Thuốc trị bệnh đốm đen trên tôm the chân trắng

Bệnh đốm đen hay đen mang là loại bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng tôm. Khi thu mua tôm bị đốm đen thường bị thương lái mua ép giá hoặc không mua, làm giảm giá trị con tôm. Trường hợp nhẹ tôm chết rải rác, nếu nặng có thể chết hàng loạt. 

Nguyên nhân bệnh tôm bị đốm đen: 

Dưới đây là một số yếu tố hoặc tác nhân gây bênh đốm đen trên tôm thẻ:

- Bệnh đốm đen trên vỏ tôm thường gặp ở những ao nuôi  mật độ cao, độ mặn thấp, đáy ao dơ, độ kiềm không đạt 100 ppm và nồng độ oxy thấp trong quá trình nuôi.

- Bệnh đốm đen do vi khuẩn, nấm hoặc một số động vật nguyên sinh gây ra do các nguyên nhân sau:

+ Đáy ao dơ, lượng phù sa cao.

+ Độ mặn thấp dễ xảy ra hơn.

+ Mật độ nuôi dày, tôm đâm lẫn nhau gây vết thương, khuẩn bám vào vết thương gây đốm đen. Nhẹ chỉ ngoài lớp vỏ kitin, nặng ăn mòn vào thịt tôm. 

+ Thời tiết thay đổi:  mưa - nắng thường xuyên thay đổi tạo điều kiện vi khuẩn trong ao phát triển nhiều.

Quy trình điều trị đóm đen trên tôm thẻ:

Dưới đây là thông tin điều trị tôm bị đốm đen thực tế tại hộ nuôi xác nhận như sau: 

  • Địa điểm: Farm nuôi Tuấn Nghị Cái Nước – Cà Mau
  • Diện tích Ao: 1.700 m2, khoảng 2.300 m3 nước.
  • Số lượng thả ban đầu: 170.000 Pl. Mật độ: 100 con/m2
  • Thời gian và size tôm: tôm 60 ngày về 83 con/kg và có bệnh đốm đen 5-7%

Thuốc trị bệnh đốm đen trên tôm the chân trắng

Tôm bị đốm đen phần thân, phần đuôi

  • Quy trình điều trị bệnh đóm đen trên tôm thẻ nuôi ao đất

Thuốc trị bệnh đốm đen trên tôm the chân trắng

Thuốc trị bệnh đốm đen trên tôm the chân trắng

Quy trình điều trị tôm bị đốm đen

Tổng kết về giáp pháp điều trị tôm bị đốm đen và đề xuất.

  • Nên có hố siphon hút bùn, giảm chất thải chứa nhiều ở ao.

  • Hạn chế phù sa, lót bạt bờ ao. Nên định kỳ 3 ngày sử dụng HP 10, giảm đục nước ao. 

  • Giai đoạn 60 ngày nên diệt khuẩn bằng DM 01 định kỳ 7 ngày/lần.

  • Bổ khoáng vi lượng, tăng khả năng cung cấp khoáng cho tôm. Giúp tôm tăng lớp vỏ kitin. 

  • Bón lót vôi nóng- CaO lúc ao khô, liều lượng 1kg vôi/m2. Rải đều đáy ao, tạo hệ đệm trong khi nuôi được duy trì và ổn định tốt, diệt khuẩn đáy ao, diệt luôn cá tạp, cua, giáp sát.

  •  Kết hợp tạt vi sinh, nhân sinh khối gồm: AEC COPEFLOC + ZP US hàng đêm, quá trình ổn định pH, tăng mật độ vi sinh có lợi trong ao nuôi, giữ môi trường ít biến động giúp tăng sức đề kháng cho tôm.

  •  Quản lý chặt chẽ thức ăn, tránh để dư thức ăn làm tăng hệ số FCR tăng chi phí ngoài ra cải thiện chất lượng nước ao và ổn định môi trường.

