Thắp hương rằm tháng giêng vào giờ nào năm 2024

Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng Nguyên là ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam. Năm Giáp Thìn 2024, Rằm tháng Giêng rơi thứ 7 ngày 24 tháng 2 năm 2024 (dương lịch).

Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng

Về nguồn gốc của Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên Tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Thắp hương rằm tháng giêng vào giờ nào năm 2024

Ảnh minh họa

Nhưng cũng có quan niệm khác về ngày rằm tháng Giêng khi nhiều người cho rằng đây là ngày Vía Phật. Người theo đạo Phật có câu: “Lễ Phật cả năm không bằng đi lễ ngày Rằm tháng Giêng”.

Đối với những người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên và quan trọng trong năm. Họ lên chùa thắp nén nhang, cầu xin mọi sự may mắn.

Bên cạnh đó, vào rằm tháng Giêng, nhiều nơi trên cả nước cũng tổ chức lễ hội linh đình, để tưởng nhớ công ơn của vị thành hoàng, những người có công, cầu một năm mới bình an, may mắn.

Chuẩn bị đồ cúng Rằm tháng Giêng

Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường sắm hai lễ là cúng Phật và cúng gia tiên.

Mâm lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, quả tươi, đèn (nến), xôi, oản…. Nếu gia chủ là Phật tử thì có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo. Nếu không tụng kinh được thì có thể dâng hương và tụng đọc bài lễ bái Tam Bảo.

Mâm lễ cúng gia tiên là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết.

Ảnh minh họa

Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim.

Mâm lễ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món. 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.

Đồ lễ khác gồm hương, hoa, quả tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, thuốc lá...

3 khung giờ hoàng đạo để cúng Rằm tháng Giêng 2024

Giờ Mão (5h-7h): Giờ Ngọc Đường rất tốt cho khởi sự mới, tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng, sau này làm việc gì cũng được quý nhân tương trợ, nâng đỡ, đạt thành công ngoài mong đợi.

Giờ Ngọ (11h-13h): Giờ Tư Mệnh được xem là khung giờ đại cát để tiến hành cúng Rằm tháng Giêng. Đây là thời điểm Phật giáng thế, nghiệm chứng lòng thành cho gia chủ, giúp công việc làm ăn thuận lợi, cuộc sống sung túc, bình an và hạnh phúc viên mãn.

Giờ Thân (15h-17h): Giờ Thanh Long rất tốt cho khởi sự. Tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào giờ này thì mưu sự thuận lợi, nhất là việc kết hôn, thành gia lập thất lại càng viên mãn.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để tổ chức lễ cúng rằm tháng Giêng đúng ngày. Nhiều chuyên gia cho rằng, gia chủ không nhất thiết phải cùng rằm tháng Giêng vào đúng ngày 15 âm lịch, có thể cúng sớm từ ngày 14 nhưng không được cúng sau. Quan trọng nhất là thành tâm. Thời gian cúng rằm tháng Giêng có thể là từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch.

Trong ngày chính Rằm tháng Giêng năm 2024 có 3 khung giờ đại cát để tiến hành lễ cúng gồm giờ Mão (5h-7h), Giờ Ngọ (11h-13h), Giờ Thân (15h-17h).

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là lễ Thượng nguyên, Tết Nguyên tiêu… tính từ giữa đêm ngày 14 (đêm trước trăng rằm), ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.

Ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024 năm nay rơi vào ngày 24/2 Dương lịch.

Theo Wikipedia, ở Việt Nam, ngày Rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành, tuy kinh điển nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

Lễ hội đêm trăng rằm hiện được nhiều nơi khôi phục truyền thống văn hóa cổ, tổ chức đêm Nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam, hiện nay đã thành nếp thường xuyên ở nhiều địa phương. Đặc biệt ở những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An, lễ hội trăng rằm có nhiều sinh hoạt đặc biệt.

Dân gian có câu "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" là bởi ngày này có một ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống tâm linh và tín ngưỡng của người phương Đông.

Lễ cúng Rằm tháng Giêng có thể xuất phát từ Đạo giáo. Tín ngưỡng này đã truyền bá vào các quốc gia phương Đông từ rất xa xưa.

Thắp hương rằm tháng giêng vào giờ nào năm 2024

Theo thuyết tam nguyên của Đạo giáo, Rằm tháng Giêng là ngày kính Thiên Quan đại đế (Ngọc Hoàng) trong Tam quan đại đế của Đạo giáo. Tín ngưỡng của Đạo giáo thờ 3 vị thần: Thiên Quan, Địa Quan, Thủy Quan hay còn gọi là Tam Nguyên (Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên).

Đức Thiên Quan (Ngọc Hoàng) là vị thần cai quản toàn bộ Thiên Đình, trông coi họa phúc của nhân gian. Các bản sớ cúng rằm tháng Giêng tiêu biểu thường ghi rõ ngày này là "Thiên Quan tứ phúc" (nghĩa là ngài Thiên Quan ban phúc).

Người Việt do chịu một phần ảnh hưởng của văn hóa Đạo giáo trong quá trình lịch sử nên dân gian Việt Nam cũng có tục cúng Rằm tháng Giêng hay lễ Thượng Nguyên.

Trong các triều đại phong kiến xưa, triều đình đều tổ chức lễ Thượng Nguyên rất long trọng, trực tiếp Hoàng đế làm chủ lễ, cầu mong cho thiên hạ thái bình, nơi nơi thịnh vượng, người người an lạc. Trong dân gian, khắp mọi miền đều tổ chức lễ Rằm tháng Giêng rất phong phú.

