Thiết kế đường điện cho nhà ống

Nếu bạn đang có một ý tưởng cho việc thiết kế và xây dựng một ngôi nhà cho mình hoặc gia đình mình. Bạn đang tìm kiếm các thông tin về bản vẽ sơ đồ thiết kế mạng điện trong nhà đúng chuẩn, đúng quy định nhất. Hãy cùng Công ty Xây Dựng Phú Nguyên tìm hiểu kỹ hơn về nguyên tắc thiết kế điện trong nhà qua bài viết dưới đây.

Nguyên tắc thiết kế điện trong nhà, hướng dẫn thiết kế chuẩn kỹ thuật

Các nguyên tắc cơ bản mà các chủ nhà cần nắm rõ :

    • Tuyệt đối không được đi các loại dây cáp tín hiệu thông tin chung với dây điện
    • Đèn gương nên được lắp cách sàn 1,8m
    • Dây cấp đến điều hòa, bình nóng lạnh dùng dây Cu\PVC [1×2,5]mm2
    • Dây tủ nguồn cấp vào tủ tổng nên được dùng dây Cu\XLPE\PVC [2×10]mm2
    • Dây cấp đến các đèn dùng dây Cu\PVC [1×1,0]mm2
  • Dây cấp đến các ổ cắm nên được dùng dây Cu\PVC [1X2,5]mm2 luồn vào trong ống PVC
  • Dây cấp đến các ổ cắm phòng khách và bếp ăn dùng dây Cu\PVC [1×4]mm2 cũng phải luồn trong ống PVC

Sơ đồ hệ thống đường dây diện nhà ở dân dụng


>>>Bài viết liên quan: Nguyên tắc đi dây điện âm tường

Các nguyên tắc thiết kế điện trong nhà

Sơ đồ hệ thống đường dây diện nhà ở dân dụng

  • Dọc theo tuyến cáp ngầm cần đóng các cọc cho hệ tiếp đất an toàn và nổi lên, tủ điện tổng và từ đó sẽ nối đến các ổ cắm cùng các thiết bị, điện trở tiếp đất cần phải nhỏ hơn 4 cm, nếu không; thì phải nối thêm cọc.
  • Toàn bộ đường dây dẫn trong các phòng được luồn trong ống SP đi ngầm trong tường & trong trần
  • Dây chờ cho cục lạnh điều hòa đặt ở độ cao cách mái trần 0,4m
  • Đầu nối được thực hiện trong những hộp nổi tuyệt đối không được nối ngầm bên trong tường
  • Cục nóng điều hòa lắp cách bờ tường >0,2m
  • Ổ cắm trong các phòng đặt cách mặt sàn 0,4m [1 số các ổ cắm phải được đặt ở độ cao cụ thể như trong bản vẽ thiết kế]
  • Cục nóng điều hòa lắp cách bờ tường >0,2m
  • Đèn hắt ốp tường trang trí & đèn hắt tranh lắp ở độ cao 2,3m so với sàn
  • Tủ điện phòng đặt cách mặt sàn 1,4m
  • Công tắc đèn đặt cách mặt sàn 1,2m

Đối với 1 sơ đồ thiết kế mạng điện trong nhà cần có sự kết hợp giữa hệ thống chiếu sáng, ổ cắm và dây truyền tín hiệu,… Luôn đảm bảo được đầy đủ công năng khi đưa vào sử dụng!

Bản thiết kế sơ đồ diện gia dụng


Với các gia đình có trẻ em thì hệ thống nên đặt cao để bảo đảm an toàn. Cần bố trí đầy đủ ổ cắm ở các vị trí như phòng ăn, phòng khách, bố trí ổ điện phòng ngủ và phòng bếp,… Cụ thể các bạn có thể tham khảo cách bố trí ổ cắm điện trong nhà trong sơ đồ thiết kế mạng điện trong nhà tại bản vẽ.

