Thiên tài quân sự nổi danh nhất thế kỷ xiii của nước ta là ai

Vị tướng toàn tài; Nhà chỉ huy quân sự có tài thao lược kiệt xuất, bậc thầy về chiến lược, chiến thuật quân sự; Chuyên gia lỗi lạc hàng đầu về đường lối chiến tranh nhân dân; Nhà chiến lược vĩ đại; Danh tướng của thế giới; Thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ 20… “Con người của những mỹ từ” - nhận định ấy của một học giả về Đại tướng Võ Nguyên Giáp - hẳn là hoàn toàn chính xác. Trong khuôn khổ có hạn của bài báo này, chỉ xin được viện dẫn một số trong vô vàn những góc nhìn đầy thán phục của dư luận và báo chí thế giới về “Tướng Giáp” - vị tướng lừng danh của nước Việt.

“Một trong những thống soái lớn của mọi thời đại”

Đó là nhìn nhận của Tướng Peter Macdonald - nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh. Trong cuốn Giap an assessment, Tướng Peter Mac Donald  khẳng định: “Từ năm 1944-1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời đại. Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có”.

Cùng chung nhận định này là Đại tướng Mỹ William Westmoreland. Vị Tổng tư lệnh quân đội Mỹ trong Cuộc chiến tranh Việt Nam [1964 - 1968], sau nhiều pha “đấu trí” với “Tướng Giáp” trên chiến trường miền Nam Việt Nam đã phải “ngả mũ kính phục” mà rằng: “Mọi đức tính tạo thành một thống lĩnh quân sự lớn, như sự quyết đoán, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung trí tuệ và hành động, trí thông minh, tất cả đều có ở Tướng Giáp - một thống soái vĩ đại”. 

Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay chia sẻ niềm thán phục: “Trong suốt thời gian đó, ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ XX và là một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại”… 

Duncan Townson - tác giả cuốn “Những vị tướng lừng danh” [xuất bản ở London nhân dịp giải phóng miền Nam] thì coi Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng trong vòng 25 thế kỷ qua, từ thời xa xưa với Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời hiện đại, với Georgy Konstantinovich Zhukov... Bernard Fall - một sử gia phương Tây khẳng định trong cuốn “Võ Nguyên Giáp - con người và huyền thoại” rằng: “Trong một tương lai có thể thấy trước, phương Tây chưa thể đào tạo được một vị tướng nào có thể so sánh kịp với Tướng Giáp”. 

“Đánh là thắng, chỉ đánh khi chắc thắng, nếu không thắng thì không đánh”

Tạp chí Time của Mỹ- tờ tạp chí nhiều lần đăng tải bài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong số ra ngày 9/2/1968, đã từng có bài viết mang tựa đề “North VietNam: The Red Napoleon” [Napoleon “Đỏ”] trong đó viện dẫn một câu nói nổi tiếng của đại tướng Võ Nguyên Giáp, “Skike to win, Skike Only when Success is Certain, if it is not, then dont’ strike” [Tạm dịch: Đánh là thắng, chỉ đánh khi chắc thắng, nếu không thắng thì không đánh] như một cách ngầm bộc lộ sự khâm phục dành cho bản lĩnh, tài năng chiến trận của vị danh tướng Việt Nam. 

Tài thao lược kiệt xuất cũng là góc nhìn nhà báo, nhà sử học người Mỹ Stanley Karnow về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong bài viết được đăng trên tờ New York Times tháng 6/1990, Stanley Karnow đã không ngần ngại khẳng định: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh của quân đội Cộng sản Việt Nam là một trong những vị tướng tài giỏi nhất lịch sử thế giới… Là một nhà chiến lược táo bạo, một tư duy logic tài năng và một nhà tổ chức không biết mệt mỏi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chiến đấu suốt hơn 30 năm, biến một đội quân du kích áo vải ít ỏi thành một trong những quân đội hiệu quả nhất của thế giới…”.

Stanley Karnow cũng đã không ngần ngại liệt tướng Giáp vào hàng ngũ những danh nhân quân sự lừng lẫy thế giới: “Ông là người ngang hàng với các nhà lãnh đạo quân sự vang dội như Grant, Lee, Rommel và MacArthur”.

Cuộc gặp lịch sử giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara ở Hà Nội ngày 9/11/1995.

