Thuốc tẩy giun sán cho người lớn

Thuốc tẩy giun fugacar chủ yếu được dùng để điều trị khi đường ruột bị nhiễm các loại giun như: Giun kim, giun đũa, giun móc, giun tóc. Thuốc có dạng bào chế viên nén người sử dụng cần nhai kỹ thuốc trước khi nuốt. Để hiểu rõ hơn về cách uống thuốc tẩy giun fugacar dưới đây là những thông tin chi tiết.

Fugacar là thuốc tẩy giun, đây là sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, theo công nghệ của Công ty Janssen Pharmaceutica N.V., Beerse, Bỉ. và là một sản phẩm được nhượng quyền sản xuất.

Trong thuốc tẩy giun Fugacar, thành phần chính là Mebendazole lành tính tác dụng làm ức chế việc tạo thành các vi cấu trúc hình ống ở cơ thể giun, từ đó khiến giun bị cạn kiệt glucose dẫn đến quá trình thoái hóa, từ đó giun được đào thải ra ngoài theo đường phân.

1.1 Chỉ định

Trong thuốc tẩy giun fugacar chứa thành phần Mebendazole lành tính, an toàn có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em.

Thuốc nên sử dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Người lớn có thể tăng liều lượng sử dụng để đem lại hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, trước khi tăng liều cần có sự đồng ý từ phía bác sĩ, không tuỳ ý tăng liều.

1.2 Chống chỉ định

Thuốc Fugacar chống chỉ định với những đối tượng như:

  • Người bệnh quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Phụ nữ có thai; nhất là trong giai đoạn “tam nguyệt cá” đầu tiên [3 tháng đầu].
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
  • Nên tránh sử dụng thuốc Fugacar với các loại thuốc chứa Cimetidine hoặc Metronidaxole.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc Fugacar khi đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng như ẩm, mốc.

Thuốc tẩy giun Fugacar có thể dùng cho cả trẻ em lẫn người lớn. Liều dùng của thuốc như sau:

  • Số lượng 1 viên/lần;
  • Mỗi đợt điều trị cách nhau từ 4 – 6 tháng.

Người dùng nên tuân thủ liều dùng theo chỉ định, không nên dùng thuốc quá liều. Bệnh nhân có thể dùng thuốc bằng cách nhai viên thuốc trực tiếp vì thuốc Fugacar ở dạng viên nén. Sau khi nhai thuốc, người dùng uống thêm nước lọc hoặc nước sôi để nguội để tráng miệng.

Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, có chống chỉ định với thuốc tẩy giun Fugacar

Thuốc tẩy giun fugacar rất lành tính không gây hại cho cơ thể hay đường tiêu hóa của người sử dụng thuốc.

Thông thường đối với người lớn và trẻ trên 2 tuổi nên tẩy giun 6 tháng/lần. Có thể sử dụng thuốc tẩy giun vào buổi sáng, trưa hoặc tối đều được.

Tuy nhiên, để thuốc đạt được hiệu quả nhất nên sử dụng thuốc vào buổi sáng, khi đang đói bụng. Lúc này giun sẽ nhầm lẫn giữa thức ăn và thuốc giúp tăng khả năng hấp thụ thuốc.

Mặc dù lành tính nhưng sử dụng fugacar vẫn có thể xảy ra những tác dụng phụ như: Buồn nôn hoặc nôn mửa. Có chút đau bụng, hoặc nôn nao, tiêu chảy. Nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng giảm bạch cầu.

Các tác dụng phụ này sẽ mất đi trong vài giờ. Tuy nhiên nếu các triệu chứng này kéo dài trong ngày, bạn không nên chủ quan hãy đến cơ sở y tế để có phương án xử lý kịp thời.

Buồn nôn hoặc nôn là tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi sử dụng thuốc

Một vài loại thuốc có thể gây ra tương tác với Fugacar làm ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc khi đi vào trong cơ thể.

