Thành phần hóa học của thạch cao nung năm 2024

Cho các phát biểu sau: (a) Để làm mất tính cứng tạm thời của nước, người ta dùng một lượng vừa đủ Ca(OH)2. (b) Thành phần chính của vỏ và mai các loài ốc, sò, hến, mực là canxi cacbonat. (c) Kim loại xesi được dùng làm tế bào quang điện. (d) Sử dụng nước cứng trong ăn uống gây ngộ độc. Số phát biểu sai là

A

3.

B

1.

C

4.

D

2.

Trên thực tế, thạch cao có mặt ở rất nhiều nơi trong cuộc sống của chúng ta. Đó là hình ảnh vầng trán trắng như tượng thạch cao của đức mẹ đồng trinh, thạch cao làm răng giả trong nha khoa, thạch cao bó bột dùng trong y tế, hay trần la phông thạch cao. Một điều bất ngờ hơn là vật liệu thạch cao đã được ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng từ rất xa xưa và hiện đang là xu hướng trong các công trình thi công ngày nay.

Hãy cùng tìm hiểu cách mà con người đã khám phá và ứng dụng thạch cao như thế nào nhé!

Thạch cao là gì?

Thạch cao là khoáng chất có thành phần công thức hóa học gồm Canxi Sulfat (CaSO4) và nước (H2O).

Ở dạng tự nhiên, thạch cao có công thức hóa học là Canxi Sulfat Dihydrat hay còn gọi là thạch cao ngậm hai phân tử nước (CaSO4.2H2O), với tỷ lệ nước chiếm khoảng 21% trọng lượng phân tử. Nguyên liệu này khi được nung với nhiệt độ 150°C sẽ thành Canxi Sulfat Hemihydrat, hay còn gọi là thạch cao nửa nước.

Trong tự nhiên, thạch cao được tìm thấy ở các mỏ khoáng sản thạch cao. Bên cạnh đó, thạch cao cũng có thể được tạo ra ở các nhà máy hóa chất, hoặc tại các nhà máy nhiệt điện thông qua phản ứng khử khí thải lưu huỳnh đioxit.

Những ứng dụng đầu tiên của thạch cao

Đầu tiên, thạch cao được sử dụng như nguyên liệu xi măng dùng để cố định các phiến đá chồng lên nhau trong quá trình xây dựng Kim Tự Tháp. Ngoài ra, quặng thạch cao còn được sử dụng như là nguyên liệu đá (Ngọc thạch - Alabaster) được mài dũa tinh xảo dùng cho quan tài trong mộ của các thành viên Hoàng gia như vua Khufu.

Vào thế kỷ 13, thạch cao nung là nguyên liệu trang trí không thể thiếu trong các cung điện ở châu Âu. Khi thời đại văn minh châu Âu phát triển, thạch cao chính thức trở thành một loại vật liệu kiến trúc được sử dụng rộng rãi. Vua Henry đệ Nhị của Anh đã tán dương thạch cao chất lượng tốt được sản xuất tại Paris của nước Pháp bằng cái tên “Plaster of Paris”, và thạch cao này đã được sử dụng để trang trí cho Tu viện Westminster cũng như lâu đài Nottingham.

Đến thế kỷ 16, lại một lần nữa cái tên “thạch cao” làm nên phong cách Baroque, Rococo đầy quyến rũ và vẫn còn lưu lại trong lịch sử kiến trúc. Xuất phát từ nền văn hóa Phục hưng sinh ra tại Florence Ý và chẳng mấy chốc thạch cao đã lan ra khắp Tây Âu. Người ta đã dùng thạch cao như một thành phần chính của việc trang trí nội thất tại các nhà thờ theo phong cách Baroque, Rococo lúc bấy giờ.

Sau đó đến thế kỷ 17, bột thạch cao, tấm thạch cao được sinh ra chính thức tại Bắc Mỹ, Canada. Cùng lúc với việc phát hiện ra Châu Mỹ đại lục, đã có một lượng lớn dân di cư từ châu Âu hướng đến vùng đất mới. Những tòa nhà đầu tiên bắt đầu “mọc lên” trên vùng đất phong phú các nguyên liệu gỗ và thạch cao. Tuy nhiên kiểu dáng có hơi khác so với kiến trúc bằng đá của châu Âu. Người ta xây tường ngoài bằng gỗ Log house, còn nội thất bên trong sử dụng vách phủ lớp thạch cao dày có tính chịu lửa. Không lâu sau khi nhu cầu nhà ở tăng cao, việc sử dụng vách phủ thạch cao trở thành tiền để phát triển thành vật liệu tấm thạch cao - một sản phẩm có tính liên kết bền vững trong thi công nội thất.

