Thành cổ sơn tây ở đâu

Bạn có thể di chuyển tới thành cổ Sơn Tây bằng nhiều phương tiện khác nhau một cách dễ dàng, chẳng hạn như xe bus, xe máy, ôtô, taxi, xe ôm… Nhưng theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội - Thành cổ Sơn Tây của Justfly, thì xe máy và xe bus là 2 phương tiện được ưu tiên hơn cả.

Xe buýt

Nếu di chuyển bằng xe bus, bạn có thể lựa chọn xe số 20B, 70, 71, 79 hoặc 77 tùy theo vị trí xuất phát của mình.

Tuyến số 20B: Cầu Giấy - Sơn Tây

Tuyến số 70: Lương Yên - BX Sơn Tây

Tuyến số 71: BX Mỹ Đình - Đại lộ Thăng Long - BX Sơn Tây

Tuyến số 77: BX Yên Nghĩa - Sơn Tây

Tuyến số 79: BX Sơn Tây - Đá Chông

Xe máy

Để đến được với thành cổ Sơn Tây, bạn di chuyển theo quốc lộ 32. Đến thị xã Sơn Tây, bạn tiếp tục chạy thẳng theo quãng đường khoảng chừng 42 cây số là sẽ tới Thành cổ Sơn Tây.

Thủ đô Hà Nội là nơi có nhiều di tích thành cổ nhất nước ta, ngoài hai di tích thành cổ là  Hoàng thành Thăng LongThành Cổ Loa nổi tiếng, còn có thành cổ Sơn Tây với lối kiến trúc độc đáo và cổ kính.

Cách thủ đô Hà Nội 45km về phía tây, nằm ở vùng ngoại ô, Thành cổ Sơn Tây thuộc địa phận của cả hai làng cổ là Thuận Nghệ và Mai Trai thuộc thị xã Sơn Tây. Với lối kiến trúc độc đáo, được xây dựng từ đá ong có một không hai ở Việt Nam, Thành cổ Sơn Tây đã được vua Minh Mạng xây dựng và là một trong những khu căn cứ quân sự quan trọng, bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa.

Thành cổ Sơn Tây ngày nay - Ảnh: Sưu tầm

Cột cờ (vọng lâu) trong thành cổ tháng 4 năm 1884 - Ảnh: Sưu tầm

Cột cờ, Đoan môn và lư hương ngày nay - Ảnh: Sưu tầm

Thành được xây theo cấu trúc hình tứ giác, mỗi bên dài khoảng 40m, tường thành cao khoảng 5m, rộng 4m được xây chủ yếu bằng đá ong xếp chồng lên nhau. Bốn hướng Nam, Bắc, Đông, Tây đều có một cổng để ra vào có tên lần lượt là Tiền, Hậu, Tả, Hữu ứng với bốn phía.

Cửa Tiền là cổng phía Nam của thành, nằm ở đầu phố Quang Trung ngày nay - Ảnh: Sưu tầm

Cửa Hậu là cửa phía Bắc lệch Đông hướng ra sông Hồng - Ảnh: Sưu tầm

Cửa Tả là cổng thành phía Đông lệch nam nhìn ra chợ Nghệ - Ảnh: Sưu tầm

Cửa Hữu là cửa phía Tây lệch bắc  - Ảnh: Sưu tầm

Trên mỗi cổng thành đều xây dựng lầu canh gác hay còn gọi là vọng lâu, hai bên vọng lâu có bậc thang dẫn lên lầu canh. Trước mỗi cổng đều có hai khẩu súng thần công dùng để bảo vệ thành. Hiện nay chỉ còn hai khẩu thần công nằm ở cổng phía Bắc thành.

Cầu cửa Bắc ngày nay - Ảnh: Che Trung Hieu

Cửa Bắc thành cổ Sơn Tây với hai khẩu súng thân công còn sót lại - Ảnh: Che Trung Hieu

Vọng lâu trước cổng thành có bậc thang đi lên - Ảnh: Nghia Nguyen Huu

Cũng như phần nhiều các thành trì khác, xung quanh thành cổ Sơn Tây đều có kênh hào bao quanh để bảo vệ thành. Hào sâu khoảng 3m, rộng khoảng 20m và tính toàn thể chu vi khoảng 2km. Hào được nối liền với sông Tích ở phía Tây Nam của thành. Ngoài ra ở phía ngoại thành còn có La thành đắp bằng đất theo bốn hướng để bảo vệ thành.

Hào nước yên ả bao quanh thành cổ - Ảnh: vietnamarchitecture

Các công trình chủ yếu của thành đều xây dựng theo trục chính là hướng Nam – Bắc theo hai cửa trước – sau, bao gồm các di tích như cột cờ, vọng cung, Đoan môn, hành dinh Kính Thiên, Võ miếu.

Cột cờ thành cổ uy nghi sừng sững trong nắng gió - Ảnh: Duc Thang

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Sơn Tây, Hà Nội

Cổng tam quan thành (Đoan môn)  - Ảnh: Duc Thang

Nếu tham quan theo hướng chính của thành là Nam Bắc, du khách sẽ thấy một lối đi được các rễ cây cổ thụ bao quanh, tỏa bóng xanh um cả một vùng. Đó chính là cổng Tiền nằm ở phía Nam của thành.

Cổng thành như một bức tranh sơn màu cổ tích - Ảnh: tapchithoitrangtre

Đi vào bên trong thành, du khách sẽ thấy ngay cột cờ hùng vĩ cao khoảng 18m được xây dựng trên hai tầng bệ đá ong vững chắc có rào chắn xung quanh bệ. Trên thân cột cờ có khắc các lỗ soi sáng hình hoa thị và dải quạt để chiếu sáng cho bên trong cột cờ. Bên trong cột cờ có cầu thang xoắn dẫn lên đỉnh cột cờ, đứng trên đỉnh cột cờ, du khách có thể ngắm toàn thể khu thành cổ Sơn Tây.

Kỳ đài cao 18m được xây trên một bệ lớn bằng đá ong - Ảnh: Photosvietnam

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

Tiếp đó là Đoan môn nằm thẳng với cột cờ, gồm 3 cửa, cửa chính lớn nhất nằm ở giữa, hai cửa nhỏ hơn nằm hai bên. Đi qua Đoan môn là một khoảng sân rộng rãi được lát gạch sạch sẽ dẫn thẳng điện Kính Thiên. Đây là nơi quan trọng nhất của thành, dùng làm nơi nghị sự của vua với quan lại.

Đoan Môn mờ ảo trong sương mù - Ảnh: Facebook

Tiếp đó, từ điện Kính Thiên nhìn về phía hướng Đông là khu trại giam và kho lương của thành, đó là nơi dành cho người nhà của binh lính ở. Lại nhìn sang hướng Tây là Võ miếu – nơi ghi danh tên tuổi những người có công đã hi sinh bảo vệ thành. Bên cạnh là dinh thự của các quan lại đầu tỉnh.

Thành cổ rực rỡ trong đêm pháo hoa - Ảnh: facebook

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

Thành cổ Sơn Tây được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ kinh thành Thăng Long ở hướng Tây Bắc, nơi này hiện nay đã trở thành khu di tích cấp quốc gia với lối kiến trúc độc đáo và vững chắc.

Điện Kính Thiên - Ảnh: Che Trung Hieu

Du khách đến với nơi này sẽ cảm nhận những điều thú vị, tận hưởng bầu không khí cổ xưa. Bốn mùa đều có thiên nhiên trong lành xanh mát với những bờ cỏ xanh tươi, mùa xuân có hàng cây cơm nguội thay lá mới, hoa gạo nở đỏ rực cả góc trời, mùa hè rực lửa với từng chùm phượng đỏ thắm, mùa thu với những hàng cây bồ kết tỏa sắc vàng.

Nét thơ mộng đầy cổ kính - Ảnh: Sưu tầm

Đến thành cổ Sơn Tây vào những ngày đầu xuân với khí trời se lạnh, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng sắc hoa xuân rực rỡ bao quanh bờ hào thành cổ với muôn vàn sắc màu của các loại hoa như hoa mai, hoa đào, quất cảnh, hoa hồng, hoa lan, ly, huệ...bừng sáng cả một góc trời.

Một góc đường cạnh tường thành - Ảnh: Nguyễn Tiến Quang

Con đường bình yên dưới bóng cây - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

Đặc biệt, nếu du khách muốn tận hưởng không gian yên bình, hòa mình vào thiên nhiên thì lại có hàng cây cổ thụ lâu năm với những tán lá rộng và rễ cây vươn dài ôm trọn cả tường thành, cổng thành tạo nên nét rêu phong cổ kính. Điều này sẽ mang lại cho mọi người những phút giây thoải mái tuyệt vời.

Nguyễn Minh Hoàng - Mytour.vn

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

Hà Nội cũng là một trong những bảo vệ được nhiều công trình xây dựng cổ từ xa xưa. Phải kể đến thành trì đá ong duy nhất của Việt Nam – Thành cổ Sơn Tây. Không chỉ có lối thiết kế phong kiến độc đáo, nơi đây còn lưu giữ dấu tích lịch sử đáng quý. Hãy cùng Halo review thành cổ Sơn Tây ngay nhé!

1. Thành cổ Sơn Tây ở đâu?

Không quá khó khăn để đi tới Thành cổ Sơn Tây, giống như một chuyến đi phượt gần Hà Nội mà thôi. Cách trung tâm thành phố không xa là xã Sơn Tây, tìm phường Lê Lợi là tới. Có rất nhiều cách để di chuyển tới nơi đây, bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô, xe khách hay thậm chí là xe bus. Dành trọn vẹn 1 ngày tham quan là thoải mái rồi.

  • Tự lái xe ô tô hay xe máy: Đi theo đường quốc lộ 32. Chạy thẳng một mạch tới thị xã Sơn Tây khoảng 42Km thì tới thành cổ. Xe máy vẫn là lựa chọn lý tưởng nhất nếu bạn muốn tự khám phá.
  • Xe bus: Tuyến xe bus số 70, 71, hoặc 77 sẽ đưa bạn tới khu vực thành cổ. Nếu không “hầu bao” không dư giả, hãy lựa chọn phương tiện công cộng này nhé.

Tọa độ: Hoàng Diệu, phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây

Thành cổ sơn tây ở đâu

Ảnh: Sưu tầm

2. Đôi nét về lịch sử của thành cổ 

Đây là công trình lịch sử từ thời chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Thành cổ Sơn Tây được xây dựng hoàn toàn bằng chất liệu đá ong với diện tích lớn tới 16 hecta. Tính đến nay, di tích đá ong lịch sử này là công trình duy nhất có tuổi đời lâu năm tại Việt Nam. Vào thời nhà Nguyễn, thành cổ bảo vệ thủ phủ của ba tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, thành cổ nhiều lần bị chiếm đóng. Cho đến khi dân tộc ta dành được thắng lợi thì đây lại là địa điểm họp của các nguyên thủ Việt Nam. Đất nước thống nhất, Bộ Văn hóa vinh danh nơi đây là di tích lịch sử mang cấp quốc gia.

Thành cổ sơn tây ở đâu

Ảnh: Sưu tầm

3. Review Thành Cổ Sơn Tây

Cách biệt với sự ồn ào, xô bô nơi cuộc sống trung tâm thủ đô, thành cổ mang vẻ đẹp cổ kính với kiến trúc thời phong kiến đặc trưng. Theo dòng chảy thời gian, nhiều mảng tường được phủ rêu xanh, nhưng lại trở thành góc sống ảo thú vị của giới trẻ.

3.1 Vẻ đẹp kiến trúc Vauban

Tường thành cổ được xây cao khoảng 1 trượng 1 thước (4,4m). Nếu nhìn từ xa, bạn sẽ thấy bức tường thành rất kiên cố, không gian rộng rãi giữa khung cảnh thiên nhiên kỳ thú. Tường thành được xây dựng theo đúng kiến trúc thời xưa, nên mang lại cảm giác mộc mạc, hoang sơ.

Thành cổ sơn tây ở đâu

Ảnh: Sưu tầm

Phong cách thiết kế này có tên gọi là kiến trúc Vauban. Tường được xây theo khối hình vuông cạnh 500m, tổng chiều cao của bức tường thành đến khoảng 5m. Nếu để ý kỹ sẽ thấy những chi tiết hình bán nguyệt trên gạch với những lỗ châu mai. Hay thời đó còn gọi là lỗ ngắm bắn trong mỗi cuộc xâm lược.

Thành cổ Tây Sơn gồm có bốn cửa chính được đặt tên tương tự: Cửa tả, hữu, tiền và hậu. Từ phía cửa tả, du khách sẽ nhìn thẳng ra phố Phùng Khắc Khoan (hay chợ Nghệ cũ). Bên cửa hữu sẽ nhìn ra khu phố Trần Hưng Đạo và cửa tiền chính là phố Quang Trung. Đặc biệt là cửa hậu nhìn thẳng ra bờ sông Hồng. Vị trí xây dựng thành được coi là đắc địa vô cùng bởi dễ dàng quan sát kẻ địch tứ phía.

Thành cổ sơn tây ở đâu

Ảnh: Sưu tầm

Bên trong phía thành chính có một kỳ đài cao 18m với hệ thống cửa sổ tận dụng ánh sáng mặt trời tự nhiên. Đây chính là ngọn tháp canh của lính An Nam thời bấy giờ. Có dịp đi sâu vào bên trong tháp, du khách sẽ thấy kiến trúc xoáy trôn ốc tựa thành Cổ Loa. Dưới chân tháp chính là hai giếng nước lớn, ánh sáng chiếu xuống mặt giếng tạo tia lấp lánh, an yên.

Thành cổ sơn tây ở đâu

Ảnh: Sưu tầm

3.2 Khu vực Điện Kính, cổng Vọng Cung

Đây có lẽ là vẻ đẹp nổi bật nhất trong Thành cổ Sơn Tây. Ngày xưa, Điện Kính Thiên và cổng Vọng Cung (Đoan Môn Cổ) là nơi nghỉ ngơi của các nhà vua vào những dịp lễ bái lớn. Nơi đây được bố trí hệ thống bảo vệ kiên cố, lũy tre xanh rì, và những khẩu đại bác lớn. Giặc xâm phạm sẽ lập tức tấn công để bảo vệ vua. Bởi sự tinh tế, kiên cố ấy, thành cổ được mệnh danh là nơi phòng thủ vững chãi nhất trong lịch sử Việt Nam.

Thành cổ sơn tây ở đâu

Ảnh: Sưu tầm

Với tuổi đời đã gần 200 năm tuổi, tuy đã nhiều lần bị phá hủy bởi giặc ngoại xâm nhưng thành cổ Sơn Tây vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính tới bây giờ. Đây cũng là một minh chứng lịch sử hào hùng cho chiến thắng hào hùng, một thời máu lửa của dân tộc. Tới thành cổ không chỉ là để tham quan, còn là để du khách có dịp ghi nhớ lại lịch sử quân và dân ta. Đừng quên tham khảo thêm nhiều địa điểm du lịch gần Hà Nội từ Halo nhé!

Địa điểm khác

  • Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây
  • Làng Chuông nón lá ở Thanh Oai