  • Cimetidine, thuốc có thể ức chế chuyển hóa mebendazole tại gan: Sử dụng đồng thời với Fugacar sẽ làm tăng nồng độ thuốc trong máu;
  • Không nên dùng đồng thời mebendazole với metronidazole.
  • Một số thuốc chống co giật [như carbamazepine, phenytoin];

Người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau trước và trong khi sử dụng thuốc:

Trước khi sử dụng, người dùng cần thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp các vấn đề về sức khỏe trước và trong khi dùng thuốc, đặc biệt như:

Nên nhớ rằng mỗi loại thuốc sẽ có cách dùng, liều dùng và phương pháp bảo quản khác nhau. Người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì của thuốc để có cách bảo quản đúng. Với thuốc Fugacar thì có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh những nơi ẩm ướt hay ngăn đá tủ lạnh và ánh nắng trực tiếp.

Mọi thông tin chi tiết Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Sử dụng thuốc tẩy giun, xổ giun [hay thuốc xổ lãi] là một cách phổ biến được khuyến cáo trong phòng ngừa, điều trị các bệnh do giun sán gây ra. Dù vậy, nhiều người vẫn còn những thắc mắc xung quanh việc dùng nhóm thuốc này.

Giun là những ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người, có khả năng sống và hấp thu chất dinh dưỡng từ vật chủ, thường trú ngụ tại đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun xảy ra ở các nhiệt đới ẩm thấp hoặc nước đang phát triển do nguồn thức ăn, nước uống dễ bị ô nhiễm.

Ở Việt Nam, các loại giun đường ruột thường gặp ở người là giun đũa, giun tóc và giun móc/ mỏ. Ở trẻ em còn hay nhiễm phải giun kim. Người bị nhiễm giun thường hay bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, thiếu máu, suy dinh dưỡng và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, biến chứng nghiêm trọng khác. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người nên tự ý thức uống thuốc tẩy giun định kỳ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Thuốc tẩy giun bao gồm những loại nào?

Thuốc tẩy giun sán, thuốc xổ giun, xổ lãi bao gồm những thuốc chứa hoạt chất có tác dụng tiêu diệt những loại giun, sán ký sinh trong đường ruột. Cơ chế hoạt động của các thuốc này thường là ngăn cho giun sán sử dụng nguồn chất dinh dưỡng gây chết hoặc làm tê liệt chúng. Ví dụ như:

  • Mebendazole, albendazole, thiabendazole: ngăn không cho giun hấp thu các loại đường cần thiết để tồn tại, phát triển. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ tiêu diệt giun trưởng thành chứ không giết chết trứng giun.
  • Praziquantel, pyratel, ivermectin: gây tê liệt giun sán trong đường ruột. Nhờ đó, cơ thể dễ dàng đào thải các ký sinh trùng này ra khỏi ruột qua phân.

Theo hướng dẫn tẩy giun đường ruột tại cộng đồng của Bộ Y tế, hai thuốc tẩy giun được sử dụng là albendazole hoặc mebendazole.Theo đó, đối tượng sử dụng là từ 12 tháng tuổi trở lên và chống chỉ định cho:

  • Người đang mắc bệnh cấp tính, đang sốt trên 38ºC
  • Người đang mắc một số bệnh mạn tính như suy thận, suy tim, suy gan, hen phế quản
  • Người có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc
  • Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tháng tuổi

Khuyến cáo tẩy giun cho từng nhóm đối tượng

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã có bản hướng dẫn điều trị dự phòng bằng thuốc tẩy giun cho từng nhóm đối tượng như sau:

Dùng thuốc tẩy giun cho trẻ em

Sử dụng thuốc tẩy giun albendazole hoặc mebendazole dùng một liều duy nhất với tần suất 1–2 lần/ năm [tùy theo vùng dịch tễ] được khuyến cáo thực hiện cho tất cả trẻ nhỏ và trẻ em. Liều lượng dùng như sau:

  • Trẻ từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: dùng albendazole 200mg hoặc mebendazole 500mg, liều duy nhất.
  • Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: dùng albendazole 400mg hoặc mebendazole 500mg, liều duy nhất.

