Thủ tục đổi xe máy cũ lấy xe máy mới

Người dân đi đo khí thải xe để nhận dầu nhớt tặng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhưng chưa tham gia chương trình “đổi xe” - Ảnh: Q.THẾ

Có cửa hàng sau hơn một ngày phát động chương trình vẫn chưa có người đến đổi xe hay đo khí thải. Vì sao?

Ít người tham gia

Việc "đổi xe cũ lấy xe mới" để bảo vệ môi trường là thí điểm được Hà Nội đưa ra trong chương trình "Xe sạch - trời xanh" do Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Giao thông vận tải phối hợp với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam tổ chức từ ngày 12-11 [dự kiến kết thúc vào ngày 30-11].

Chủ đại lý kinh doanh xe máy M.P. trên đường Tôn Đức Thắng [phường Hàng Bột, quận Đống Đa] cho biết từ hôm qua đến nay chi nhánh vẫn chưa có người dân đến gặp trực tiếp để đổi xe. "Làm nghề kinh doanh xe máy nhiều năm tôi thấy phần lớn người đi xe cũ có hoàn cảnh khó khăn. Bây giờ lấy đâu ra tiền để mà phụ vào đổi xe mới dù được hỗ trợ mấy triệu đồng. Nếu lựa chọn chiếc xe rẻ nhất cũng phải phụ vào gần 20 triệu đồng. Chủ trương của các sở, ngành tôi thấy rất hay nhưng cần thời gian để người dân thay đổi thói quen cũng như mức sống của họ được cải thiện lên thì họ cũng sẽ sẵn sàng bỏ chiếc xe cũ", chủ đại lý nói.

Ông T. - một quản lý cửa hàng xe máy trên đường Xuân Thủy [quận Cầu Giấy] - cũng thừa nhận chưa có nhiều người dân đến tham gia chương trình. Quản lý cửa hàng này cho biết những xe đăng ký trước năm 2002 hiện nay không còn nhiều. 

"Không chỉ bán xe mới mà chi nhánh chúng tôi còn bảo hành, sửa chữa xe cũ. Tuy nhiên thấy không có nhiều xe cũ đăng ký trước năm 2002 đến sửa chữa. Trong khi đó chủ các phương tiện cũ đa số là người có thu nhập rất thấp nên không có khả năng phụ thêm tiền để đổi xe mới", ông T. nói.

Hỗ trợ thấp, mua xe giá trị cao

Theo chương trình, mức hỗ trợ đổi xe cũ lấy xe mới được chia làm 3 cấp: 2 triệu đồng/xe, 3 triệu đồng/xe, 4 triệu đồng/xe. Và muốn được hưởng mức hỗ trợ 2 triệu đồng thì người dân phải mua chiếc xe mới [của chính hãng xe hỗ trợ] trị giá 20 triệu đồng, mức 3 triệu phải mua xe 30 triệu đồng và hưởng 4 triệu phải mua xe 40 triệu đồng. Theo nhiều người dân, đây cũng chính là một trong những nguyên do khiến họ không mặn mà "đổi xe cũ lấy xe mới".

Có ý kiến về mức hỗ trợ trên, ông Lê Văn Quýnh [63 tuổi, ngõ 165 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy] cho biết làm nghề giao than tổ ong rất cần xe mới để đi lại. Tuy nhiên ông không tham gia chương trình do không có đủ số tiền để đổi xe mới. 

"Nếu mua xe khoảng 20 triệu đồng tôi được hưởng khoảng 2 triệu đồng theo chính sách từng hãng, từng đại lý. Tuy nhiên hiện nay không có khoản vay hay có hỗ trợ thêm nên người dân khó tiếp cận chương trình. Tôi mong ban tổ chức tăng thêm tiền hỗ trợ đổi xe cũng như có các nguồn vay để người dân tham gia tích cực hơn...", ông Quýnh nói.

Chiều 13-11, trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Chi cục bảo vệ môi trường [Sở Tài nguyên và môi trường TP Hà Nội] cho biết nguồn kinh phí hỗ trợ người dân đổi xe cũ lấy xe mới được kêu gọi từ 5 hãng xe. Theo vị này, hiện nay không có nguồn kinh phí nào khác mà chỉ kêu gọi hỗ trợ từ doanh nghiệp. Và theo đại diện Chi cục bảo vệ môi trường, ngày 12-11 đã có hơn 120 cá nhân đăng ký tham gia chương trình "Xe sạch - trời xanh". Ngày 13-11 vẫn chưa có thống kê cụ thể số lượng người tham gia tại tất cả các điểm trên địa bàn TP Hà Nội.

Trước đó, phát biểu tại lễ phát động chương trình "Xe sạch - trời xanh", phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP Hà Nội Nguyễn Minh Mười cho biết xe máy, xe cơ giới cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Đến tháng 3-2019, Hà Nội có khoảng 5,7 triệu xe máy, trong đó có 2 triệu xe cũ. Và để kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông cần phải ban hành quy định đối với xe máy như việc thu hồi xe máy cũ trong những năm tới.

TS Hoàng Dương Tùng [chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam:

Cần hiểu rõ ý nghĩa của chương trình

Chương trình "Xe sạch - trời xanh" rất ý nghĩa nhưng ban tổ chức cần tuyên truyền thêm để người dân hiểu rõ. Theo tôi, cần tách rời 2 nội dung rõ ràng. Kiểm tra khí thải là bắt buộc đối với tất cả các phương tiện giao thông, kể cả xe máy. Với chương trình hỗ trợ tiền để đổi xe cũ lấy xe mới chỉ là khuyến khích.

Tôi cho rằng đã sử dụng phương tiện cá nhân thì phải kiểm tra khí thải và trong tương lai, phương tiện giao thông [kể cả xe máy] nếu khí thải không đạt chuẩn thì không cho lưu hành.

5 điều kiện tham gia chương trình

Theo ban tổ chức chương trình "Xe sạch - trời xanh", để đổi xe cũ lấy xe mới thì người dân phải đáp ứng 5 điều kiện như: Khách hàng có hộ khẩu tại Hà Nội; Xe máy cũ sở hữu chính chủ; Xe máy cũ thuộc các hãng: Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM đăng ký lần đầu tiên trước năm 2002 và đăng ký tại Hà Nội... Xe máy cũ đã hoàn thành thủ tục thu hồi đăng ký xe, biển số xe với cơ quan đăng ký. Khách hàng đồng ý tự nguyện bàn giao lại xe máy cũ, đồng thời muốn đổi sang xe mới thuộc một trong các hãng nói trên.

Hà Nội đổi xe máy cũ lấy xe mới: Ngày đầu tiên 121 người đăng ký

QUANG THẾ

Bắt đầu từ ngày 12 - 30/11, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp các đơn vị thí điểm hỗ trợ người dân tới 4 triệu đồng để đổi xe máy cũ lấy xe máy mới. 

Theo ghi nhận của PV, hầu hết tại các điểm đổi vắng khách đến đổi xe máy cũ lấy xe máy mới do không thể đáp ứng các điều kiện đưa ra.

Với xe máy đăng ký lần đầu trước năm 2002 thuộc 5 hãng xe Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM, người dân có nhu cầu chuyển đổi sang xe máy mới sẽ được tư vấn, hướng dẫn.

Thế nhưng theo ghi nhận của PV, qua 4 ngày triển khai hầu hết các cửa hàng đều vắng khách đến tham gia chương trình đổi xe máy cũ lấy xe máy mới

Theo tìm hiểu, để được tham gia chương trình, khách hàng phải có hộ khẩu tại Hà Nội, xe máy cũ phải 'chính chủ'.

Đồng thời xe máy cũ đăng ký lần đầu trước năm 2002 và đăng ký tại Hà Nội, có đầy đủ các bộ phận khung xe, động cơ, bình nhiên liệu, tay nắm, bánh xe, giảm xóc, ống xả.

Xe máy cũ đã hoàn tất thủ tục thu hồi đăng ký xe, biển số xe với cơ quan đăng ký [có giấy chứng nhận thu hồi đăng ký xe, biển số xe được cấp bởi cơ quan đăng ký]. Khách hàng đồng ý tự nguyện bàn giao lại xe máy cũ đồng thời muốn đổi sang xe mới thuộc 1 trong 5 hãng Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM.

Nếu đáp ứng các điều kiện của chương trình, chủ phương tiện sẽ nhận được các mức hỗ trợ tối đa lên đến 4 triệu đồng [khoản hỗ trợ tùy theo chính sách khuyến mại của từng hãng xe và giảm giá trực tiếp trên giá xe mới] và tự nguyện bàn giao lại xe máy cũ.

Đối với xe máy từ 5 năm trở lên [đăng ký trước năm 2017], người dân được tặng dầu nhớt, trường hợp xe không đạt chuẩn khí thải sẽ được hỗ trợ một phần chi phí bảo dưỡng tối đa không quá 200.000 đồng/xe để sửa chữa các bộ phận liên quan đến khí thải.

