Thành phần hóa học của cây xạ đen năm 2024

Dây gối (PHH), trước đây được các nhà khoa học được gọi là Xạ đen châu Âu [1] (danh pháp hai phần: Celastrus hindsii) là loài thực vật thuộc họ Celastraceae. Chúng được George Bentham miêu tả khoa học đầu tiên năm 1851. *** Tránh nhầm với cây xạ đen/xạ đen răng cưa trong dân gian là Ehretia dentata (Cùm cụm răng, PHH), xạ đen/xạ đen Hòa Bình - Ehretia asperula (Dót, PHH) và xạ đen Khánh Hòa - Ehretia sp. (có thể là E. macrophylla hoặc E. acuminata).

Cây xạ đen châu Âu còn có các tên gọi là bách giải, đồng triều, bạch vạn hoa, cây dây gối (thuộc Chi đây gối), hay quả nâu, hoặc cây ung thư (dân tộc Mường, Việt Nam).

Đặc điểm thực vật học[sửa | sửa mã nguồn]

Xạ đen thuộc loại cây dây leo thân gỗ, nhánh cây buông ra leo bám dài, mọc thành búi, dễ trồng. Thân cây dạng dây dài 3-10m. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, không có lông, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh. Phiến lá hình bầu dục xoay ngược, thường có 7 cặp gân phụ, bìa có răng thấp, mặt lá không có lông, lá không rụng theo mùa, cuống lá dài 5 - 7mm. Chùm hoa ở ngọn hay ở nách lá, dài 5 – 10 cm. Cuống hoa 2 - 4mm. Hoa mẫu 5. Cánh hoa trắng, Hoa cái có bầu 3 ô. Quả nang hình trứng, dài cỡ 1 cm, nổ thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu hồng. Ra hoa tháng 3 - 5; Ra quả tháng 8 - 12.

Xạ đen châu Âu Celastrus hindsii chỉ phân bổ Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Thành phần[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phần của cây xạ đen gồm có các hợp chất như axit rosmarinic, terpenoid, alkaloid, phenolics và flavonoid, α-amyrin và β-amyrin

Tác dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Xạ đen có tác dụng chữa bệnh như thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt và lở loét, phòng ngừa ung thư, tiêu viêm, mát gan mật, giúp cơ thể loại trừ độc tố.

Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, những người mắc huyết áp cao, giảm tiết dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Cây xạ đen Châu Âu có tác dụng ức chế tế bào ung thư, đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu trên thế giới, trong đó có nghiên cứu của Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Học viện Quân y...

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • The Plant List (2010). “Celastrus hindsii”. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2013.
  • α-Amyrin và β-Amyrin được phân lập từ lá cây xạ đen và khả năng chống oxy hóa, chống Xanthine Oxidase và chống Tyrosinase của chúng. Nghiên cứu đánh giá tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư và tác dụng chống oxy hóa của lá xạ đen

Xạ đen là loại dược liệu quen thuộc ở nước ta. Người dân thường lấy lá xạ đen để điều chế thành các bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư và các bệnh lý ở gan. Cùng với thân và lá thì quả xạ đen cũng có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe.

1. Giới thiệu về cây xạ đen

Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii, thuộc họ dây gối (Celastraceae). Cây xạ đen là loại cây thân gỗ, dạng leo, cao khoảng 1-2 mét, mọc đơn lẻ hay cũng có thể mọc thành bụi. Cành cây xạ đen non không có lông và có màu xám nhạt. Khi trưởng thành, cây sẽ chuyển dần sang màu nâu kèm xanh thẫm và có nhiều lông. Hoa xạ đen thường mọc thành chùm, có màu trắng sữa, cuống hoa dài. Mùa hoa thường vào khoảng tháng 3-5 và mùa quả rơi vào tháng 8-12. Quả có dạng hình trứng, khi chín quả có màu vàng và nổ tách thành 3 mảnh, bên trong có chứa hạt màu đỏ hồng.

Cây xạ đen mọc nhiều ở vùng Hòa Bình, Thanh Hóa, đặc biệt là những vùng núi cao. Bộ phận dùng của cây xạ đen là lá, cả cành, thân cây và quả. Thân và cành thường được thu hoạch khi cây đã già để có hoạt tính cao. Cây trưởng thành có thể thu hái lá vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Quả xạ đen được thu hái khi đã chín vàng. Sau khi thu hái, các bộ phận của cây xạ đen sẽ được rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn ngắn, phơi hoặc sấy khô để sử dụng. Sơ chế xong cần cho vào túi và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát và để sử dụng dần. Còn quả xạ đen thường được đem đi ngâm rượu, thường xạ đen ngâm rượu tầm 6 tháng là có thể sử dụng.