Cũng đánh giá rất cao tài thao lược của Tướng Võ Nguyên Giáp, trong tác phẩm “Chiến thắng bằng mọi giá - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài của Việt Nam”, nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay cũng đã viết: “Tướng Giáp, vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại tiến hành chiến đấu chống kẻ thù từ thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính, dù mới đầu trong tay chưa có quân, vậy mà vẫn liên tiếp đánh bại đế quốc Nhật, thực dân Pháp [một đế chế thực dân số 2] và quân đội Mỹ [một trong hai siêu cường thế giới]... Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân... là một vị tướng hậu cần vĩ đại của mọi thời đại”.

Còn tờ Times Asia, trong một số báo đặc biệt hồi năm 2006, việc đưa vị tướng kiệt xuất của Việt Nam vào chuyên đề các “Anh hùng châu Á” cũng như một sự công nhận về tầm vóc của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cũng trong chuyên đề này, Times Asia đã chia sẻ góc nhìn, rằng: Nhờ tài cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân đội Việt Nam đã chiến thắng lẫy lừng trong chiến dịch quân sự kéo dài 56 ngày đêm và tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp năm 1954, đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi đầu tiên của một lực lượng kháng chiến châu Á đánh thắng quân đội thực dân trong một trận chiến quy mô và làm tiêu tan huyền thoại về sự vô địch của phương Tây thời đó.   

Tờ Washington Post số ra ngày 5/10/2013, trong loạt chuyên đề  5 trang tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã nhấn mạnh: “Với các học giả quân sự khắp thế giới, ông là một trong những nhà chiến lược hàng đầu trong việc áp dụng nghệ thuật chiến tranh du kích hiện đại. Suốt gần ba thập kỷ, tướng Giáp đã lãnh đạo quân giải phóng trong cuộc chiến với những kẻ thù hùng mạnh và được trang bị vũ khí hiện đại hơn nhiều. Đối với hàng triệu người Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ đơn thuần là thắng lợi quân sự. Nó còn là chiến thắng về tâm lý và tinh thần đối với một nước đế quốc đã áp bức họ trong vài chục năm. Chiến thắng ấy cũng khiến tên tuổi của Tướng Giáp trở thành một huyền thoại”.

Và thực tế, không chỉ là những nhận định của báo giới và các sử gia, Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh năm 1984 đã bầu chọn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 danh nhân quân sự vĩ đại nhất thế giới. Tân bách khoa toàn thư của nước Anh [xuất bản năm 1985] trong chuyên mục giới thiệu các danh tướng thế giới từ thời cổ đại cho đến ngày nay, đã giới thiệu hai danh tướng Việt Nam là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn [tập 10, tr.88] và Đại tướng Võ Nguyên Giáp [tập 10, tr. 493 - 494].

Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ, xuất bản năm 1993 viết: “Tài thao lược của Tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử”.

Hà Anh

Trong các cuộc chiến, những người dẫn đầu luôn là thiên tài chủ chốt quyết định chiến thắng của trận chiến đó hay không. Dưới đây là 10 thiên tài quân sự nổi tiếng được nhân loại công nhận là tài ba nhất lịch sử.

Skanderbeg – Một trong những vị tướng vĩ đại nhất, thiên tài quân sự dẫn dắt quân chống lại đội quân gấp 10 lần mình

Skanderbeg được sinh ra trong vương quốc nhỏ bé Albania do cha của ông, một vị vua địa phương cai quản, thủa nhỏ ông được đặt tên là George Kastrioti. Sau đó ông bị bắt cóc và bị coi như là một con tin của Sultan Ottoman hùng mạnh nhằm kiểm soát ham muốn nổi dậy của cha mình. Lớn lên dưới sự giám hộ của Ottoman, ông trở thành một trong những vị tướng vĩ đại nhất và được đặt danh hiệu Skanderbeg, có nghĩa là Lord Alexander, đánh đồng cùng với người anh hùng Alexander Đại Đế.

Sau khi trưởng thành, Skanderbeg trốn chạy khỏi Ottoman trở về quê hương của mình và bắt đầu cuộc nổi dậy mà cha mình không bao giờ làm được. Vì điều này, ông đã khiến toàn bộ Đế quốc Ottoman phẫn nộ và điều quân đội xâm lược trong suốt 25 năm để đè bẹp Skanderbeg, nhưng họ đã không thành công.

