Thiếu tướng lê văn cương là ai

TP - Trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong, Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược [Bộ Công an] cho rằng, tham nhũng là “căn bệnh” cố hữu của mọi Nhà nước. Do vậy, cần xây dựng một cơ chế giám sát quyền lực hiệu quả, bởi quyền lực không được giám sát sẽ dẫn đến tha hóa.

Vừa qua, Bộ Chính trị đã đề nghị kỷ luật ông Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương. Hay mới đây ông Nguyễn Duy Linh, cựu Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tình báo bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ của Phan Văn Anh Vũ [Vũ “nhôm”]. Theo ông, thực tế này nói lên điều gì?

Rất rõ ràng, việc này chứng tỏ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đi vào cuộc sống. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, chống tham nhũng không chùng xuống, mà sẽ tiếp tục làm mạnh mẽ, quyết liệt. Qua những vụ việc này cho thấy cuộc đấu tranh chống tham nhũng tiếp tục được tiến hành ở mọi cấp độ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ nào cả.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam không đủ tư cách làm đại biểu Quốc hội thì liệu có còn đủ tiêu chuẩn làm Ủy viên Trung ương? Tôi nghĩ sớm hay muộn ông ấy cũng sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật.

Đây là những tín hiệu tích cực, góp phần củng cố thêm niềm tin, khi Nghị quyết Đại hội XIII đã thực sự đi vào cuộc sống. Nhưng cũng đúng như Tổng Bí thư từng nói, cuộc chiến chống tham nhũng còn phức tạp, cam go, kéo dài và không hề đơn giản. Về khoa học, tham nhũng là “căn bệnh” cố hữu của mọi Nhà nước. Chỗ nào có Nhà nước, chỗ đó có nguy cơ tham nhũng, có chăng chỉ khác ở quy mô và tính chất, mức độ thôi.

Nhiều ý kiến cho rằng, để phòng, chống tham nhũng cần phải kiểm soát được quyền lực, không để quyền lực tha hóa, lũng đoạn?

Đúng như vậy. Song song với việc đấu tranh chống tham nhũng, tôi đề nghị Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cần chỉ đạo quyết liệt hơn các cơ quan nghiên cứu, xây dựng cơ chế giám sát quyền lực. Bởi về nguyên tắc, quyền lực không được giám sát sẽ dẫn đến tha hóa. Nhiệm kỳ trước, chúng ta đã làm rất tốt cuộc chiến chống tham nhũng. Đây chính là điểm sáng trong nhiệm kỳ XII của Đảng.

Nhưng điều quan trọng hơn, cơ bản hơn, lâu dài hơn là phải phòng ngừa tham nhũng. Điều này cần được làm mạnh mẽ, bài bản hơn nữa. Vấn đề trung tâm của phòng, chống tham nhũng là giám sát quyền lực. Như ở Singapore, một cán bộ quan chức đang làm việc trong bộ máy Nhà nước được bốn cơ quan theo dõi, “chăm sóc”. Quan chức không thể tham nhũng được, vì mọi hành vi của họ đều được giám sát chặt chẽ.

Còn chúng ta vẫn có nhiều sơ hở, lỏng lẻo. Những vi phạm của ông Trần Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đã diễn ra từ trước đó, nhưng tại sao vẫn đưa vào Trung ương? Trách nhiệm kiểm tra, giám sát có vấn đề không? Tôi tin, nếu làm tốt hơn, ông Nam đã bị xử lý trước Đại hội rồi. Hay như ở TP HCM, Đà Nẵng, các sai phạm của cán bộ như vậy, giám sát quyền lực có vấn đề không? Chính vì vậy, chúng ta cần xây dựng một cơ chế kiểm soát, giám sát quyền lực chặt chẽ hơn nữa.

“Những vi phạm của ông Trần Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đã diễn ra từ trước đó, nhưng tại sao vẫn đưa vào Trung ương? Trách nhiệm kiểm tra, giám sát có vấn đề không? Tôi tin, nếu làm tốt hơn, ông Nam đã bị xử lý trước Đại hội rồi”

Thiếu tướng Lê Văn Cương

Vậy theo ông, phải đổi mới giám sát quyền lực theo hướng nào?