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng ổ cắm của mỗi gia đình từ đó đưa ra lựa chọn vị trí đặt ổ cắm cho hợp lý. Tuy nhiên để bảo đảm an toàn thì gia chủ vẫn phải cần chú ý đến tiêu chuẩn khi đặt ổ cắm trong nhà:

  • Ổ cắm điện cần phải được đặt ở nơi khô ráo, không ẩm ướt và đặc biệt là khuất xa tầm tay trẻ em.
  • Tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và những nơi dành riêng cho thiếu nhi: Ổ cắm điện cần phải cao cách sàn là 1.5m
  • Trong các phòng làm việc và phòng bếp, phòng ngủ hay phòng ăn,… tùy thuộc vào nhu cầu mà đặt từ 2 đến 4 ổ cắm điện loại 15A
  • Các loại đồ dùng điện có công suất lớn như: bình nóng lạnh, tủ lạnh máy giặt, bếp điện,… cần phải bố trí các ổ cắm riêng biệt.

Bảng vẽ sơ đồ điện

  • Phụ thuộc vào yêu cầu kĩ thuật, mục đích sử dụng và cách bố trí nội thất mà tính toán, bố trí chiều cao ổ cắm điện sao cho hợp lý. Nên đặt ổ cắm điện cách mặt đất từ 0.3 m đến 0.5 m đối với những phòng của các công trình công cộng, các cơ quan… Cách mắt sàn từ 1.2 m đến 1.5 m đối với các công trình xây dựng nhà ở dân dụng, chung cư,…
  • Không nên lắp đặt ổ cắm điện trong phòng vệ sinh hay nhà tắm công cộng. Trường hợp đối với nhà tắm, phòng vệ sinh gia đình được phép lắp ổ cắm điện thì phải lựa chọn thật cẩn thận, lắp loại ổ cắm có màng che kín nước và đặt ở những nơi đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.

>>>Xem hướng dẫn: Lắp đặt ổ cắm điện trong nhà tắm

  • Tránh đi dây chìm tại những nơi có thể có khả năng phải khoan lỗ và đóng đinh…
  • Chia đường điện thành nhiều nhánh giúp dễ thao tác, ngắt điện khi sửa chữa hoặc những lúc thay thế khi cần thiết.
  • Nên lựa chọn các loại dây dẫn có chất lượng tốt, tính toán tiết diện dây dẫn sao cho phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng của gia đình
  • Sử dụng nắp bảo vệ hoặc phích cắm giả với các ổ điện để đề phòng trẻ em.
  • Lắp đặt thêm cầu dao chống rò rỉ [ELCB] sau cầu dao tự động [MCB] trong hệ thống đường điện
  • Không được lắp đặt đường mạng điện tùy tiện khi không có kiến thức về đấu nối mạch điện.
  • Các loại dây giống nhau nên có màu giống nhau: dây tiếp đất, dây lửa, dây mát
  • Bắt buộc phải có ống luồn dây điện có khả năng chịu lực, và chống thấm nước tốt
  • Không nối tắt dây điện ở những đường trục chính,chỉ được đấu nối trong hộp box hay hộp nối
  • Lắp đặt aptomat cho hệ thống điện: một aptomat tổng cho cả nhà, một aptomat tổng cho mỗi tầng & các aptomat riêng cho từng phòng]
  • Đi dây ở những nơi khô ráo, và tránh gần nguồn nhiệt độ cao
  • Không lắp đường dây điện chung ống với dây cáp tivi, và đường dẫn internet do sẽ làm nhiễu tín hiệu cho các thiết bị đầu thu

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn có nhu cầu lắp đặt sửa chữa điện hãy liên hệ với các đơn vị chuyên nghiệp trong việc sửa chữa điện. Công ty Xây Dựng Phú Nguyên hi vọng bài viết trên đã phần nào đó giúp đỡ bạn trong việc cung cấp kiến thức và các yêu cầu an toàn trong nguyên tắc thiết kế điện trong nhà.
 