Với lực lượng khá nhỏ bé, chỉ trên dưới 20.000 quân để chống lại đội quân lớn hơn gấp 10 lần của Ottoman, Skanderbeg đã sử dụng một chiến thuật cực kỳ thông mình đó là lối đánh du kích. Với kiến ​​thức cực kỳ hiểu biết về kẻ thù và các cuộc tấn công trực tiếp của Ottman, Skanderbeg đã không ít lần khiến Ottoman bị thua một vố đau, và phải đi đến bàn đàm phán tạm thời có lợi cho ông, bảo vệ Tây Âu khỏi các thành lũy Ottoma. Sau này, Đức Giáo hoàng đã ban cho Skanderbeg danh hiệu Champion of Christ.

Attila – Thiên tài quân sự đi kèm sự sợ hãi và tàn bạo

Tên của ông luôn đi kèm với sự sợ hãi và tàn bạo. Sinh ra trong gia đình hoàng gia của Đại đế Hunnic đang mở rộng một cách chóng mặt vào thời kỳ đó, Attila trở thành vua sau cái chết của cha mình. Không hài lòng với việc vùng cai trị quá nhỏ bé, Attila đã tổ chức một cuộc xâm lăng.

Kéo dài chiến dịch của ông từ Persia đến nước Đức ngày nay, Attila tiếp đà quyết định chinh phục nền văn minh phương Tây, thời gian đó ông được đặt danh hiệu là “The Scourge of Europe”. Mặc dù không thành công trong việc chinh phục Constantinople và Rome, nhưng ông đã chiếm một phần lớn của Đông và Trung Âu, trở thành một cái tên đe dọa những kẻ chống lại ông.

Khi đang chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng rộng lớn tiến vào Đế Quốc La Mã, Attila đột ngột chết một cách bí ẩn [đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân] và đế quốc của ông bắt đầu bị lụn bại đồng thời bị chia cắt thành từng mảnh sau đó không lâu.

Thành Cát Tư HãnThiên tài quân sự khét tiếng tàn bạo và đội quân Mông Cổ nổi tiếng

Đây là một nhân vật lịch sử làm cho Attila trở nên lu mờ hơn khi so sánh về mặt tàn bạo và khủng bố. Được biết đến như là người sáng lập Đế quốc Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn đã tạo ra Đế chế trên đất liền lớn nhất trong lịch sử. Những cuộc xâm lược của Mông Cổ thường kèm theo giết chết hàng loạt các thường dân nếu quân đội của họ chống lại Thành Cát Tư Hãn.

Mặc dù khét tiếng tàn bạo, nhưng Thành Cát Tư Hãn và quân đội Mông Cổ của ông ta lại thực thi sự khoan dung đối với tôn giáo và bắt đầu một hệ thống nhân đạo tương đối công bằng trong đế chế của mình. Không giống như các vị hoàng đế khác, khi Thành Cát Tư Hãn chết, đế chế của ông đã phát triển xa hơn, kéo dài từ Hàn Quốc ngày nay ở Thái Bình Dương đến các cửa ngõ của châu Âu ở Hungary, bao gồm không chỉ một lượng đất rộng lớn mà còn nhiều loại văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau.

SalahuddinThiên tài quân sự có chiến lược khôn ngoan nhất

Thế giới tôn giáo cũng là một xã hội phức tạp và không thiếu sự tranh đấu. Cuộc Thập Tự chinh không phải là ngoại lệ. Sau khi mất “Đất Thánh” về tay quân đội Hồi giáo, phe Kitô giáo bắt đầu một cơn lốc khát máu có tên gọi là “cuộc thập tự chinh” để giành lại nó.

Vào năm 1096, dưới sự chỉ đạo của Đức Giáo Hoàng, họ bắt đầu một chiến dịch nhằm giải phóng Jerusalem. Tuy nhiên, khi đã giành được Jerusalem, các tướng lĩnh của đạo Kito phát hiện ra rằng giữ nó còn khó hơn giành được nó. Họ sớm nhận ra sự thật khó chịu rằng “Vương quốc Thiên đường” nhỏ của họ thực sự bị bao quanh bởi đám quân đội Hồi giáo luôn sẵn sàng bằng mọi giá để lấy lại Jerusalem. Đội quân hùng mạnh này nằm dưới sự lãnh đạo của một vị chỉ huy quân sự khôn ngoan và thực tế Salahuddin.