Hầu hết các cửa hàng đều vắng khách đến đổi xe máy do do không thể đáp ứng các điều kiện đưa ra

Đặc biệt nếu muốn được hưởng mức hỗ trợ 2 triệu đồng thì người dân phải mua chiếc xe mới [của chính hãng xe hỗ trợ] trị giá 20 triệu đồng, mức 3 triệu phải mua xe 30 triệu đồng và hưởng 4 triệu phải mua xe 40 triệu đồng.

Chủ phương tiện cũng được kiểm tra miễn phí khí thải xe máy khi chủ động mang xe thuộc 5 hãng trên đến 8 điểm kiểm định hiện có tại các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân và Hà Đông.

Anh Văn Hùng [trú tại quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội] là nhân viên giao hàng cho cho các đại lý chia sẻ, làm nghề này vất vả mà thu nhập cũng chẳng được bao nhiên nên phải sử dụng chiếc xe cũ của gia đình.

"Nếu bây giờ mua xe mới phải mất khoảng vài chục triệu đồng trong khi đó mức hỗ trợ tối đa là 4 triệu đồng. Ngoài ra còn phải đáp ứng nhiều yêu cầu để được hỗ trợ làm thủ tục đổi xe máy cũ lấy xe mới nên tôi chưa muốn tham gia chương trình này", anh Hùng cho biết.

Tương tự, anh Công Thành, một lao động nghèo từ Thanh Hóa lên Hà Nội làm nghề tự do bộc bạch, dù phương tiện đã cũ nhưng vẫn chạy tốt nên anh vẫn sử dụng. Hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn không có tiền để mua xe mới mà bán đi thì chẳng được bao nhiêu tiền nên anh vẫn sử dụng chiếc xe máy cũ để đi làm.

Anh Thành cho biết: "Khi biết Thành phố có chương trình đổi xe máy cũ lấy xe máy mới với mức hỗ trợ 4 triệu đồng anh đã rất vui mừng. Nhưng với những điều kiện để tham gia thì anh khó lòng đáp ứng về hộ khẩu tại Hà Nội và do đã sử dụng lâu nên một số giấy tờ xe bị thất lạc, xe cũng bị hư hỏng nhiều bộ phận,..."

Người dân đến kiểm tra xe máy và chưa tham gia chương trình đổi xe máy cũ lấy xe máy mới

Một chủ cửa hàng xe máy cho biết, từ khi bắt đầu chương trình đến nay thì tại cửa hàng chưa có người dân đến tham gia chương trình đổi xe máy cũ lấy xe mới mà Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp với các đơn vị triển khai. Có 1 số người đến kiểm tra khí thải xong lại cho xe về và không đồng ý với mức giá đổi.

"Phần lớn người đi xe cũ có hoàn cảnh khó khăn, lấy đâu ra tiền để mà phụ vào đổi xe mới. Trong khi đó mức hỗ trợ cao nhất chỉ được 4 triệu đồng; trong khi người dân phải bỏ ra cả vài chục triệu đồng thêm vào. Nguyên nhân là do những xe máy đăng ký trước năm 2002 hiện nay không còn nhiều, giấy tờ không đầy đủ và xe người dân muốn đi đổi hầu hết đã hư hỏng nhiều bộ phận, khó lòng đáp ứng các điều kiện đề ra", chủ cửa hàng xe máy cho biết.

---
Nhiều xe máy cũ nát không mang biển kiểm soát, nhiều bộ phận hư hỏng tưởng chừng sắp rơi ra vẫn hằng ngày di chuyển trên đường phố Hà Nội không phải là hình ảnh hiếm gặp

Thông tin từ Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, sau 3 ngày thực hiện chương trình thí điểm “Thu hồi xe thải bỏ và tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi xe mới” đã ghi nhận 310 xe máy được đo khí thải tại 24 điểm kiểm tra. Phân tích kết quả cho thấy có 47,7 % tương ứng với 147 xe có tiêu chuẩn khí thải đạt và 52,3% tương ứng với 162 xe không đạt tiêu chuẩn khí thải.

Thống kê hiện trên địa bàn Hà Nội có hơn 5,7 triệu xe máy [trong đó, có khoảng 2,5 triệu xe máy cũ đăng ký trước năm 2000] và trên 730 nghìn ô tô, chưa tính nhiều phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn.

Video liên quan

Chủ Đề