2. Thành phần hóa học trong cây xạ đen là gì?

Trong xạ đen bao gồm các thành phần chính như sau:

  • Flavonoid: có khả năng chống oxy hóa mạnh, tăng cường hệ miễn dịch. Nó có vai trò đảo ngược và ngăn chặn tình trạng mất cân bằng oxi hóa trong cơ thể. Vì thế đây là hoạt chất giúp phòng chống và góp phần điều trị bệnh ung thư, ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa lão hóa và tai biến mạch máu não.
  • Polyphenol: đây là thành phần có tác dụng bảo vệ và phục hồi các tế bào hư tổn trong cơ thể. Ngoài ra, thành phần này còn có lợi trong việc chống lại tác nhân gây tổn thương tế bào hoặc làm ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
  • Tanin: góp phần chống oxy hóa, hỗ trợ phòng ngừa ung thư và các bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, tannin còn có giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể.
  • Saponin: hợp chất này có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tái tạo các cấu trúc tế bào bị bệnh, đồng thời giúp làm chậm tiến trình phát triển và tốc độ di căn của các khối u ác tính.
  • Acid amin: acid amin trong xạ đen là thành phần có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng hiệu suất chuyển hóa của cơ thể.
    Thành phần hóa học của cây xạ đen năm 2024

Quả xạ đen có tác dụng gì

Hiện nay ở nhiều địa phương, người dân thường sử dụng quả xạ đen ngâm rượu và đồn đoán về các tác dụng của nó. Do đó, nhiều người vẫn luôn thắc mắc quả xạ đen ngâm rượu có tác dụng gì. Thực tế, bên cạnh các bộ phận như thân hay lá thì quả xạ đen cũng có nhiều ứng dụng trong y học và trong cuộc sống. Quả xạ đen có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, men gan cao, hỗ trợ điều trị ung thư, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ và hỗ trợ những bệnh nhân bị suy nhược thần kinh. Nó còn giúp thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ thanh lọc cơ thể.

Cách ngâm rượu quả xạ đen cũng khá đơn giản. Quả xạ đen thường được ngâm tươi để sử dụng. Bạn cần thu hái quả xạ đen đã chín, đem rửa sạch rồi để ráo nước. Thường ngâm 5kg quả xạ đen với 5 lít rượu, để khoảng 6 tháng là có thể thưởng thức.

Ngoài ra, quả xạ đen còn có thể được sử dụng để làm trà hoặc ươm để làm cây giống. Để làm trà, người dân thường hái quả xạ đen rồi mang về phơi khô và sao vàng hạ thổ. Mỗi lần uống thường lấy 40g quả xạ đen cho vào ấm và thêm nước nóng, đợi khoảng 15 phút là bạn đã có ngay bình trà xạ đen thơm ngon để thưởng thức. Không nên dùng quả xạ đen tươi để pha trà vì trà sẽ bị chát, không ngon và tác dụng cũng không tốt bằng quả đã được sao vàng hạ thổ.

4. Khi sử dụng quả xạ đen cần lưu ý gì?

Khi có ý định sử dụng quả xạ đen nói riêng và cây xạ đen nói chung, chúng ta cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Khi thu hái xạ đen, cần rửa sạch bụi bẩn, đất cát và đặc biệt là tránh các cây xạ đen vừa phun thuốc bảo vệ thực vật.
  • Vì chưa có nhiều bằng chứng về việc sử dụng xạ đen ở phụ nữ có thai nên đối tượng này tốt nhất không nên sử dụng xạ đen.
  • Nên dùng siêu bằng đất để đun, sắc thuốc.
  • Bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng các bài thuốc từ cây xạ đen để điều trị bệnh.

Tóm lại, quả xạ đen có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe như giúp thanh nhiệt, giải độc, có tác dụng an thần và hỗ trợ điều trị các bệnh lý gan và ung thư. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại dược liệu này. Dù là thuốc nam, thuốc bắc hay thuốc tây y, bệnh nhân cũng không nên tùy tiện dùng mà cần được thăm khám và chỉ định để đạt hiệu quả cao nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Cây xạ đen có tác dụng chữa bệnh như thế nào?
  • Viêm hạch bạch huyết cấp tính có nguy hiểm không?
  • Thuốc đông y chữa bệnh tuyến giáp

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.