Sau khi bị giành mất Jerusalem, Salahuddin đã không lặp lại những sai lầm trong quá khứ, ông chọn cách tiếp cận kẻ địch một cách có chiến lược nhất, nhằm bảo toàn an ninh cho đội quân của mình đồng thời dụ kẻ định rơi vào bẫy, buộc phải giao chiến với quân đội của ông trong sa mạc, nơi là điểm yếu của kẻ địch và là điểm mạnh của quân đội Salahuddin. Trong trận Hattin, Salahuddin đã nghiền nát quân đội Kitô giáo và lấy lại Jerusalem.

Erwin Rommel – Thiên tài quân sự được mệnh danh là “cha đẻ của xe tăng hiện đại”

Erwin Rommel được coi là cha đẻ của chiến tranh xe tăng hiện đại. Sinh ra trong một gia đình quý tộc người Đức, Rommel lần đầu tiên tham gia quân ngũ trong các chiến dịch của Đức ở Romania và Bắc Italy. Trong suốt thời kỳ liên quân, ông là một huấn luyện viên quân sự về chiến tranh xe tăng ở Berlin.

Khi Đại chiến thế giới lần II nổ ra, Rommel lại được gọi trở lại quân ngũ một lần nữa. Mặc dù ghê tởm hệ tư tưởng của Đức Quốc xã như hầu hết các sĩ quan Đức thời kỳ đó, nhưng ông vẫn thất vọng khi quân đội Đức bị thua liên tiếp.

Rommel trở nên nổi tiếng trong cuộc chiến, khi quân đội của ông được đặt biệt danh là “Sư đoàn ma” khi tiến sâu vào lãnh thổ của địch, mất liên lạc vô tuyến với lệnh trung tâm nhưng vẫn dành được không ít chiến công. Không lâu sau đó, Rommel đã củng cố vị thế huyền thoại của mình ở Bắc Phi, đoạt danh hiệu cá nhân “The Desert Fox” nhờ các chiến thuật lãnh đạo khôn ngoan đánh lừa đối thủ của ông.

Thật bi kịch, cuộc đời ông bị chấm dứt khi có bằng chứng được phát hiện ra rằng ông đã tham gia vào một số âm mưu ám sát nhà lãnh đạo Quốc xã Adolf Hitler.

Georgy Zhukov – Thiên tài quân sự dành chiến thắng trong hầu hết các trận chiến trong Thế chiến II

Vị tướng hiển hách này đã chiến thắng hầu hết trong các trận chiến trên đất liền ở châu Âu trong Thế chiến II. Mặc dù nỗ lực của Xô viết nhằm phá hủy cuộc xâm lăng của Đ.ức qu.ốc x.ã và cuối cùng chiếm được Berlin là công của cả một tập thể hết mình vì tổ quốc, nhưng Zhukov được coi là một cá nhân kiệt xuất nhất trong cuộc chiến tranh chống Đ.ức qu.ốc x.ã.

Vào thời điểm H.i.t.l.e.r phá vỡ thỏa hiệp với Stalin vào ngày 22 / 6 /1941, Zhukov đã là một sĩ quan cao cấp. Nhiệm vụ của ông được Stalin giao cho là bảo vệ Moscow và đẩy lùi quân Đức, Zhukov đã hoàn thành vẻ vang.  Việc thiết lập cơ chế bảo vệ phức tạp và bao quanh thủ đô của Hồng quân dưới sự chỉ huy của ông khiến các cuộc tiến công của Đức lâm vào bế tắc và tổn thất nặng. Ph.át x.ít Đức thất bại lớn ngay trong cuộc chạm trán đầu tiên.

Zhukov tiếp tục giành chiến thắng liên tiếp trong cuộc chiến ở Stalingrad và bao vây kẻ thù ở Kursk. Với lần lượt từng bước mạnh mẽ như thủy triều, quân đội Zhukov hành quân về phía tây cho đến khi họ tấn công vào thẳng Berlin thủ đô của ph.át x.ít Đức vào mùa xuân năm 1945.

Tôn Tử – Thiên tài quân sự, tác giả của “Binh Pháp Tôn Tử”

Cho đến ngày nay, tức là 2.500 năm sau, cuốn sách “Binh pháp Tôn Tử” viết về các chiến thuật quân sự vẫn còn nguyên giá trị và truyền cảm hứng cho các nhà lãnh đạo quân sự. Cái tên Tôn Tử cho đến nay vẫn còn nổi tiếng bởi những tư duy đầy trí tuệ của ông trong lĩnh vực quân sự, từ những vấn đề triết học chiến tranh đến những chi tiết như vũ khí, hậu cần, khí hậu và ngụy trang. Tôn Tử mô phỏng nghệ thuật chiến tranh cổ xưa của Trung Quốc về sự kiên nhẫn trong chiến lược để tìm ra được con đường chiến thắng.

Theo các chuyên gia, cuốn sách này có giá trị không chỉ với các nhà lãnh đạo quân sự mà còn có tác dụng với ngay cả với đám đông phi quân sự, chẳng hạn như các nhà ngoại giao, giám đốc điều hành và các huấn luyện viên thể thao.

Napoléon Bonaparte – Thiên tài quân sự nổi tiếng về việc dập tắt cuộc nội chiến và giành quyền lực về tay mình

Napoléon được sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ trên đảo Corsica, khởi đầu từ Tuscany, ông được đào tạo chính quy về quân sự và tốt nghiệp với tư cách là một sĩ quan pháo binh, người đảo Corsica đầu tiên tốt nghiệp từ học viện quân sự ở Paris.

Nổi tiếng trong những năm đầu của Cách mạng Pháp và sau đó là thời kỳ khủng bố, thông qua sự mâu thuẫn giữa các phe Cộng hòa và các chế độ quân chủ ở Pháp, Napoléon đã lãnh đạo quân đội dập tắt các cuộc nội chiến và giành quyền lực về cho bản thân. Sau khi khôi phục lại sức mạnh của nước Pháp, Napoléon đi xa hơn bất kỳ nhà cai trị nào trước ông, quyết định chinh phục lục địa châu Âu và thách thức Hải quân Anh hùng mạnh.

Giống như tất cả các nhà cai trị vĩ đại, Napoleon bị quyến rũ bởi tham vọng quyền lực lớn hơn nữa và mắc sai lầm trong cuộc xâm lược nước Nga định mệnh và đã bị đánh bại một cách toàn diện. Di sản của ông để lại, không chỉ trong các chiến thuật quân sự mà còn trong những cải cách pháp lý và hành chính mà ông ban hành được gọi là Bộ luật Napoleon.

Alexander Đại Đế – Thiên tài quân sự nổi tiếng về các cuộc chinh phạt hiển hách

Alexander Đại Đế đã vượt qua Napoleon Bonaparte khi vinh quang đạt được mục tiêu trong các cuộc chinh phạt của mình với một khoảng thời gian ngắn hơn. Trở thành vua vào tuổi 20, sau khi cha ông, Philip bị ám sát, Alexander bắt đầu chinh phục thế giới. Ngay lập tức ông đã đạt được tham vọng lâu năm của cha mình là xâm chiếm thành công Ba Tư, lật đổ vua Darius.

Không dừng lại tại đó, với tham vọng ngày một lớn, Alexander đã tiến hành những cuộc chinh phạt kéo dài tới Afghanistan và Trung Á ngày nay. Để tìm ra lối thoát trên biển ông đã tạo ra một tuyến đường biển từ Ấn Độ trở lại Macedon. Mặc dù cố hết sức xâm chiếm Ấn Độ nhưng tới đây Alexander không thành công và cuối cùng thuyết phục bởi những người lính của ông quay trở lại Babylon, nơi ông qua đời ở tuổi 32. Alexander đã chinh phục và được đặt tên trên 20 thành phố đồng thời mang nền văn minh Hy Lạp đến khắp thế giới trong nhiều thế kỷ sau đó.

Hannibal Barca – Thiên tài quân sự, Cha đẻ của chiến lược

Hannibal Barca được mệnh danh là “Cha đẻ của chiến lược”, là người đã lừa dối người La Mã, những kẻ bách chiến bách thắng thời đó rằng ông sẽ xâm chiếm biển, trong khi thực tế ông đã rút khỏi cuộc chiến một cách táo bạo nhất trong lịch sử quân sự. 50.000 quân thiện chiến và động vật bao gồm voi, sư tử…đã thành công vượt qua Pyrenees nguy hiểm để quay trở lại xâm chiếm Ý từ phía bắc.

Mặc dù thất bại trong mục tiêu giành lấy thành Rome, nhưng ông được biết đến như là người đầu tiên trong lịch sử dạy cho người La Mã ý nghĩa của từ sự sợ hãi.

Theo The richest

Video liên quan

Chủ Đề