Thị trường mục tiêu của sản phẩm xanh

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

(TN&MT) - Hướng đến mục tiêu trở thành tập đoàn năng lượng mang tầm vóc quốc tế, cung cấp các sản phẩm năng lượng sạch, chất lượng cao, thân thiện với môi trường cho xã hội, trong thời gian qua, Petrolimex đã có những chuẩn bị gì cho lộ trình này? Sau đây là chia sẻ của ông Nguyễn Quang Dũng - Phó Tổng Giám đốc Petrolimex xoay quanh câu chuyện này. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Thị trường mục tiêu của sản phẩm xanh

Ông Nguyễn Quang Dũng

PV:Thưa ông, thời gian qua dư luận xã hội vô cùng lo lắng về vấn chất lượng xăng dầu đặc biệt là sau khi phát hiện một lượng xăng kém chất lượng được tiêu thụ trên thị trường. Là đơn vị chiếm thị phần xăng dầu lớn nhất cả nước, Petrolimex đã và đang làm gì để có thể giữ vững được chất lượng xăng dầu, bảo toàn được thương hiệu và thị phần của mình?

Ông Nguyễn Quang Dũng:Với chủ trương nhất quán phục vụ khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường và dịch vụ chuyên nghiệp, từ nhiều năm nay Petrolimex đã thực hiện hàng loạt các giải pháp để cụ thể hóa mục tiêu này:

- Tiên phong cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường: Thực hiện chủ trương của Nhà nước về sử dụng xăng E5; đi đầu trong việc cung cấp xăng Ron 95 tiêu chuẩn Euro 4 và đặc biệt là nhiên liệu Diezel tiêu chuẩn Euro 5.

- Đầu tư công nghệ và thiết bị đồng bộ từ khâu giao nhận hàng hóa ở kho bể đến việc xuất bán tại CHXD để luôn đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

- Tổ chức các chương trình đào tạo, các cuộc thi nhằm nâng cao trình độ của nhân viên trong công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm, phục vụ khách hàng, hướng tới dịch vụ chuyên nghiệp trong toàn hệ thống.
- Bên cạnh việc xây dựng, phát triển thương hiệu, Petrolimex còn đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt công tác bảo vệ thương hiệu nhằm phát hiện kịp thời và xử lý các biểu hiện xâm phạm nhãn hiệu Petrolimex.

PV:Tiên phong đưa ra thị trường sản phẩm dầu Diesel tiêu chuẩn khí thải Euro 5,đây đều là những nhiên liệu có mức tiêu chuẩn cao nhất hiện nay tại thị trường Việt Nam. Lý do gì mà Petrolimex có những quyết định khá là mạnh bạo này, thưa ông?

Ông Nguyễn Quang Dũng: Như đã nói ở trên, để phục vụ khách hàng những sản phẩm chất lượng cao nhất, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn khí phát thải theo Quyết định 49/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Petrolimex đã quyết đinh phân phối ra thị trường sản phẩm Diezel tiêu chuẩn Euro5 (cao hơn mức quy định trong QĐ 49) do đây là sản phẩm có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn 5 lần so với mức Euro4, do đó hạn chế được khí phát thải độc hại ra môi trường so với Diezel tiêu chuẩn euro4 (mức 2: 500mg/kg; mức 3: 350mg/kg; mức 4: 50mg/kg, mức 5: 10mg/kg).

Thị trường mục tiêu của sản phẩm xanh

PV: Việc cung cấp sản phẩm thân thiện với môi trường đã khẳng định quan điểm đúng đắn của Petrolimex trong Chiến lược phát triển của mình, nhưng cũng là việc khá khó khăn đối với một doanh nghiệp, vậy Petrolimex tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình như thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Quang Dũng: Hướng tới bảo vệ môi trường luôn là bài toán mà bất kỳ doanh nghiệp hay quốc gia nào trên thế giới cũng phải tính toán trong chiến lược phát triển. Với mục tiêu phát triển kinh doanh các sản chất lượng cao thân thiện với môi trường, đóng góp vào sự phát triển bền vững của Quốc gia..Khi kinh doanh những sản phẩm mới có chất lượng cao, doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn trong việc thuyết phục người tiêu dùng chi trả thêm cho giá trị môi trường và làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng trong tương lai, khách hàng sẽ hưởng ứng bằng việc sử dụng những sản phẩm này để cùng chung tay giữ môi trường sống xanh hơn.

PV: Mặc dù đã và đang là đơn vị chủ lực của ngành xăng dầu Việt Nam nhưng được biết, mục tiêu của Petrolimex trong những năm tới là phát triển thành tập đoàn năng lượng hàng đầu Việt Nam, vươn tầm ra quốc tế và phát triển hiệu quả, bền vững. Vậy, Petrolimex đã có sự chuẩn bị cho Chiến lược phát triển dài hạn này như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Quang Dũng: Petrolimex tiếp tục tăng cường sự hợp tác, đầu tư và hội nhập quốc tế. Với sự đa dạng trong cơ cấu cổ đông gồm rất nhiều quỹ đầu tư nước ngoài, với sự tham gia và đóng góp kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm của đối tác chiến lược.tựhoàn thiện và tiệm cận chuẩn mực quốc tế trong mô hình quản trị doanh nghiệp, minh bạch hơn, áp dụng khoa học công nghiệp, tự động hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành. Trên cơ sở đó, sẽ tăng cường mở rộng hợp tác, đầu tư trong tất cả các lĩnh vực, các phương thức kinh doanh, đầu tư phát triển các sản phẩm, dịch vụ gia tăng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu của Petrolimex.

Thị trường mục tiêu của sản phẩm xanh

Petrolimex hướng tới vươn tầm ra quốc tế và phát triển hiệu quả, bền vững

Tập trung đẩy mạnh việc phát triển kinh doanh, giữ vững thị phần trong lĩnh vực kinh doanh phân phối các sản phẩm năng lượng, xăng dầu tại thị trường trong nước, và tiếp tục xây dựng, phát triển hệ thống cửa hàng phân phối bán lẻ. Bên cạnh đó, đầu tư nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, tạo ra sự khác biệt với đối thủ, nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp. Điểm đặc biệt quan trọng để giữ cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong giai đoạn mới này là Tập đoàn phải gìn giữ và phát triển được văn hóa doanh nghiệp đã tồn tại cùng truyền thống lịch sử 63 năm của Petrolimex, kết hợp hài hòa với việc đổi mới sáng tạo tư duy, văn hóa để hội nhập trong thời đại 4.0.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thị trường mục tiêu của sản phẩm xanh
Marketing xanh là một quá trình liên tục đòi hỏi đầu vào liên tục từ các nhà cung cấp, chính sách của chính phủ và người dân.

So với các nước trong khu vực, yêu cầu về sản phẩm xanh (sản phẩm thân thiện với môi trường) trên thị trường Việt Nam cũng như nhận thức của người tiêu dùng còn hạn chế. Các sản phẩm dán nhãn môi trường cũng như cách nhận biết còn chưa rõ và phổ biến đối với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn dè dặt trong việc đầu tư, sử dụng công nghệ, phương thức quản lý và áp dụng các hệ thống quản lý phù hợp để sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về dán nhãn.

Chuyển động theo hướng xanh hóa nền kinh tế ở Việt Nam bắt đầu rõ nét về mặt thể chế, trước hết được thể hiện qua việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam vào năm 2012 và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 năm 2014. Để đạt được mục tiêu chiến lược, các nhiệm vụ then chốt đã được đề ra: 1) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; 2) Xanh hóa sản xuất; và 1) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Tiêu dùng xanh có mối liên hệ với cả ba nhiệm vụ nói trên ở các mức độ khác nhau. Một số giải pháp chính sách đã được các bộ ngành triển khai gắn với tiêu dùng và sản xuất xanh, chẳng hạn: dán nhãn sinh thái (Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2009), nhãn Xanh Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2014), Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010, chương trình dán nhãn năng lượng (Bộ Công thương từ năm 2012)… Những bước đi chính sách này nhằm cụ thể hóa chủ trương phát triển bền vững nói chung và tiêu dùng bền vững nói riêng.

Marketing xanh là một quá trình liên tục đòi hỏi đầu vào liên tục từ các nhà cung cấp, chính sách của chính phủ và người dân. Điều này là cần thiết để các chiến lược marketing xanh có thể được chọn được ngay thị trường mục tiêu và do đó, nó có thể đạt được một lợi thế cạnh tranh bền vững. Điều quan trọng là các chiến lược và chính sách liên quan đến sản phẩm xanh được phát triển và thực hiện để hướng dẫn và giúp các nhà bán lẻ và khách hàng hướng tới một sự thay đổi màu xanh.

Marketing xanh không chỉ được phát triển từ tiếp thị truyền thống (product marketing) mà đã được phát triển lên cấp độ cao hơn nhờ vào tiếp thị thương hiệu (brand marketing). Thực hiện một chiến lược marketing xanh rất phức tạp, đây cũng là một khái niệm tương đối liên tục thay đổi theo thời gian.

Mua hàng xanh (Green Purchasing - GP) là một xu hướng đang ngày càng phát triển trong thương mại quốc tế và mua sắm trong lĩnh vực công tại các nước đã và đang phát triển, nhằm thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Hiện nay, các tiêu chí về sản phẩm xanh còn rất hạn chế về mặt số lượng và mới chỉ có đối với một số chủng loại mặt hàng nhất định. Việt Nam sẽ cần có các hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng hội nhập và nâng cao ý thức của người tiêu dùng khi lựa chọn mua sản phẩm. Các chính sách và qui định của nhà nước rõ ràng và cụ thể hơn nhằm tạo điều kiện để các sản phẩm xanh có chỗ đứng và phát triển.

Với sự gia tăng về nhu cầu và sự tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường, người tiêu dùng sẽ có xu hướng gia tăng ý định và hành vi tiêu dùng xanh. Tuy nhiên, vẫn cần cải thiện nhận thức về tiêu dùng xanh thông qua các hoạt động xây dựng, nâng cao năng lực, sự hiểu biết và tạo ra các kênh tiếp thị thuận tiện hơn để gia tăng số lượng người tiêu dùng có thể mua sản phẩm xanh.

Việc tăng cường tiêu dùng và mua sắm xanh đi kèm với các giải pháp nâng cao nhận thức về môi trường, giúp ngăn chặn tình trạng cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc tạo ra một xu hướng tiêu dùng xanh tại Việt Nam cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý của nhà nước và sự quyết tâm đổi mới của các doanh nghiệp. Bản thân người tiêu dùng không chỉ cần có nhận thức tốt về môi trường mà còn phải có những hành vi thực tế để mua các sản phẩm xanh.

Các doanh nghiệp nên tập trung vào việc tập trung phát triển một sản phẩm màu xanh từ nhu cầu của công chúng và gắn vào vị trí cốt lõi của công ty. Từ sự thành côngcác sản phẩm xanh phụ thuộc vào người tiêu dùng thông qua việc thay đổi thái độ và hành vi của họ đối với các sản phẩm, điều đó bắt buộc các nhà tiếp thị xanh phải xác định tất cả các yếu tố thúc đẩy marketinhg xanh.

Quang Minh