Như chúng ta thấy, từ khi Kiểm toán Nhà nước chuyển về Quốc hội, cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn nhiều. Thay đổi cơ chế là khác ngay. Khi Kiểm toán chuyển sang Quốc hội thì vai trò, vị thế khác hẳn. Tài sản Nhà nước có ở đâu, cơ quan kiểm toán có mặt ở đấy.

Đặc biệt, từ Đại hội XII, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được chuyển về bên Đảng do Tổng Bí thư trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo, mọi chuyện khác hẳn, công cuộc phòng, chống tham nhũng đã phát huy hiệu quả hơn rất nhiều.

Với tư cách của một người nghiên cứu, theo tôi cũng cần xem xét lại hệ thống thanh tra của chúng ta hiện nay. Đơn cử trong một tỉnh, thanh tra muốn làm gì, phải xin ý kiến ông Chủ tịch UBND tỉnh chứ? Như vậy thì khó đảm bảo độc lập, khách quan được.

Tôi cũng đề nghị cần sớm thành lập một Ủy ban Giám sát Quyền lực Quốc gia, do một Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Chủ nhiệm. Với vai trò ấy, khi xuống làm việc, buộc lòng người đứng đầu địa phương đó phải tuân thủ, chấp hành. Đó là một thực tế, vì thế cần phải tạo ra một cơ chế mới hiệu quả hơn, thực chất hơn trong giám sát quyền lực.

Cảm ơn ông!

Nhận diện tha hóa quyền lực

Phó Thủ tướng: 'Một bộ phận cán bộ tha hóa, tiếp tay cho tội phạm'

THÀNH NAM

TPO - “Nếu chúng ta mất niềm tin vào thanh niên là tự đánh mất mình, người lớn phải là cái khuôn giúp thanh niên trưởng thành”, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược - Bộ Công an nói.

Ngày 29/12, T.Ư Đoàn tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý, hiến kế của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội để xây dựng dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII. Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của anh Bùi Quang Huy, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn.

Giáo dục phải chạm vào trái tim người trẻ

GS. Hoàng Chí Bảo- nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận T.Ư đánh giá, Đại hội Đoàn toàn quốc là một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, không chỉ thu hút sự quan tâm của giới trẻ mà toàn xã hội. Dư luận xã hội quan tâm Đoàn Thanh niên đề ra phương hướng hoạt động, quan điểm, tầm nhìn, nhất là giải pháp sáng tạo như thế nào để tạo ra một bước phát triển mới cho thế hệ trẻ Việt Nam, góp phần vào thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh.

Anh Bùi Quang Huy, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn chủ trì hội nghị

Vì thế, theo ông, cần xây dựng Văn kiện Đại hội có tầm, hạn chế các khẩu ngữ. “Văn kiện Đại hội là báo cáo tổng kết lý luận, thực tiễn về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, làm nổi bật được sự đổi mới, hội nhập, tạo ra khát vọng cống hiến của từng người trẻ gắn với khát vọng đất nước hùng cường.” - GS. Hoàng Chí Bảo nói.

Cũng theo GS Bảo, thế hệ Z và Alpha rất hiện đại, có thể tạo ra xu hướng trong cuộc cách mạng 4.0, vì vậy khi đánh giá về thanh niên không thể lấy tiêu chí của thế hệ mình áp đặt cho thế hệ mới, mà phải thấu hiểu, thấu cảm thanh niên.

GS. Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận T.Ư trao đổi tại hội nghị

“Tuổi trẻ rất phản ứng với kiểu giáo dục hành chính, khô khan, giáo điều. Nếu chúng ta truyền được cảm hứng, chạm đến trái tim của mỗi bạn trẻ thì đạt hiệu quả giáo dục rất sâu sắc, lan tỏa”, GS. Hoàng Chí Bảo nói.

GS. Hoàng Chí Bảo cho rằng, bên cạnh việc đánh giá tích cực về thế hệ trẻ thì cũng cần nhìn nhận đến nhược điểm. “Người sinh sau đẻ muộn, cách xa quá khứ, thì hiểu biết về lịch sử sẽ không đầy đủ. Nếu để khoảng trống này thì sẽ rất khó giáo dục lý tưởng, chính trị cho thế hệ trẻ”, vị giáo sư nhấn mạnh.