Xu hướng vật liệu “tấm thạch cao” trong thời đại ngày nay

Để có thể trở thành vật liệu xây dựng, tấm thạch cao đã được sản xuất bằng cách nung nguyên liệu thạch cao ngậm hai phân tử nước thành thạch cao chứa nửa phân tử nước. Sau đó trộn hỗn hợp này với nước, kẹp giữa hai mặt giấy để định hình. Sản phẩm cuối cùng được sấy để loại bỏ bớt nước và cắt thành tấm thạch cao hoàn chỉnh.

Ngày nay, tấm thạch cao được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng: sản phẩm là vật liệu nội thất không thể thiếu để làm trần, vách ngăn nội thất cho mọi công trình. Với cấu trúc bên trong là nguyên liệu thạch cao, tấm thạch cao có các đặc tính cơ bản như cách âm, cách nhiệt, chống cháy và thân thiện với môi trường. Song song đó, tấm thạch cao còn là một vật liệu ổn định kích thước, trọng lượng nhẹ và giúp đội ngũ thầu thợ dễ dàng thi công lắp đặt trong các công trình xây dựng lớn nhỏ khác nhau.

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các ứng dụng của thạch cao sống như các bức tượng thạch cao, trần nhà thạch cao,…. Vậy nên thạch cao sống chắc không phải là cụm từ xa lạ với nhiều bạn ở đây và nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thạch cao sống là gì. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thạch cao sống và các tính chất, ứng dụng của nó trong thực tế.

Thạch cao sống là một hợp chất có thành phần hóa học chính là muối canxi sulfat tồn tại ở các dạng tinh thể hạt và tinh thể bột. Nó là một hợp chất vô cơ thuộc khoáng vật trầm tích còn được gọi là phong hóa. Vậy nên chúng rất mềm và có thể được khai thác để sử dụng trong cuộc sống.

Thành phần hóa học của thạch cao nung năm 2024
Thạch cao sống là một hợp chất có thành phần hóa học chính là muối canxi sulfat tồn tại ở các dạng tinh thể hạt và tinh thể bột

Khi được nung ở nhiệt độ cao, khoảng 150 độ C, thạch cao sống sẽ chuyển thành dạng khan. Nếu đem chất này đi nghiền nhỏ rồi trộn với nước, chúng ta sẽ thu được vữa thạch cao.

Công thức thạch cao sống là CaSO4.2H2O, của thạch cao nung là CaSO4.2H2O hoặc CaSO4.1/2H2O và của thạch cao khan là CaSO4.

Ngoài tên gọi thạch cao, nó còn được gọi với một số cái tên như canxi sunfat, calcium sulfate, calcium sulphate, …

Ngày nay, thạch cao sống được sử dụng nhiều trong sản xuất xi măng, sản xuất tấm trần thạch cao, nặn tượng, bó bột và tạo khuôn răng trong nha khoa.

Thạch cao sống dùng để làm gì?

Ngày nay, thạch cao sống được sử dụng rất phổ biến trong các ứng dụng nha khoa, y tế, xây dựng, điêu khắc. Trong cuộc sống, thạch cao sống thường được biết đến với một số công dụng như sau:

Trong điêu khắc, tạc tượng

Nhờ có trọng lượng nhẹ nên khi đổ khuôn bằng thạch cao, những bức tượng sẽ có tính thẩm mỹ cao. Chính vì điều này mà thạch cao sống được ứng dụng nhiều trong điêu khắc và tạc tương. Thạch cao sẽ giúp cho bức tượng đảm bảo được độ cứng.

Trong y tế

Tong nha khoa thẩm mỹ, thạch cao sống được dùng để làm khuôn làm răng.

