhiều phần thưởng cao quý; Trần Thị Lan Dung, giáo viên Trường THPT Nguyễn Khuyến [thành phố Nam Định] trong 5 năm có 2 sáng kiến kinh nghiệm được công nhận cấp tỉnh, đạt thành tích cao trong hướng dẫn học sinh thi KHKT cấp quốc gia, cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020. Các nhà giáo ưu tú: Nguyễn Thị Dung, Hiệu trưởng Trường THPT B Hải Hậu; Phạm Thị Kiều Oanh, Phó Chủ tịch Công đoàn, Trưởng ban Nữ công Trường THPT Mỹ Tho [Ý Yên]; Nguyễn Thị Minh, Phó Chủ tịch Công đoàn, Trưởng ban Nữ công Trường THPT Vũ Văn Hiếu là 4 cá nhân tiêu biểu được đề nghị Công đoàn cấp trên xét khen thưởng dịp tổng kết 10 năm thực hiện phong trào giai đoạn 2010-2020; trong cuộc vận động “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” có các đơn vị tiêu biểu như: Phòng GD và ĐT huyện Trực Ninh, Trường THPT A Hải Hậu… 

Trong quá trình triển khai các phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ GD và ĐT, Sở GD và ĐT biểu dương, tuyên truyền, nhân rộng như: Nhà giáo Tô Thị Bình, giáo viên Trường THCS Giao Thuỷ [Giao Thuỷ] được Bộ GD và ĐT tôn vinh Nhà giáo tiêu biểu gương người tốt, việc tốt “Đổi mới sáng tạo dạy và học” và được mời dự tại buổi Lễ Tôn vinh nhà giáo tiêu biểu “Thay lời tri ân” chào mừng 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam [năm 2017]; nhà giáo Trần Đức Phương, giáo viên Toán Trường THPT Giao Thuỷ được UBND tỉnh tôn vinh là đại biểu mời dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc; nhà giáo Ngô Trung Tưởng, giáo viên Tin học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong; tập thể Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THCS Nguyễn Hiền [Nam Trực]… Trong giai đoạn 2015-2020, đã có 8 nhà giáo được tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”; 3 người đang được đề nghị tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”; toàn ngành có hàng trăm lượt tập thể, cá nhân được biểu dương, khen thưởng các cấp.

Phong trào thi đua yêu nước trong ngành GD và ĐT những năm qua đã đóng góp quan trọng, tạo động lực cùng các cấp, các ngành trong toàn tỉnh vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao, giữ vững truyền thống “đất học”, 26 năm liên tục trong tốp đầu ngành GD và ĐT cả nước./.

Bài và ảnh: Minh Thuận

Cùng với thực hiện các cuộc vận động: "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, "Hai không”, "Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, "Mỗi cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu một học sinh có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc học yếu”… việc xây dựng các mô hình điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của ngành giáo dục - đào tạo [GD-ĐT] huyện Trấn Yên với các nội dung, tiêu chí thi đua cụ thể đã phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn những mô hình, gương điển hình tiên tiến là tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác giảng dạy và học tập.

Phòng GD-ĐT huyện đã ban hành kế hoạch về phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong ngành GD-ĐT giai đoạn 2017 - 2020. Thông qua tổ chức, triển khai và thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động, phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn nhân rộng những mô hình, gương điển hình tiên tiến là tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác giảng dạy và học tập, đồng thời xây dựng các tiêu chí điển hình tiên tiến của tập thể và cá nhân phù hợp với đặc điểm, tính chất, nhiệm vụ của đơn vị.

Xác định rõ tiêu chí điển hình tiên tiến toàn diện và điển hình tiên tiến trên một số mặt công tác; lồng ghép nội dung, tiêu chí xây dựng điển hình tiên tiến của các cuộc vận động, các phong trào thi đua và hướng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị, của ngành. 

Đồng chí Vũ Quốc Long - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Trấn Yên cho biết: "Chúng tôi thường xuyên kiểm tra, đánh giá tác dụng, tính hiệu quả, xác định khả năng phát triển của từng mô hình, việc ảnh hưởng của các điển hình ở mỗi đơn vị và trong toàn ngành, từ đó rút kinh nghiệm để điều chỉnh và bổ sung hoàn thiện; phát hiện những khó khăn, thiếu sót, kịp thời có biện pháp giúp đỡ điển hình tiên tiến phấn đấu, rèn luyện, tiếp tục duy trì thành tích và phát huy hiệu quả”.

Theo đó, việc xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến trong ngành GD-ĐT Trấn Yên được tập trung vào các điển hình cán bộ quản lý, nhà giáo đang công tác tại vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa của huyện; cán bộ quản lý tích cực tham gia chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu về công tác phổ cập và xóa mù chữ.

Những cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học; nhà giáo có thành tích xuất sắc, giáo viên dạy giỏi các cấp, học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi các cấp, nhất là các học sinh đạt thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật.

Các mô hình phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể xã hội trong vận động học sinh ra lớp học chuyên cần, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học; kiên quyết không để học sinh vì thiếu ăn, thiếu sách vở mà phải bỏ học. 

Trong đó, chú trọng việc nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên ngành giáo dục, với phương châm "Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc”; thành lập các nhóm "Nhà giáo cùng nhau phát triển” trong các tổ chuyên môn, trong các nhà trường. 

Để các mô hình có chất lượng, mang tính lan tỏa cao, ngành GD-ĐT Trấn Yên định kỳ sơ kết, đánh giá kết quả của các điển hình trong mỗi giai đoạn, để kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, đồng thời lựa chọn những mô hình tiêu biểu, xuất sắc để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong ngành, nhất là những mô hình nâng cao đạo đức của nhà giáo, giáo dục tính trung thực cho học sinh, phát huy quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục trong phong trào thi đua yêu nước và trong việc ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục. 

Qua xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến, ngành GD-ĐT Trấn Yên đã phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn những mô hình, gương điển hình tiên tiến là tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác giảng dạy và học tập; là nhân tố tích cực, dẫn đầu trong các phong trào thi đua, gương mẫu chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và phong trào thi đua của ngành GD-ĐT với chủ đề: "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.

Năm học 2018 - 2019, trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, Bộ GD-ĐT tặng bằng khen cho 3 cá nhân; UBND tỉnh tặng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” cho 3 cá nhân, 6 tập thể được công nhận danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc”, 20 cá nhân được tặng bằng khen; Sở GD-ĐT Yên Bái tặng giấy khen cho 10 cá nhân, 5 tập thể; UBND huyện Trấn Yên tặng danh hiệu "Lao động tiên tiến” cho 804 cá nhân, "Chiến sỹ thi đua cơ sở” cho 132 cá nhân, "Tập thể lao động tiên tiến” cho 42 tập thể; tuyên dương 57 học sinh, 56 giáo viên có thành tích xuất sắc. 

Thành Trung

Video liên quan

Chủ Đề