Dùng thuốc tẩy giun cho người lớn

Người trưởng thành, trẻ em gái trong độ tuổi vị thành niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên dùng albendazole 400mg hoặc mebendazole 500mg liều duy nhất, tần suất 1–2 lần/ năm tùy theo vùng dịch tễ.

Dùng thuốc tẩy giun cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai sau 3 tháng đầu sinh sống ở khu vực có hai yếu tố sau đây nên sử dụng thuốc tẩy giun để giảm nguy cơ nhiễm giun:

  • Tỷ lệ nhiễm giun móc và/ hoặc giun tóc ở phụ nữ có thai trên 20%
  • Vấn đề thiếu máu nghiêm trọng với tỷ lệ lưu hành ở phụ nữ có thai là 40% hoặc cao hơn

Thuốc sử dụng là albendazole 400mg hoặc mebendazole 500mg với liều duy nhất, tần suất 1–2 lần/ năm.

Những thắc mắc thường gặp

Nên uống thuốc xổ giun lúc nào để có hiệu quả tốt?

Các thuốc tẩy xổ giun ngày nay không cần uống sau khi nhịn đói hay sử dụng thuốc xổ [thuốc nhuận tràng] như trước đây. Bạn có thể uống thuốc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày sau khi ăn xong, tốt nhất nên uống sau bữa ăn tối 2 tiếng.

Đối với trẻ nhỏ, bạn nên nghiền viên thuốc và pha với nước cho trẻ uống. Để tăng hiệu quả, bạn cũng nên nhai viên thuốc trước khi uống với nước. Sau khi uống thuốc, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường.

Sau khi uống, thuốc sẽ bắt đầu được hấp thu và phát huy tác dụng ngay nhưng có thể mất vài ngày để tiêu diệt hết giun. Trường hợp bạn được bác sĩ chỉ định tẩy xổ giun, hãy sử dụng đúng liều lượng và đúng theo thời gian được hướng dẫn.

Albendazole và mebendazole không tiêu diệt được trứng giun nên bạn vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm hoặc lây truyền sang cho người khác. Do đó, để đảm bảo hiệu quả tẩy giun và ngăn ngừa tái phát, bạn nên dùng thêm một liều thuốc sau 2 tuần.

Bạn có thể quan tâm: Mách bạn các cách tẩy giun an toàn.

Uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không?

Bình thường, sau khi uống thuốc vài tiếng hay vài ngày, bạn sẽ có cảm giác buồn đi đại tiện để tống xác giun ra ngoài theo phân. Các loại thuốc xổ giun trước đây đào thải xác giun hoặc giun còn nguyên ra ngoài nên bạn có thể nhìn thấy giun trong phân. Ngày nay, các thuốc mới đều tác động làm cho giun tự tiêu trong phân nên bạn sẽ không còn gặp tình trạng “đi ngoài ra giun” sau khi uống thuốc tẩy giun nữa.

Tác dụng phụ của thuốc tẩy giun là gì?

Bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, thuốc tẩy xổ giun cũng không ngoại lệ. Mặc dù các thuốc này tương đối an toàn ở liều dùng khuyến cáo, một số tác dụng phụ được ghi nhận thường gặp bao gồm:

  • Khó chịu ở dạ dày như tăng co thắt
  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn.

Đây không phải là tất cả tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc và không phải ai cũng gặp phải những phản ứng giống nhau. Để có được thông tin cụ thể hơn, bạn hãy đọc hướng dẫn sử dụng của loại thuốc tẩy giun cụ thể sẽ sử dụng. Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy đến gặp bác sĩ.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề