Thịt kho tàu nghĩa là gì

Thịt lợn kho (tiếng Trung: 红烧肉; bính âm: Hóngshāo ròu) là một món ăn mặn dùng với cơm, có nguồn gốc từ Trung Quốc và cũng là món ăn truyền thống trong ẩm thực Việt Nam vì Việt Nam từng bị đô hộ 1000 năm bởi ách thống trị nhà Hán,người Tàu đã đem các món thịt kho hay cá kho vào Việt Nam nên rất phổ biến trong ẩm thực Việt Nam như là món truyền thống thường ngày của người Việt trong các bữa ăn từ Bắc và Nam. Đối với thịt kho của Trung Quốc tuyệt đối phải kho với xì dầu chứ không như Việt Nam dùng nước mắm hay có cả nước cốt dừa hay nước dừa tươi của người Nam Bộ.Người miền Bắc cũng như người Hoa quen gọi là thịt kho tàu[1].

Thịt kho tàu nghĩa là gì

Thịt kho tiêu

Thịt kho tàu nghĩa là gì

Thịt heo kho chỉ

Nguyên liệu chính của món ăn này là thịt lợn (thịt ba chỉ là ngon nhất,các gia vị gồm hành, tiêu, muối, đường, nước hàng. Tùy theo từng địa phương hay sở thích của từng người mà khi kho thịt người ta còn có thể kho kèm với cùi dừa, củ cải, su hào, măng tre, đậu phụ. Tại Trung Quốc có món thịt kho Đông Pha nổi tiếng để ăn trong dịp Tết Nguyên Đán hay những ngày đông giá rét.Thịt kho Đông Pha có tên gọi bắt nguồn từ tên của nhà thơ,học giả nổi tiếng Tô Đông Pha của triều đại Bắc Tống,Trung Quốc. Ông cũng là người rất yêu thích việc nấu nướng và món thịt kho mang tên ông chính là minh chứng cho điều này.

 

Thịt kho của Trung Quốc

Cách làm thịt kho Đông Pha không quá cầu kỳ nhưng cần thời gian khá nhiều. Món ăn chuẩn vị Trung Hoa này được chế biến từ thịt ba chỉ cắt thành những miếng hình vuông, ướp với nước tương và rượu Thiệu Hưng (Shao Xing). Sau đó, người ta đem thịt heo chiên trong dầu nóng sao cho giữ được lớp vỏ ngoài vàng ruộm và phần da hơi giòn, rồi kho cùng hỗn hợp nước ướp, hầm trong 3 tiếng để miếng thịt chín nhừ. Hương vị đậm đà, thơm ngon khó cưỡng của món thịt kho Đông Pha khiến ai đã từng thưởng thức đều không thể quên được.

Việt Nam

Đơn giản nhất là bỏ thịt lợn (luôn phải có mỡ, nếu không phải thêm mỡ hoặc dầu ăn) vào nồi đun cho tới chín, cho thêm nước mắm để có vị mặn nhạt theo sở thích; để tạo màu có thể cho đường thắng cháy (nước hàng) vào. Người miền Nam rất ưa chuộng việc dùng nước dừa tươi để kho thịt.

  1. ^ “Red Braised Pork Belly Recipe (Hong Shao Rou 红烧肉)”.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thịt_lợn_kho&oldid=66747931”

Tại sao lại gọi là "thịt kho tàu" ?

Thịt kho tàu nghĩa là gì

Khoảng 9,10 năm trước, trong một buổi sinh hoạt với đồng hương để chuẩn bị cho một buổi picnic. Tham dự buổi sinh hoạt đa số là quý đồng hương lớn tuổi. Tôi có đưa ra một câu hỏi là: “Tại sao chúng ta gọi là thịt kho tàu, trong khi đó, món thịt kho này là món ăn thuần túy của người Việt, và cũng là một trong những món ăn truyền thống của chúng ta?” Hơn 30 người đều xì xào nhưng không có ai trả lời được. Cuối cùng có một bà thím giơ tay lên và trả lời rất hóm hỉnh. Bà thím đã nói như sau: “Thịt kho tàu thì miếng thịt phải cắt to, vì vậy khi kho nó nổi lên trong nồi như những chiếc tàu, nên ông bà mình đặt tên là thịt kho tàu.”

Mọi người cười vang thích thú. Tôi bèn hỏi: “Ở đây có ai ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long không?” Nhiều người giơ tay, tôi nói thêm: “Ở miền tây có sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ, ở Cần Giờ có sông Lòng Tàu. Vậy riêng chữ “Tàu” ở đây có nghĩa là gì?”

Mọi người im lặng. Tôi nói tiếp: “Theo nhà văn Nguyễn Đức Lập, cũng như theo nhà văn mà cũng là nhà nghiên cứu nổi tiếng Bình Nguyên Lộc, thì chữ “Tàu” nói theo ngôn ngữ miền tây có nghĩa là “mặn ngọt lờ lợ”. Những dòng sông có nước lờ lợ như sông Cái ở phía trên thì dân Nam Bộ mình gọi là sông Cái Tàu Thượng, sông Cái ở phía dưới thì gọi là sông Cái Tàu Hạ, sông Lòng ở Cần Giờ thì gọi là sông Lòng Tàu vì những sông này có nước lờ lợ.”

Bà thím khi nảy góp vui vào: “Như vậy mấy thằng chệt mà mình gọi là ba tàu là mấy thằng chệt nửa mặn nửa ngọt hả thầy?"

Tất cả cười vang. Tôi đáp:

“Cái này lại là chuyện khác, nghe đâu khi bọn chệt đến Việt Nam, chúng nó đi trên 3 chiếc tàu và đậu ngoài biển, bà con mình thấy vậy nên đặt cho lũ chệt là Ba Tàu vì chúng đến Việt Nam trên 3 chiếc tàu.” Bà thím nói theo:

“Tới tuổi này mà bây giờ tui mới biết thịt kho tàu là món ăn chính cống của người Việt mình. Chữ “Tàu” có nghĩa là ngọt mặn lờ lợ. Thịt kho tàu là thịt kho ngòn ngọt, mằn mặn…ăn với cải chua dưa giá thì khỏi chê.”

[Theo nhà văn người miền nam Bình Nguyên Lộc, thì chữ “tàu” mà người nam quen gọi món "thịt kho tàu" có nghĩa là món thịt kho nhạt - mặn lờ lợ, chứ không quá mặn như cá kho mặn.]

Tất cả lai cười ồn ào, rồi tôi nói tiếp: “Vì vậy, các cô chú bác nhớ rằng và cũng nên nói lại cho người mình quen biết rằng thịt kho tàu có nghĩa là thịt kho nhạt - mặn lờ lợ, là món ăn chính gốc của người Việt Nam mình, chớ không có liên quan gì đến Ba Tàu, Made in China gì cả.

http://lamthitkhotau.com/gioi-thieu/y-nghia-mon-thit-kho-tau-trong-tet-nguyen-dan

Cứ nhắc đến dịp Tết cổ truyền của Việt Nam thì một trong những món ăn không thể bỏ qua đầu tiên chính làthịt kho tàu. Món ăn này đặc biệt thường được chế biến để dùng trong các ngày Tết Nguyên đán vì có thể làm sẵn, giữ được lâu ngày, nên tiện khi dùng bữa thì dọn ra ăn ngay với cơm và người nhà không phải bận công nấu nướng trong khi vui Tết.

Thịt kho tàu nghĩa là gì

Tết mà thiếu đi món thịt kho tàu thì cũng mất đi 1 phần hương vị truyền thống trong mỗi gia đình Việt!

