Thái độ của học sinh khi học online

Chương trình dạy học trên truyền hình bắt đầu từ 9 giờ 15 phút hằng ngày.

Trước tình hình Hà Nội trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19, ngay từ sáng 9-3, hàng trăm nghìn học sinh khối 9 và 12 đã bắt đầu học buổi học đầu tiên trên truyền hình.

Theo kế hoạch phối hợp, thời gian phát sóng các môn học của lớp 9 bắt đầu từ 9 giờ 15 phút, từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Thời lượng phát sóng của mỗi buổi khoảng 40 phút. Như vậy, học sinh lớp 9 có thể được học mỗi môn 2 buổi/tuần.

Còn với lớp 12, chương trình được phát sóng trong 3 khung giờ 14 giờ 30 phút, 15 giờ 15 phút và 16 giờ từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần.

Ông Kiều Văn Hưng, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Toàn bộ bài giảng trên truyền hình là những bài giảng mới, được xây dựng tiếp nối với các bài học mà các em đã học trước khi nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19. Để thực hiện chương trình này, Sở GD-ĐT Hà Nội đã huy động gần 50 cán bộ, giáo viên các trường THCS, THPT khẩn trương xây dựng nội dung, thiết kế bài giảng bảo đảm các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình của Bộ GD-ĐT.

Giáo viên tham gia dạy học là những giáo viên dạy giỏi của các trường học trên địa bàn Hà Nội.

Trước mắt, Sở ưu tiên xây dựng các bài giảng trên truyền hình dành cho học sinh lớp 9 và lớp 12 nhằm giúp các em chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021 và kỳ thi THPT quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020.

Qua bài giảng đầu tiên của cô Quang Thị Hoàn, giáo viên tiếng Anh, Trường THCS Đống Đa, học sinh khối 9 có dịp hệ thống lại những kiến thức đã học, giúp các em bắt nhịp với bài giảng mới sau thời gian dài không đến trường.

Cô Hoàn chia sẻ, dạy học trên truyền hình, giáo viên phải dùng phương pháp độc thoại, coi như học sinh đang đứng trước mặt và giảng. Vì không có sự tương tác với học sinh nên sự chuẩn bị phải kỹ lưỡng hơn, đầy đủ và giải thích chi tiết hơn so với việc học trên lớp.

Còn học sinh khối 12, các em được ôn tập các bài giảng Tiếng Anh của cô Đặng Huyền Trang, giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam; bài giảng Ngữ văn của cô Nguyễn Hương Thủy, giáo viên trường THPT Chu Văn An; bài giảng môn Hóa học do thầy Đào Hữu Toàn, giáo viên trường THPT Chu Văn An đảm nhiệm. Đây là những thầy cô nổi tiếng, dạy giỏi của các trường học trên địa bàn Hà Nội.

Với quyết tâm cả thành phố đồng lòng chống dịch Covid-19, nên hình thức này nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của cả giáo viên, học sinh và phụ huynh. Việc ôn thi trên truyền hình tuy là hình thức không mới, nhưng đây là lần học trên truyền hình được đông đảo học sinh cùng tham gia, với các bài giảng rất gần gũi và dễ hiểu, giúp chúng em tận dụng tối đa thời gian khi chưa thể quay trở lại trường học tập bình thường.

Em Phạm Tô Lâm Phong theo dõi lại bài học trênfanpage của Thời sự Truyền hình Hà Nội. Ảnh: Duyên Lê

Em Nguyễn Quốc Hưng, học sinh lớp 12 trường THPT Yên Hòa, quận Cầu Giấy chia sẻ: Đây là một phương án tốt bởi trong tình hình dịch thế này, học sinh không thể đến trường, trong khi kỳ thi sắp tới gần, học sinh ở nhà cũng rất sốt ruột. Bởi vậy, biết tin dạy học qua truyền hình, em đã bật sẵn tivi và chuẩn bị đầy đủ sách vở như một buổi học trên lớp.

Để không bỏ lỡ bất kỳ buổi học nào, Phạm Tô Lâm Phong ở Trung Hòa Nhân Chính, quận Thanh Xuân đã tận dụng các thiết bị điện tử sẵn có để theo dõi. Với em, càng có nhiều hình thức dạy học, việc học tập của học sinh càng thuận lợi hơn, nhất là trong kỳ nghỉ dài ngày này.

Phạm Tô Lâm Phong cho biết hình thức này không có sự tương tác như học trực tiếp trên lớp, nhiều bạn tham gia lớp học thái độ thiếu nghiêm túc. Tuy nhiên, với những người biết khai thác hết thế mạnh của công nghệ, thì học qua fanpage của Thời sự Truyền hình Hà Nội lại là thế mạnh, bởi ở đó có thể xem lại hay học lại những chỗ nào mình chưa hiểu bất cứ thời gian nào. Do đó, Phong thấy khá thoải mái với hình thức học này.

Thầy Đào Hữu Toàn, giáo viên Trường THPT Chu Văn An cho biết: Học trên truyền hình thì có một cái khó hơn học livestream [học trực tuyến], tức là khi học sinh thắc mắc, gần như không có sự giải đáp. Nhưng học sinh yên tâm khi học trên truyền hình, các thầy cô biết điều đó nên đã có sự chuẩn bị kỹ, biên soạn cho phù hợp. Với sự hướng dẫn chi tiết đó, học sinh có thể hiểu được nhiều lượng kiến thức trong bài học của mình.

“Để tham gia bài giảng này, học sinh phải có sự chuẩn bị bài học trước và cả tâm thế bởi khi học ở nhà một mình, các con phải thật sự quyết tâm, tập trung để có thể theo dõi trọn vẹn chương trình”, thầy Nguyễn Như Tùng, Trường THPT Phan Đình Phùng chia sẻ.

Bên cạnh việc dạy theo khung giờ cố định, học sinh còn được xem lại các chương trình bài giảng qua website, kênh Youtube, kênh Facebook, ứng dụng HanoiClix của Đài truyền hình Hà Nội và tương tác qua các buổi livestream trên trang facebook, giúp các em hào hứng hơn trong bài học.

Có thể thấy, việc dạy học qua truyền hình được xem là giải pháp hiệu quả trong mùa dịch. Tất nhiên, hình thức nào cũng có ưu và nhược điểm, nhưng đây là nỗ lực của ngành giáo dục với mục tiêu tất cả vì học sinh. Do đó, để hình thức này thực sự phát huy hiệu quả, không chỉ cần có sự nỗ lực của các thầy cô giáo và đội ngũ những người sản xuất chương trình, mà rất cần sự đồng lòng, học tập với thái độ nghiêm túc của học sinh.

Bài, ảnh: KHÁNH HÀ

Một học sinh Trường tiểu học Lê Văn Tám [Q.5, TP.HCM] học trực tuyến - Ảnh: NGUYỄN VINH

Việc hướng dẫn này không chỉ từ phía nhà trường mà rất cần sự chung tay từ phía phụ huynh. Đồng thời cũng là nền tảng tạo nên cái gọi là "văn hóa trong thời đại số".

"Ảo" nên thoải mái?

Theo nhiều giáo viên, trong các lớp học trực tuyến gần đây xuất hiện không ít hành vi không chuẩn mực của học sinh. Nhẹ thì các em không tập trung, xem phim, chơi game trong giờ học. Nặng hơn thì có những lời lẽ khiếm nhã với thầy cô hay những biểu hiện quậy phá trong lớp học "ảo". Thậm chí có trường hợp người học còn lộ cả ảnh nóng, clip nóng trong khi vẫn đang bật camera.

ThS Trần Hoàng Cẩm Tú, nguyên viện trưởng Viện E-learning Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng nguyên nhân của các hành vi trên có thể xuất phát từ thái độ với việc học online khi nhiều học sinh, thậm chí cả phụ huynh, xem đây như một giai đoạn "học cho có". 

Từ tâm lý này, cha mẹ không chú trọng đến chuyện học của con, trong khi học sinh dễ chán nản, chểnh mảng và bắt đầu có những hành động lệch chuẩn.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Đăng An - CEO của nền tảng học và làm bài tập trực tuyến Shub Classroom, một nguyên nhân khác của việc vi phạm chuẩn mực văn hóa khi học trực tuyến là vì quan điểm tính định danh "ảo" trên không gian mạng. 

Nhiều người nghĩ rằng trên môi trường số không ai biết mình là ai, vì vậy cứ thoải mái làm những gì mình thích.

Ngoài ra, khoảng cách xa và khó kiểm soát đôi khi cũng là khe hở để một số học sinh lợi dụng. Chẳng hạn trên phần mềm Shub Classroom, nhiều lúc thầy cô dành tâm huyết để soạn một bài kiểm tra nhưng một vài học sinh vì không muốn làm bài đã kêu ca rằng họ không thấy được bài, phần mềm bị lỗi... Nhiều lần trong những trường hợp đó, thầy cô buộc lòng soạn thêm một bộ đề khác.

Phép lịch sự trên mạng

TS Phạm Công Hiệp - giảng viên cao cấp tại Trường ĐH RMIT Việt Nam, người từng thực hiện nhiều nghiên cứu về học trực tuyến - chia sẻ trong tiếng Anh có từ "Netiquette" là kết hợp của từ "Net" [Internet] và "Etiquette" [phép lịch sự] để chỉ một khái niệm mới là lịch sự trên mạng. 

Ở nhiều trường học, đặc biệt là các nước phương Tây, trước mỗi khóa học thầy và trò đều phải cùng nhau làm rõ bộ quy tắc này. Với tuổi học sinh còn nhỏ, phụ huynh có thể biết một số "Netiquette" thông dụng để hướng dẫn cho con.

Trước hết là về ăn mặc. Ở nhà có thể mặc thoải mái hơn một chút nhưng không được xuề xòa. Tốt nhất hãy nên chọn trang phục hệt như mình đang tham dự một lớp học bình thường. Cùng với đó, nơi học cần đàng hoàng, nếu có điều kiện thì nên có một không gian riêng, tránh việc ở nhà nên muốn ngồi ở đâu học cũng được.

Tiếp theo là chuẩn bị thật kỹ lưỡng các trang thiết bị. Ít nhất phải xem tai nghe, micro có hoạt động ổn không. Tránh trường hợp đến khi thầy cô giáo gọi tên mới đi tìm, điều này là biểu hiệu sự không tôn trọng thầy cô giáo và các bạn học.

Trên môi trường mạng, cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi cũng cần lưu ý. Tùy vào sự thỏa thuận từ trước giữa giáo viên và học sinh mà các em có thể tuân theo. Nhiều thầy cô sẽ yêu cầu các em tắt micro khi có người khác đang phát biểu và ấn nút "giơ tay" khi muốn trình bày ý kiến. Học sinh nên lưu ý để tránh vi phạm các nguyên tắc trong lớp học của mình.

Đặc biệt, giống như việc ngồi học trên một chiếc bàn ngăn nắp, máy tính của các em phải "gọn gàng". Có nghĩa là không nên bật quá nhiều những chương trình, ứng dụng khác không liên quan như xem YouTube, chơi game... 

Ngoài việc làm mất tập trung còn tiềm ẩn một số rủi ro khi các em cần chia sẻ màn hình của mình trong tiết học, như việc thầy cô và bạn bè có thể biết được em đang xem, đang làm gì hay lộ những ảnh, clip không hay.

Tránh can thiệp quá sâu vào tiết học của con

TS Phạm Công Hiệp chia sẻ trên thực tế không ít phụ huynh trong thời gian qua đã can thiệp quá sâu vào những tiết học trực tuyến của con tại nhà. Trẻ đang học online, phụ huynh ngồi kế bên, khi thấy con làm bài chưa đúng là lập tức xen vào chỉnh sửa, thậm chí quát mắng.

Theo ông Hiệp, phụ huynh cần hiểu rằng việc học online cũng giống như khi con đang đến trường, luôn có một quá trình cho các em được "sai" và "sửa sai". Ở đó, giáo viên vẫn là người cung cấp kiến thức cho học sinh chứ không phải là phụ huynh.

Vì thế, cha mẹ có thể theo dõi con trong tiết học để đảm bảo trẻ an toàn với điện đóm, các thiết bị hay nhắc nhở để các em tập trung vào bài giảng nhưng không nên "lấn" sâu về mặt chuyên môn vào những giờ học của con.

Chán học online, đánh giá "1 sao" cho ứng dụng

Gần đây khi TP.HCM và một số tỉnh bắt đầu dạy học hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến, một số ứng dụng cung cấp nền tảng dạy online đã hứng chịu "bão" đánh giá "1 sao" [điểm thấp nhất trong thang điểm "5 sao"] từ các bạn trẻ.

Điển hình từ đầu tháng 9 đến nay, phần mềm K12Online nhận được hàng ngàn lượt đánh giá 1 sao kèm những bình luận chê bai nặng nề trên hệ thống Google Play hay App Store.

Hay vào giữa năm 2020, một đợt "bão 1 sao" từ các bạn trẻ Việt đã càn quét ứng dụng Zoom, khiến điểm số của ứng dụng này trên Google Play giảm xuống chỉ còn 2,4/5 [hiện Zoom đạt điểm 4/5].

Theo ông Nguyễn Đăng An, nhiều lúc phần mềm Shub Classroom của ông cũng bị chấm điểm thấp một cách cố tình và có hệ thống từ các học sinh. Có bạn bình luận rằng: "Vì không thích học online nên cho 1 sao vậy thôi". Cũng có những nhóm muốn "đánh" cho phần mềm sập để không phải học online nữa.

Từ bài học văn hóa số của Singapore

Tại Singapore, ngay từ đầu mùa dịch COVID-19, một chương trình có tên Cyber Wellness [CW] đã được Bộ Giáo dục Singapore triển khai nhằm góp phần giúp trẻ em nước này có thể trở thành một học sinh "số" có trách nhiệm.

Chương trình thuộc hệ thống các môn giáo dục nhân cách và công dân [CCE], bao gồm nhiều nội dung liên quan đến những chuẩn mực khi học online và khi sử dụng Internet, nằm trong một chuỗi quy tắc về văn hóa thời đại số cho các bạn trẻ.

Các bài học trong CW được chia thành những đề mục lớn như sử dụng Internet đúng cách, bảo vệ danh tính số của học sinh, hiểu về tầm ảnh hưởng lâu dài của những gì được đăng tải và lưu trữ trên không gian mạng... Đặc biệt, các nghi thức giao tiếp, các quy tắc tôn trọng và tuân theo đạo đức khi học tập và sinh hoạt online cũng được nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia giáo dục Singapore, phụ huynh chiếm vai trò quan trọng trong việc sát cánh cùng trường học và hệ thống giáo dục nước này để dạy cho con các thước đo chuẩn mực khi học trực tuyến, từ đó là nền tảng cho một "văn hóa số" trong tương lai.

Báo The Straits Times [Singapore] đã tổng hợp các nguyên tắc tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả mà phụ huynh có thể áp dụng để việc học trực tuyến của con trở nên nề nếp và hiệu quả hơn.

Chẳng hạn, phụ huynh nên lập thời khóa biểu chi tiết cho con trong những ngày học tại nhà bên cạnh thời khóa biểu của trường. Điều này sẽ giúp trẻ nghiêm túc hơn vì chúng biết mình sẽ phải làm gì và được mong đợi kết quả gì? Hay cha mẹ có thể cho con tâm thế vượt ra khỏi sự gò bó vào những bài học, bài tập được giao.

Có thể hướng dẫn con tận dụng thêm các nguồn học liệu số trên Internet vì ở đó có nhiều bài học sinh động, nhiều hoạt động đa dạng như câu đố, trò chơi để tăng cường thêm hiểu biết và kỹ năng cho trẻ. Cách làm này sẽ giúp trẻ chủ động và tăng cường sự yêu thích khi học online hơn là quá phụ thuộc vào một nguồn học liệu duy nhất của giáo viên.

Dạy học online: Một tiết dạy, trăm mắt nhìn

TRỌNG NHÂN

Video liên quan

Chủ Đề