Tổng hợp các bản vẽ thiết kế điện nhà dân chi tiết và dễ hiểu, giúp người không chuyên cũng có thể đọc - hiểu một cách dễ dàng. Xem ngay!

Bản vẽ thiết kế điện là một phần của bản vẽ xây dựng nhà. Bản vẽ thể hiện cấu hình và các đường dân nối hệ thống điện trong nhà ở, bao gồm vị trí, số lượng và kích thước các đường dây nối. Không giống như các bản vẽ khác có thể thiết kế dựa trên sở thích, bản vẽ điện bên cạnh việc xem xét nhu cầu sử dụng còn phải tuân thủ các quy định trong việc thiết kế nhằm đảm bảo sự an toàn và tính tiện dụng.

Tại sao phải thiết kế bản vẽ điện chi tiết?

Không phải mọi công trình đều cần đến bản vẽ thiết kế điện chi tiết. Đối với những công trình nhỏ, không đòi hỏi việc trang trí cầu kỳ, chỉ cần lắp đặt các chi tiết đơn giản như ổ điện, bóng đèn, công tắc thì không cần sử dụng bản vẽ. Nhưng đối với những công trình đòi hỏi cao về tính thẩm mỹ và công năng [như biệt thự nhà vườn, nhà phố, nhà 1 tầng sân vườn, nhà ống sang trọng, nhà ống tân cổ điển,...] thì bản vẽ điện cần được thiết kế và xây dựng một cách chi tiết, đầy đủ.

Lý do:

  • Là nền tảng để xác định vị trí: Giúp thợ thi công biết được vị trí cần đi dây điện trong nhà, sẽ thực hiện ngay từ đầu một cách thống nhất.
  • Xác định công suất: Dựa trên bản vẽ, gia chủ có thể xác định được công suất và nhu cầu sử dụng điện của gia đình, từ đó lựa chọn những thiết bị điện có công suất phù hợp.
  • Lắp đặt điện đầy đủ và tiện dụng: Một bản vẽ điện hoàn chỉnh sẽ tránh được tình trạng nhà sau khi hoàn thành sẽ thiếu trước hụt sau, chỗ cần có điện thì không có, chỗ không cần thì tràn lan.
  • Tạo sự thẩm mỹ cho căn nhà: Hệ thống điện được xác định từ trước giúp việc bố trí cố định ngay từ đầu, tạo sự thống nhất, gọn gàng và thẩm mỹ cho căn nhà.
  • Dễ dàng sửa chữa: Khi có sự cố về điện, dựa vào bản vẽ điện này thợ sửa chữa sẽ xác định được vị trí lắp điện, từ đó sửa chữa dễ dàng hơn.
  • Cơ sở xác định vật liệu và tính toán chi phí: Dựa vào bản vẽ, gia chủ sẽ biết được ngôi nhà cần sử dụng những loại vật liệu nào, số liệu bao nhiêu để chuẩn bị đầy đủ, tránh thừa, tránh thiếu. Đồng thời, dựa trên giá vật liệu và giá thi công để tính được chi phí cần bỏ ra cho hạng mục điện là bao nhiêu, từ đó chuẩn bị đầy đủ ngay từ đầu.

Tham khảo các bản vẽ thiết kế điện dễ đọc nhất

Cũng như các bản vẽ xây dựng khác, nội dung của bản vẽ thiết kế điện là hệ thống các kí hiệu viết tắt được quy định trong các công văn của Bộ Xây dựng. Do vậy, để hiểu được nội dung của các bản vẽ này bạn bắt buộc phải biết được các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng nhà.

Dưới đây là các bản vẽ thiết kế điện nhà dân dễ đọc, dễ hiểu nhất để bạn tham khảo:

Lưu ý: Bản vẽ nói trên chỉ mang tính chất tham khảo. Dựa trên tình hình thực tế về diện tích đất và nhu cầu sử dụng của gia đình mà bạn cần điều chỉnh sao cho phù hợp. Nếu gặp khó khăn trong việc thiết kế, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của các kiến trúc sư để có được bản vẽ hoàn chỉnh và phù hợp nhất.

Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế điện nhà dân

Đối với thiết kế điện thì tính an toàn phải được đặt lên trên hết, sau đó mới đến các yếu tố khác như tính thẩm mỹ, kinh tế, sự đơn giản và tiện nghi. Muốn vậy, khi thiết kế điện cần lưu ý các vấn đề dưới đây:

Bộ nguyên tắc cần biết

Có 25 nguyên tắc thiết kế điện đúng kỹ thuật cho nhà dân dụng mà bạn cần nắm đó là:

1 Các loại dây cáp tín hiệu thông tin thì không đi chung cùng với dây điện.
2 Khoảng cách của đèn gương so với sàn là 1,8m.
3 Sử dụng dây Cu\XLPE\PVC [2×10]mm2 khi dùng dây tủ nguồn cấp vào tủ tổng.
4 Dùng dây Cu\PVC [1X2,5]mm2 luồn trong ống PVC nếu cần dây cấp đến các ổ cắm.
5 Dùng dây Cu\PVC [1×1,0]mm2 khi cần dây cấp đến các đèn sử dụng.
6 Dùng dây Cu\PVC [1×2,5]mm2 khi cần dây cấp đến điều hòa, bình nóng lạnh.
7 Đóng các cọc dọc theo tuyến cáp ngầm để đảm bảo việc tiếp đất được an toàn và nổi lên, từ tủ điện tổng nối đến các ổ cắm cùng các thiết bị khác. Điện trở tiếp đất phải < 4cm, nếu không thì cần nối thêm cọc.
8 Dây chờ dùng cho cục lạnh điều hòa sẽ được đặt ở độ cao 0,4m so với mái trần.
9 Đầu nối tuyệt đối không nối ngầm bên trong tường mà sẽ thực hiện trong những hộp nổi.
10 Cục nóng điều hòa lắp cách bờ tường > 0,2m.
11 Khoảng cách giữa các ổ cắm trong các phòng so với sàn là 0,4m.
12 Khoảng cách của đèn hắt ốp tường trang trí và đèn hắt tranh so với sàn nhà là 2,3m.
13

Tủ điện của phòng đặt cách mặt sàn 1,4m.

Công tắc đèn đặt cách mặt sàn 1,2m.

14 Toàn bộ đường dây dẫn trong các phòng phải được luồn trong ống SP đi ngầm trong tường hoặc trần.
15 Ở những nơi ẩm ướt, ống điện cần được đảm bảo độ dốc để có thể thoát nước ra ngoài, tránh tình trạng nước thấm và đọng lại trong ống.
16 Không lắp đặt đường ống nước song song với đường dây điện vì hơi nước có thể lan và tích tụ trong ống dây điện.
17 Ở môi trường có nguy cơ cháy nổ cao và ăn mòn kim loại thì phải dùng dây dẫn, dây cáp ruột đồng và đặt ngầm. Công tắc, CP. Aptomat nên là loại kín nước và được đặt ở phía ngoài.
18 Đối với trần nhà bằng vôi rơm, cót hay vật liệu dễ cháy thì không được lắp dây dẫn cách điện không có vỏ bảo vệ lên trên trần nhà. Nếu bắt buộc phải lắp thì cần luồn trong ống thép.
19 Ở môi trường có nhiều bụi bặm thì dây dẫn phải được lắp trên sứ cách nhiệt hoặc puli loại lớn. Khoảng cách giữa hai dây dẫn chạy song song với nhau phải đạt ít nhất từ 5 - 10cm.
20 Không đi chung đường dây điện với dây cáp tivi hoặc cáp mạng.
21 Hệ thống dây dẫn phải độc lập về điện & cơ giữa các hệ thống điện áp khác nhau.
22 Nếu lắp đặt trên giá đỡ cáp, khoảng cách giữa những điểm cố định cáp bằng kẹp phải từ 0,7 - 1m.
23 Khoảng cách giữa vật đỡ dây dẫn, cáp và ống kim loại mềm phải trong khoảng 0,5 - 0,7m.
24 Khoảng cách giữa các điểm cố định dây cáp, đối với cáp đặt ngàng là 1m, đối với cáp đặt đứng là 2m.
25 Tuyệt đối không lắp điện một cách tùy tiện khi không có kiến thức và chuyên môn.