Vì thế, GS. Hoàng Chí Bảo cho rằng, giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ ngày nay rất quan trọng. Tuy nhiên, phương thức giáo dục thế nào cho hiệu quả cũng là điều quan trọng không kém. “Tuổi trẻ rất phản ứng với kiểu giáo dục hành chính, khô khan, giáo điều. Nếu chúng ta truyền được cảm hứng, chạm đến trái tim của mỗi bạn trẻ thì đạt hiệu quả giáo dục rất sâu sắc, lan tỏa”, GS. Bảo nói.

Sống trách nhiệm với bản thân mình

Thiếu tướng, PGS, TS. Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược - Bộ Công an cho rằng, đánh giá về thanh niên hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều. Bởi thế, theo ông cần nhận thức đúng về thanh niên hiện nay. “Nếu chúng ta mất niềm tin vào thanh niên là tự đánh mất mình, người lớn phải là cái khuôn giúp thanh niên trưởng thành”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh.

Bàn về công tác giáo dục của Đoàn, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, cần tập trung giáo dục thanh niên 3 nội dung: sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc; chấp hành pháp luật; ứng xử văn hóa. Trong đó, giáo dục thanh niên sống có trách nhiệm với bản thân là nội dung đặt lên hàng đầu. Đây chính là giáo dục lý tưởng cho mỗi bạn trẻ.

“Chúng ta phải giáo dục các bạn trẻ có trách nhiệm với bản thân trước đã. Bởi nếu không có trách nhiệm với chính bản thân mình thì không thể có trách nhiệm với gia đình, xã hội”, Thiếu tướng Cương nhấn mạnh.

Thiếu tướng Lê Văn Cương

Thiếu tướng Lê Văn Cương đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ Đoàn và cho rằng “đây là khâu đột phá, có ý nghĩa chiến lược cơ bản, lâu dài”. Theo ông, ở đâu có cán bộ Đoàn năng nổ, giỏi thì ở đó công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi phát triển.

“Chúng ta phải giáo dục các bạn trẻ có trách nhiệm với bản thân trước đã. Bởi nếu không có trách nhiệm với chính bản thân mình thì không thể có trách nhiệm với gia đình, xã hội”, Thiếu tướng Cương nhấn mạnh.

Thiếu tướng cũng đề nghị, trong nhiệm kỳ này bên cạnh giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ đoàn, cần giúp họ bồi dưỡng, phát triển các kiến thức, kỹ năng về khoa học và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý.

Về khẩu hiệu hành động của Đại hội, Thiếu tướng Lê Văn Cương đề xuất: Khát vọng, trách nhiệm, tiên phong, sáng tạo. “Tiêu chuẩn đánh giá một con người là khát vọng vươn tới sự hoàn chỉnh. Con người không có khát vọng thì không có động lực vươn lên”, ông nói và khẳng định, khát vọng đặc biệt quan trọng với người trẻ.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy cho biết, từ những yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, yêu cầu của sự phát triển và những vấn đề của thế hệ trẻ hiện nay, tổ chức Đoàn cần phải có cách tiếp cận mới. Đồng thời phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thực hiện nhiệm vụ chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng, phát huy, tạo môi trường rèn luyện cho thế hệ trẻ trở thành những con người mới XHCN, thực hiện mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Anh Bùi Quang Huy trân trọng tiếp thu ý kiến đầy tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội. Anh Huy cho biết, qua những ý kiến, hiến kế của các chuyên gia, T.Ư Đoàn tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và làm rõ hơn các vấn đề về: vai trò của tổ chức Đoàn trong bối cảnh mới, tình hình mới, đặc biệt là trong cuộc cách mạng 4.0; vai trò của trí thức trẻ, vai trò của HSSV, đoàn viên trong trường học… Anh Huy cho biết thêm, để có được Văn kiện Đại hội Đoàn hoàn chỉnh, T.Ư Đoàn triển khai qua nhiều khâu, nhiều bước, tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của chuyên gia, nhà khoa học, quản lý, đoàn viên, thanh niên và mọi tầng lớp nhân dân.

Trung ương Đoàn điều động, phân công nhân sự mới

Anh Nguyễn Minh Triết làm Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam

Thi sáng tác logo Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII

Lưu Trinh

Video liên quan

Chủ Đề