Thịt kho tàu nghĩa là gì

@viethomecooking

Thịt kho tàu hiểu đơn giản là thịt ba chỉ kho với hột vịt, với phần nước dừa được kho cho đến khi thấm vào từng nguyên liệu. Tuỳ mỗi vùng miền khác nhau mà món ăn "quốc dân" này có những cách biến tấu khác. Tại miền Bắc, món này được nấu không có nước dừa và trứng luộc. Ở một vài tỉnh thuộc miền Trung và miền Nam, món thịt kho hột vịt còn được thêm nguyên liệu là măng tre ăn cho đỡ ngán.

Thịt kho tàu nghĩa là gì

@constance.reportfood

Thịt kho tàu nghĩa là gì

@tbone_107

Thịt kho tàu nghĩa là gì

@_nbatee

Tết nào cũng quá quen thuộc với nồi thịt kho tàu mẹ nấu là vậy, thế nhưng khi nghe đến 2 chữ "kho tàu" nhiều người chắc hẳn sẽ nghĩ món này được bắt nguồn từ người Hoa (người miền Nam quen gọi là người Tàu). Thế nhưng thực chất những câu chuyện giải thích cho nồi thịt kho tàu ngày Tết lại không phải như vậy.

Thịt kho tàu nghĩa là gì

Ăn thịt kho tàu đã biết bao mùa Tết, vậy bạn có biết ý nghĩa thực sự của chữ "tàu" trong tên món ăn không? - (Ảnh: @vyphan.o)

Thịt kho tàu được nhiều người truyền tai nhau rằng ngày xa xưa, khi các tàu thuyền ra khơi, người ta thường nấu một nồi thịt kho có thể ăn được nhiều ngày khi lênh đênh trên tàu. Thế nên người ta đặt tên cho món thịt này là "thịt kho tàu".

Còn theo như cách giải thích của nhiều chuyên gia văn hóa trong đó có nhà văn Bình Nguyên Lộc, chữ "tàu" trong văn hóa miền Tây có nghĩa là "mặn ngọt lờ lợ". Những dòng sông nước lờ lợ như sông Cái ở phía trên thì dân Nam Bộ gọi là sông Cái Tàu Thượng, sông Cái ở phía dưới gọi là sông Cái Tàu hạ, sông Lòng ở Cần Giờ thì gọi là sông Lòng Tàu vì những sông này đều có nước lờ lợ.

Thịt kho tàu nghĩa là gì

@vietattitude_agence

Thịt kho tàu nghĩa là gì

@quynhu.joyn

Như vậy có thể hiểu món "thịt kho tàu" của người dân Nam Bộ chính xác là thịt kho có vị ngòn ngọt, mằn mặn. Bởi tính chất lờ lợ khi được nấu cùng nước dừa (ngọt) và các gia vị mặn (nước mắm) mà món thịt kho có thể ăn liên tục nhiều ngày vào dịp Tết khi chợ truyền thống vẫn chưa mở trở lại.

Nấu thịt kho tàu không khó, nhưng để nấu ngon thì cũng chẳng dễ chút nào. Thịt kho tàu ngày Tết có thể được ăn với nhiều món như cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá và phổ biến nhất là cải chua. Nhiều nơi còn thường cuốn chúng với bánh tráng thay vì cơm ăn cho đỡ ngán.

Thịt kho tàu nghĩa là gì

@miso.en.place

Thịt kho tàu nghĩa là gì

@bepmegai

Dù với ý nghĩa được giải thích thế nào đi nữa thì thịt kho tàu luôn được người Việt dùng trong ngày Tết với ý nghĩa mong muốn con cháu sum vầy và tưởng nhớ đến công ơn của những người đi trước. Nếu để ý, bạn sẽ thấy hột vịt trong món ăn này cũng không được xắt ra mà để nguyên cả trứng, ngụ ý một năm mới trọn vẹn và đầy đủ cho gia chủ.

Thịt kho tàu nghĩa là gì

@quynhu.joyn

Thịt kho tàu nghĩa là gì

@quynhu.joyn

Thịt kho tàu nghĩa là gì

@alissinsonderland