Bên cạnh đó, thạch cao sống còn được dùng để bó bột nhằm cố định khuôn bó bột một cách chắc chắn. Người ta sẽ pha trộn thạch cao với nước theo tỉ lệ thích hợp để bó bột. Khi khô lại, thạch cao sống sẽ trở lên rất cứng, chắc, giúp che chắn và bảo vệ vùng xương đang bị tổn thường. Điều này sẽ giúp cho xương nhanh lành mà không cần sử dụng đến băng nẹp hay băng thun.

Thành phần hóa học của thạch cao nung năm 2024
Bó bột bằng thạch cao sống giúp bảo vệ xương để xương mau lành

Trong công nghiệp

Thạch cao sống còn được sử dụng để tạo khuôn đúc cho các kim loại như đồng, gang, nhôm,…. Khuôn thạch cao với khả năng chịu nhiệt và tạo hình tốt sẽ giúp nhà sản xuất cho ra những sản phẩm đúc từ kim loại đạt chất lượng và tính thẩm mỹ cao.

Ngoài việc dùng làm khuôn đúc kim loại, nó còn là nguyên liệu chính trong sản xuất axit sunfuric và canxi sunfat hemihydrate. Thậm chí là cả sản xuất phân bón giúp giảm độ kiềm của đất để cây trồng phát triển và cho ra năng suất cao.

Ngoài ra, thạch cao sống còn được dùng trong quá trình xử lý nước, giúp làm trong nước. Tuy nhiên cách giúp làm sạch nước hiệu quả và an toàn nhất vẫn là dùng máy lọc nước công nghiệp. Nếu cần xử lý một lượng nước lớn dùng trong sản xuất công nghiệp thì máy lọc nước RO công nghiệp chính là sự lựa chọn lý tưởng. Nó sẽ giúp tạo ra một lượng nước lớn trong thời gian ngắn, vừa an toàn lại dễ sử dụng.

Trong xây dựng

Thạch cao sống là một trong những thành phần tạo ra xi măng. Bằng cách nung nóng các nguyên liệu như đá vôi, bùn, đất sét ở nhiệt độ xác định cho đến khi đạt yêu cầu rồi mang đi nghiền thành bột, chúng ta sẽ thu được bột xi măng. Trong xây dựng, để tăng thêm độ chắc, người ta thường thêm thạch cao sống vào để điều chỉnh thời gian đóng rắn và tăng thêm độ bền chắc của xi măng khi được trộn với nước.

Thông thường, các loại xi măng pooc lăng có chứa từ 3,5 – 5 % lượng thạch cao sống. Ngoài thạch cao sống, một số loại phụ gia và khoáng chất khác cũng được nhà sản xuất thêm vào để tăng thêm chất lượng cho xi măng.

Ngoài việc ứng dụng trong trộn vữa xây dựng, thạch cao sống còn được dùng trong trong trang trí nội thất từ thông thường cho đến cao cấp nhờ có đặc tính cách âm, chống ẩm và chống thấm tốt.

Thành phần hóa học của thạch cao nung năm 2024
Thạch cao sống giúp tăng khả năng kết dính cho vữa xây dựng

Sử dụng thạch cao sống có những ưu điểm gì

Sở dĩ thạch cao sống được sử dụng nhiều như hiện nay là vì nó có những ưu điểm như sau:

– Thạch cao sống có cấu tạo nhẹ nên giúp hỗ trợ việc sản xuất, lắp đặt và trang trí trong xây dựng tốt hơn.

– Đa dạng ứng dụng như nặn tượng, đúc khuôn,…. giúp người sử dụng có thêm nhiều sự lựa chọn.

– An toàn với sức khỏe con người vì thạch cao sống là một muối vô cơ trung tính, không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng.

– Thạch cao sống có nhiều đặc tính tốt như cách âm, chống ẩm, chống cháy tốt.

– Hỗ trợ thi công lắp trần thạch cao nhanh chóng, tiết kiệm thời gian: Trần thạch cao, vách nhà hay các vật dụng trang trí bằng thạch cao giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Bạn có thể dễ dàng tạo hình trang trí theo mong muốn với thạch cao sống một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Trên đây là những thông tin để giải đáp cho câu hỏi thạch cao sống là gì mà Primer muốn chia sẻ đến bạn đọc. Có thể thấy rằng, thạch cao sống đang được ứng dụng ngày càng phổ biến hơn và chúng ta cũng không thể phủ nhận những lợi ích mà nó mang lại.