Nhiều người cũng coi đây là thời điểm thích hợp để cầu nguyện an lành cho cả năm. Giới Phật tử và toàn thể dân chúng vì thế rất xem trọng ngày này. Nhiều nơi, người dân đi lễ chùa, nhiều nhà chùa làm lễ cầu an...

Thắp hương rằm tháng giêng vào giờ nào năm 2024

Giờ đại cát để tiến hành cúng Rằm Tháng Giêng

Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng Nguyên. Dân gian có câu “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nghi lễ này trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc.

Theo Lịch vạn niên, Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024 rơi vào thứ bảy, tức ngày 24/2 Dương lịch.

Dân gian cũng quan niệm rằng, cúng lễ vào ngày chính rằm là tốt nhất. Bởi đó là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm, phúc khí vượng, khi thành tâm cầu cúng ắt được bình an, may mắn.

Trong ngày chính Rằm tháng Giêng năm 2024 có 3 khung giờ đại cát để tiến hành lễ cúng gồm:

Giờ Mão (5h-7h): Giờ Ngọc Đường rất tốt cho khởi sự mới, tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng, sau này làm việc gì cũng được quý nhân tương trợ, nâng đỡ, đạt thành công ngoài mong đợi.

Giờ Ngọ (11h-13h): Giờ Tư Mệnh được xem là khung giờ đại cát để tiến hành cúng Rằm tháng Giêng. Đây là thời điểm Phật giáng thế, nghiệm chứng lòng thành cho gia chủ, giúp công việc làm ăn thuận lợi, cuộc sống sung túc, bình an và hạnh phúc viên mãn.

Giờ Thân (15h-17h): Giờ Thanh Long rất tốt cho khởi sự. Tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào giờ này thì mưu sự thuận lợi, nhất là việc kết hôn, thành gia lập thất lại càng viên mãn.

Cúng rằm tháng Giêng ở nhà hay ở chùa đều được, nếu sắp xếp được thời gian, gia chủ có thể tiến hành cúng cả hai nơi.

Về mâm lễ sẽ tùy vào phong tục từng nơi cũng như điều kiện kinh tế gia đình sẽ khác nhau. Đôi khi, lễ vật chỉ mang tính tượng trưng, không cần quá cầu kỳ, xa xỉ, quan trọng là thể hiện tấm lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên và tâm thiện, hướng về Phật, Thánh, thần linh.

Khi làm lễ ở chùa, gia chủ chuẩn bị lễ chay dâng Phật, thánh, mục đích vẫn là cầu mong sức khỏe, bình an, gia đình hòa thuận, yên ấm, làm ăn tấn tới.

Ở nhiều nơi có lệ cúng dâng sao giải hạn vào ngày Rằm tháng Giêng. Nghi lễ này được thực hiện ở chùa, đền với mong ước giảm trừ bớt tai ách nếu có sao xấu chiếu mạng.

Tuy nhiên, trong giáo lý nhà Phật không hề có lễ nghi dâng sao giải hạn. Việc làm lễ cúng dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa thực chất không quá quan trọng. Các chùa gần đây tổ chức việc cúng sao để làm lễ cầu an cho dân chúng, coi đó là cơ hội để giáo hóa dân chúng về đạo Phật, về luật nhân quả, để mọi người năng làm việc thiện, bỏ làm việc ác, hướng tâm về thiện…

Văn khấn rằm tháng Giêng

Sau đây là bài cúng Rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hoá Thông tin), bạn đọc có thể tham khảo:

- Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

- Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, thúc bá đệ huynh, cô di tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Rằm tháng Giêng cũng mấy giờ thì tốt?

Cần chú ý, chỉ có duy nhất ngày Tết Thượng Nguyên 15.1 Âm lịch là cúng được giờ Ngọ; 11 ngày rằm còn lại trong năm không nên cúng giờ này. Do đó, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (11h-13h) là thời điểm tốt nhất; riêng năm 2024 Giáp Thìn chính là giờ Mậu Ngọ, từ 11h10 đến 12h50.

Cúng Rằm tháng Giêng 2024 ngày nào tốt?

Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng. Theo Lịch vạn niên, Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024 rơi vào thứ bảy, tức ngày 24/2 Dương lịch. Dân gian cũng quan niệm rằng, cúng lễ vào ngày chính rằm là tốt nhất.

Cúng rằm tháng 10 vào mấy giờ?

Tết Hạ Nguyên thường diễn ra vào ngày rằm tháng 10 âm lịch. Năm nay, lễ rơi vào thứ 3, ngày Ất Sửu, tháng Tân Hợi, năm Nhâm Dần (tức ngày 8/11 Dương lịch). Theo đó, giờ Hoàng Đạo thuận lợi cho các việc cúng bái rơi vào 2 khung giờ, gồm 9 giờ - 11 giờ (giờ Tỵ) và 15 giờ - 17 giờ (giờ Thân).

Rằm tháng Giêng cúng sao gì?

Vào dịp rằm tháng Giêng, nhiều người còn làm lễ dâng sao giải hạn, xuất phát từ niềm tin rằng mỗi năm, con người có một vì sao chiếu mệnh. Có tất cả 9 sao, gồm Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Kế Đô, La Hầu, Thái Bạch, Thổ Tú, Vân Hán, Thủy Diệu.