Cách thiết kế đường dây điện trong nhà chuẩn nhất

Kỹ thuật đi dây điện trong nhà

Có 2 cách để đi dây điện trong nhà, đó là:

- Đi dây điện theo dạng ngầm: Theo đó, đường ống dẫn hoặc dây điện sẽ chôn trong tường hoặc trong mặt đất. Công việc này sẽ được thực hiện ngay từ khi bắt đầu xây nhà.

  • Ưu điểm: Tiết kiệm diện tích, không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
  • Nhược điểm: Chi phí lắp đặt và sửa chữa cao, cần có bản vẽ chi tiết trước khi thực hiện.

- Đi dây diện nổi trong nhà: Là hình thức dây điện sẽ được đi trong các ống nhựa sau đó ốp lên tường hoặc lên trần. Công việc này sẽ được thực hiện sau khi nhà đã xây xong hoàn thiện.

  • Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí lắp đặt, không cần có bản vẽ chi tiết, dễ dàng khắc phục khi có sự cố.
  • Nhược điểm: Tính thẩm mỹ thấp, gây rối mắt hoặc khó chịu nếu bố trí không hợp lý, đồng thời dễ xảy ra cháy nhà nếu chập điện.

Các bước thiết kế điện trong nhà

Bước 1: Xem xét nhu cầu sử dụng của gia đình

Để dễ dàng, bạn cần liệt kê ra các nhu cầu sử dụng chính sau đó mới tính đến các nhu cầu phụ. Và đừng quên dự trù cả phương án phát sinh để tránh tình trạng thiếu hụt và chắp nối.

Ở bước này bạn cũng cần chọn kỹ thuật đi dây điện là dạng ngầm hay nổi dựa trên các ưu và nhược điểm nói trên.

Bước 2: Thiết kế bản vẽ điện

Một bản vẽ hoàn chỉnh thể hiện chi tiết các vật tư cần sử dụng, cách bố trí và thiết kế sao cho thống nhất, an toàn và tiện dụng.

Như đã nói ở trên, nếu bạn không có kiến thức và chuyên môn thì hãy để việc thiết kế này cho các kiến trúc sư. Việc của bạn là xem xét nhu cầu sử dụng của gia đình, sau đó truyền tải những mong muốn đó đến với người thực hiện bản vẽ.

Bước 3: Lựa chọn và chuẩn bị vật tư

Dựa vào bản vẽ bạn sẽ biết được loại vật tư sử dụng và số lượng bao nhiêu. Tùy vào nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính mà bạn chọn loại vật tư phù hợp. Dù thế nào, liên quan đến điện nước thì bạn nên chọn loại tốt để sử dụng lâu dài và đảm bảo an toàn cho gia đình.

Bước 4: Thi công hệ thống điện

Dựa trên bản vẽ và vật tư chuẩn bị, thợ thi công sẽ thực hiện việc đi hệ thống điện cho công trình. Tùy vào kỹ thuật đi ngầm hay nổi mà công việc này sẽ được tiến hành trước hoặc sau khi xây nhà.

Như vậy, mọi hạng mục trong xây dựng đều phải có bản vẽ riêng để đảm bảo tính nhất quán trong thực hiện, đồng thời mang đến hiệu quả sử dụng cao. Nhất là hạng mục liên quan tới điện thì không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn liên quan đến sự an toàn. Do vậy, không được xem nhẹ việc thiết kế bản vẽ điện dù là công trình lớn hay chỉ là nhà dân dụng.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề