Thai nhi tuần thứ 12 phát triển như thế nào năm 2024

Khi thai nhi đang ở tuần thứ 12 thì đây là tuần cuối cùng của chu kỳ 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Theo đó, các mẹ bầu sẽ bước sang một chu kỳ mới của quá trình mang thai. Bước qua tuần thứ 12 này thì các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi trong người sẽ dần dần giảm đi. Bụng thì vẫn chưa có tiến triển nhiều, nhưng các bà mẹ nên chuẩn bị cho một sự đột biến năng lượng trong những tuần sắp tới của thai kỳ khi cơ thể bạn thực sự sản sinh ra một lượng lớn hoóc môn gây cảm giác dễ chịu.

Trong sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 12 này, các bạn có thể cân nhắc đăng ký tham gia chương trình tập luyện được thiết kế riêng cho các mẹ bầu. Tập luyện đều đặn hàng ngày các bài tập liên quan về sàn chậu sẽ giúp củng cố cơ sàn chậu, từ đó tránh được những rủi ro tiềm ẩn.

Khi được 12 tuần tuổi, thai nhi có thể nặng gần 15 gram, dài khoảng 5,5 cm. Xương khớp trở nên cứng cáp và các bộ phận cơ thể đã hoàn thiện hơn. Đây là thời điểm em bé tiếp tục vận động tích cực trong bụng mẹ. Những tế bào thần kinh và các khớp thần kinh phát triển một cách nhanh chóng trong não em bé. Tim thai sẽ đập nhanh gấp đôi ba lần người mẹ và dễ dàng nhận ra khi nghe tim thai.

Thai nhi tuần thứ 12 phát triển như thế nào năm 2024

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 12 đã có những cử động của ngón tay

1. Những thay đổi về mặt thể chất khi bước vào tuần thai thứ 12

  • Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 12 sẽ khiến hormone oestrogen kích thích tế bào da của người mẹ sản xuất ra khá nhiều sắc tố da mới. Hiện tượng này cũng sẽ xảy ra đối với những phụ nữ dùng thuốc tránh thai loại viên.
  • Mẹ bầu sẽ cảm thấy mình thường có triệu chứng hay quên, đầu óc hay mơ hồ. Đừng lo lắng nhé, đây là triệu chứng hết sức tự nhiên là do ảnh hưởng của các hormone. Cũng có thể do tâm lý vui mừng khi mang thai làm cho tâm trí của mẹ bầu có thể tốt hơn nhiều, những mệt mỏi hay căng thẳng đều sẽ trở về con số 0.
  • Khối lượng máu trong cơ thể của mẹ bầu ở tuần thứ 12 này sẽ gia tăng khá nhiều, vì vậy cơ thể mẹ bầu sẽ trở nên ấm áp khá nhiều. Tim của người mẹ sẽ hoạt động cật lực vào mỗi ngày để có thể đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho cả cơ thể của người mẹ và thai nhi. Qúa trình ăn uống trong giai đoạn này cũng cần nên chú ý
  • Giai đoạn này cũng có thể bạn sẽ thấy bụng của mình đôi lúc sẽ trương phồng ra khá nhiều. Đừng lo lắng nhé, đây có thể là do sự trương phồng trong ruột. Triệu chứng này sẽ hết khi các mẹ bầu đi vệ sinh xong đấy.

2. Tâm trạng mẹ bầu sẽ thay đổi thất thường theo kiểu “sáng nắng chiều mưa”

Khi mang thai, dĩ nhiên mẹ bầu nào cũng sẽ trở nên căng thẳng và lo lắng về vấn đề ngoại hình của mình. Sự phát triển của thai nhi ở tuần 12 này khá quan trọng, thai nhi sẽ dần hình thành các bộ phận của cơ thể, thế nên các bà mẹ hãy kiểm soát được số lượng cũng như loại thực phẩm mà mình sẽ nạp vào mỗi ngày. Tập luyện một số bài tập thể dục thích hợp thì cơ thể của bạn có nhiều khả năng sẽ sớm quay trở lại trọng lượng như trước khi mang thai.

Thai nhi tuần thứ 12 phát triển như thế nào năm 2024

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 12 khiến cho thể trạng của mẹ bầu thay đổi khá nhiều

Tính tình của bạn sẽ thay đổi khá nhiều đấy nhé! Cũng có thể vui buồn lẫn lộn, cảm xúc thì lúc thăng lúc trầm. Bởi mang thai là cả một quá trình khá dài, trong quá trình này các mẹ bầu sẽ thay đổi về mặt cảm xúc rất nhiều. Thế nên bạn và những người thân quanh bạn sẽ cần phải học để thích nghi với dòng cảm xúc lên xuống đó.

3. Em bé trong bụng cũng sẽ thay đổi theo

Trong tuần này, mí mắt của các bé đã phát triển đầy đủ hơn nhưng vẫn còn khá nhạy cảm với bất cứ thứ gì có thể gây khó chịu. Lúc này cũng có thể bé đang mọc tóc. Giai đoạn này, cổ của bé cũng đã phát triển nhiều hơn, nối giữa đầu và ngực thay vì cái đầu nhỏ xíu gần như gắn liền với ngực như trước đây. Cằm của bé nhô ra hơn. Đôi tai nhỏ xíu lúc đầu ở vị trí khá thấp bên dưới, giờ đã di chuyển vào vị trí đúng của nó ở hai bên đầu.

Trong tuần này, em bé sẽ có những cử động chính trên khuôn mặt như nheo mắt, cau mày. Nhịp tim của bé lúc này nhanh gấp đôi nhịp tim của mẹ. Khi mẹ bầu đi siêu âm, cả bố và mẹ đều có thể nhận ra âm thanh của nhịp đập đều đặn này. Những khi bị dây rốn chắn ngang phía trước thì âm thanh phát ra có thể bị nhiễu hơn một chút.

Ngoài ra, nếu bạn mang thai đôi hoặc đa thai, bụng bạn có thể to ra hơn rất nhiều. Một trong những dấu hiệu đầu tiên cho biết bạn mang nhiều hơn một em bé là chứng buồn nôn thái quá, và bụng to hơn bình thường. Siêu âm sẽ giúp xác định chính xác việc mang đa thai. Mỗi khi bạn được bác sĩ hay chuyên gia y tế thăm khám và sờ vào bụng thì em bé bên trong sẽ di chuyển vòng quanh để tránh những cú đụng chạm hay thúc chọc nhẹ đó.

Vậy là đã bước sang tuần thai thứ 12 – tuần cuối cùng trong Tam cá nguyệt thứ nhất, bạn đã thấy cơ thể mình đang dồi dào sức khỏe để bắt đầu bước sang Tam cá nguyệt thứ hai – giai đoạn giữa của thai kỳ rồi chứ?

Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi

Bước sang tuần thai thứ 12, cơ thể nhỏ xinh của bé con đã phát triển tương ứng với phần đầu. Những ngón tay và ngón chân đã có những cử động co duỗi nhiều hơn, cơ mắt bé vẫn nhắm lại và miệng vẫn tiếp tục học phản xạ mút. Có thể còn khá sớm để mẹ bầu có thể nhận ra sự chuyển động của thai nhi nhưng đến lúc này thai nhi đã không ngừng di chuyển trong bụng mẹ rồi. Những cơ quan trong cơ thể bé đi vào hoạt động và tiếp tục phát triển nhanh chóng.

Thai nhi tuần thứ 12 phát triển như thế nào năm 2024

Ở giai đoạn này, con của bạn đã phát triển với chiều dài từ đầu đến mông khoảng 5,3 cm và cân nặng ở khoảng 28 gram. Những tế bào thần kinh và khớp thần kinh của thai nhi vẫn đang tiếp tục được nhân lên nhanh chóng. Nhịp tim của thai nhi nhanh gấp đôi so với nhịp tim của người trưởng thành và thực hiện những nhiệm vụ không kém gì của người lớn.

Mí mắt của bé con mặc dù đã phát triển đầy đủ nhưng vẫn rất nhạy cảm với bất cứ thứ gì có thể gây khó chịu. Một số bé ở tuần thai này đã bắt đầu mọc tóc. Cổ của bé bây giờ đã phát triển rõ hơn, nối giữa đầu và ngực, thay vì cái đầu nhỏ xíu gần như gắn liền với ngực như trước đây. Chiếc cằm bé xinh nhô ra hơn. Đôi tai nhỏ xíu lúc đầu ở vị trí khá thấp bên dưới, giờ đã di chuyển vào vị trí đúng của nó ở hai bên đầu.

Nhịp tim của con lúc này nhanh hơn khoảng gấp đôi nhịp tim của mẹ. Khi siêu âm, bạn sẽ có thể nhận ra âm thanh của nhịp đập đều đặn này. Những khi bị dây rốn chắn ngang phía trước thì âm thanh phát ra có thể bị nhiễu hơn một chút.

Bước sang tuần thai này, em bé của bạn sẽ có những cử động trên khuôn mặt như cau mày, nheo mắt. Bên cạnh đó, con liên tục có những động tác nhảy bất ngờ mà bạn sẽ không thể nhận thức được. Nếu đã từng có con và cực kỳ nhạy bén thì có thể bạn sẽ cảm nhận được những chuyển động này, tuy nhiên, phải đến vài tuần sau nữa bạn mới có thể chắc chắn về điều đó.

Một điều đặc biệt là nếu bạn mang thai đôi hoặc đa thai, bụng bạn có thể to ra hơn rất nhiều. Một trong những dấu hiệu đầu tiên cho biết bạn mang đa thai là chứng buồn nôn thái quá, và bụng to hơn bình thường. Siêu âm sẽ giúp xác định chính xác việc mang đa thai.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào trong tuần thai thứ 12?

Có thể nói, bước sang tam cá nguyệt thứ 2 là khoảng thời gian mẹ bầu cảm thấy cơ thể khỏe mạnh và dễ chịu nhất trong suốt quá trình mang thai. Khi mà những cơn ốm nghén đã thực sự chấm đồng thời vòng 2 của mẹ bầu chưa to hẳn lên, chính vì vậy khoảng thời gian này mẹ bầu hãy lên cho mình những lịch trình du lịch để hưởng quãng thời gian “trăng mật thai kỳ” cùng chồng và bé yêu của mình trước khi vượt cạn.

Việc kết thúc của tháng thai kỳ thứ 3 cũng là khoảng thời gian giúp mẹ bầu gần như gạt đi những nỗi lo về nguy cơ sẩy thai so với giai đoạn đầu thai kỳ. Nồng độ hormone trong cơ thể người mẹ mang thai vẫn liên tục thay đổi. Phần bụng tiếp tục lớn lên nhanh hơn rất nhiều.

Thai nhi tuần thứ 12 phát triển như thế nào năm 2024

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu thấy huyết trắng tiết ra nhiều cũng đừng quá lo lắng, mẹ bầu cần chú ý giữ gìn vệ sinh và đặc biệt chú ý nếu huyết trắng tiết ra có những dấu hiệu bất thường về mùi, màu sắc thì mẹ bầu mới cần được khám phụ khoa để xác định nguyên nhân.

Hormone Estrogen sẽ kích thích tế bào da của bạn sản xuất ra nhiều sắc tố tối màu. Hiện tượng này đôi khi cũng có ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai loại viên. Sự gia tăng của khối lượng máu lưu thông trong cơ thể có thể khiến cho bạn cảm thấy ấm hơn một chút. Đó cũng là do tim của bạn đang phải làm việc cật lực để cung cấp đầy đủ oxy cho cả bạn và thai nhi.

Thỉnh thoảng có lúc bạn cảm thấy bụng dường như nhô ra nhiều hơn. Đó có thể là do sự trương phồng trong ruột, sau khi đi vệ sinh thì bụng bạn sẽ phẳng hơn trở lại. Đừng lo lắng gì, như vậy cũng là hết sức bình thường ở giai đoạn này. Nếu bạn có tử cung nghiêng về phía sau (chứ không phải phía trước), thì đây là khoảng thời gian nó sẽ trở lại vị trí như bình thường. Rất ít khi tử cung nghiêng về phía sau gây ra các vấn đề liên quan đến tiểu tiện, vì vậy, nếu điều đó xảy ra thì bạn nên đi kiểm tra với bác sĩ.

Cảm xúc của mẹ bầu thay đổi như thế nào trong tuần thai thứ 12?

Cảm giác căng thẳng, không thể tránh khỏi khi mang thai, nhiều mẹ bầu sẽ tự hỏi mình trông ra sao rồi. Chỉ cần bạn luôn kiểm soát được số lượng cũng như loại thực phẩm mình nạp vào cơ thể và thực hiện một số hình thức thể dục thích hợp thì cơ thể của bạn có nhiều khả năng sẽ sớm quay trở lại trọng lượng như trước khi mang thai.

Tính tình thay đổi, mưa nắng thất thường trong tuần này. Vừa mới buồn đó rồi lại thấy vui ngay đó. Bởi vì mang thai là một quá trình có nhiều thay đổi về mặt cảm xúc, nên bạn và những người thân quanh bạn sẽ cần phải học để thích nghi với dòng cảm xúc lên xuống đó.

Bước sang tuần này, bạn đã có thể cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều về việc mang thai, lo lắng về nguy cơ sảy thai cũng không còn nữa. Nó thực sự giải phóng bạn khỏi những căng thẳng, đem lại tự do cho tâm trí.

Thai nhi tuần thứ 12 phát triển như thế nào năm 2024

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 12

  • Chia sẻ với ông xã chia sẻ những điều cần thiết cho bé yêu của mình.
  • Tham khảo những phương pháp thai giáo khoa học phù hợp, tham gia các hội nhóm để bản thân được chia sẻ và học hỏi nhiều hơn.
  • Gặp và xin ý kiến bác sĩ nếu thấy bị ợ nóng, nóng cổ nhiều.
  • Bắt đầu tiết kiệm để chuẩn bị sẵn sàng “vượt cạn”.
  • Không quên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi, đặc biệt vẫn là Axit folic.
  • Tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Ngủ đủ giấc và lựa chọn những tư thế ngủ thoải mái để tránh đau mỏi cơ thể đồng thời tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Đây là tuần cuối cùng trong chu kỳ 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, là giai đoạn mà các mẹ bầu chuẩn bị bước sang một chu kỳ mới của quá trình mang thai. Các chứng buồn nôn và mệt mỏi hầu như đã hoặc đang bắt đầu hết, bụng thì vẫn chưa quá lớn để cảm thấy luộm thuộm, cồng kềnh. Hãy chuẩn bị cho một sự đột biến năng lượng trong vài tuần tới khi cơ thể bạn thực sự sản sinh ra một lượng lớn hormone gây cảm giác dễ chịu.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

Làm sao để biết thai 12 tuần khỏe mạnh?

Ở giai đoạn mang thai đến tuần 12, theo các chuyên gia thì các dấu hiệu sau được xem là thai nhi đang khỏe mạnh như:.

Nhịp tim của thai nhi khỏe, thai có cân nặng đạt 14gr và chiều dài khoảng 5,4cm..

Ngoài ra, thì thai nhi ở tuần 12 khỏe mạnh thường có số lần cử động tầm 4 lần trong khoảng 30-40 phút..

Thai nhi 11 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Tuần thứ 11 nằm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ở giai đoạn này, thai nhi phát triển rất nhanh về cả hình dạng, kích thước với chiều dài khoảng 50 mm và khối lượng khoảng 8 gam. Thai nhi đã có hình dáng của con người gồm có đầu, thân, tay chân,... Đầu thai nhi lớn và có chiều dài khoảng một nửa so với chiều dài cơ thể.

Thai 12 tuần làm sao biết trai hay gái?

Xét nghiệm ADN: Có thể cho độ chính xác đến 99%, được bác sĩ thực hiện lấy mẫu máu của mẹ và phân tích các tế bào của thai nhi từ đó kiểm tra sự hiện diện của nhiễm sắc thể giới tính. Vì vậy, nếu muốn biết thai 12 tuần trai hay gái mẹ có thể làm xét nghiệm ADN, nhưng chi phí khá cao nên cần cân nhắc.

Thai nhi 24 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Ở tuần thai thứ 24 của thai kỳ, lúc này em bé nặng khoảng 680 gram, dài khoảng 34 cm. Các bộ phận trên cơ thể bé dần hoàn thiện, bé đã có móng tay, móng chân, bé bắt đầu hé nửa mí mắt, thường xuyên há miệng để nuốt nước ối. Đôi khi mẹ có thể cảm nhận thấy bé đang nấc cụt do uống nước quá nhiều.