Các sản phẩm đã sử dụng theo mô hình để điều trị tôm bị đốm đen:

Thuốc trị bệnh đốm đen trên tôm the chân trắng

Bộ sản phẩm điều trị bệnh đốm đen ở tôm

 

 

Tác giả

Ks. Trần Quốc Trường

Ks. Trần Huỳnh Như

Duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

 

Bạn có thể tìm kiếm thêm: 

Vi khuẩn gây bệnh đốm đen trên tôm | Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng | nguyên nhân gây bệnh đốm đen trên tôm | tôm bị bệnh đốm đen | cách trị tôm bị đốm đen | cách điều trị tôm bị đốm đen | tôm bị đen mang | nguyên nhân tôm bị đốm đen | đốm đen trên tôm | tôm thẻ bị đốm đen | thuốc trị đốm đen trên tôm

 

Tags: #AEC COPELOC, #AEC FAST WEIGHT, #Âu Mỹ - AEC, #Trị đốm đen, #DIỆT KHUẨN, #khoáng, #BOIN 113, #DM 01, #YA 01, #canciphos, #ZP - US,

Bệnh do các loài vi khuẩn có hại trong ao nuôi gây ra. Những loài vi khuẩn này có khả năng tiết ra các chất có khả năng ăn mòn lớp vỏ kitin của tôm. Chúng thường phát triển mạnh ở các ao có tình trạng giàu dinh dưỡng (ô nhiễm) và tích tụ nhiều loại khí độc như NH3, NO2 và H2S, hàm lượng ôxy hòa tan trong nước thường thấp.

Ngoài vi khuẩn, nhiều nhóm sinh vật khác như động vật nguyên sinh, nấm cũng có thể xâm nhập và gây tổn thương vỏ tôm. Nấm có thể gây tác động xấu đến mang hoặc vỏ tôm và có khuynh hướng kích thích phản ứng tạo nên những mảng đen trên vỏ. Đồng thời, động vật nguyên sinh có thể gây hiện tượng đen hóa nghiêm trọng trên mang (gọi là bệnh đen mang) ở tôm.

Thuốc trị bệnh đốm đen trên tôm the chân trắng

Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng có thể xuất hiện từ giai đoạn 20 – 90 ngày tuổi và tập trung nhiều nhất từ 25 – 45 ngày tuổi. Bệnh thường xảy ra nhiều vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột.

Dấu hiệu nhận biết

Khi bệnh đốm đen trên tôm xuất hiện, dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất là tôm bị mòn đuôi, cụt râu, tuy nhiên tôm vẫn ăn bình thường. Hay râu và đuôi của tôm chuyển sang màu đỏ (nhiễm khuẩn nặng), đuôi có thể bị phồng nhẹ, nhưng các dấu hiệu tổn thương rõ ràng như trên chưa xuất hiện.

Giai đoạn kế tiếp của bệnh là xuất hiện nhiều đốm đen rải rác trên vỏ tôm. Các đốm đen có thể xuất hiện cả trên giáp đầu ngực, và toàn thân tôm. Giai đoạn này tôm bắt đầu giảm ăn dần dẫn đến bỏ ăn, tốc độ tăng trưởng chậm, chết rải rác trong ao, trong sàng. Có thể xuất hiện tình trạng bị trắng lưng, đục thân và lột xác không hoàn toàn (dính vỏ, dính chân).

Khi bệnh ở mức độ nặng hơn tức là tỷ lệ tôm xuất hiện đốm đen trên thân tăng cao và nhanh, có thể chiếm đến 70% đàn tôm. Lúc này, gan tụy nhợt nhạt, tôm tấp mé, ruột rỗng.

Trị bệnh

Khi phát hiện tôm bị nhiễm bệnh, việc đầu tiên cần làm là giảm cho ăn khoảng 10 – 30% lượng thức ăn thường ngày. Tiến hành diệt khuẩn ao nuôi bằng sản phẩm phù hợp theo từng độ tuổi của tôm, thực hiện càng sớm càng tốt. Sau 36 giờ diệt khuẩn, tiến hành cấy vi sinh với hàm lượng cao (có thể bổ sung mật rỉ đường để điều chỉnh độ pH). Cùng đó, tăng cường sục khí cho ao nuôi.

Ngoài ra, cần bổ sung khoáng chất, vitamin tổng hợp, men vi sinh có lợi và các hoạt chất nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.

Lưu ý, người nuôi tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh để trị bệnh.

Phòng bệnh

Thực hiện cải tạo ao kỹ trước vụ nuôi, thả nuôi với mật độ phù hợp khả năng quản lý của người nuôi, diện tích ao nuôi, hệ thống quạt nước, độ sâu nước ao nuôi.

Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi. Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học trong suốt vụ nuôi.

Định kỳ 5 – 7 ngày/lần kiểm tra mật số vi khuẩn gây bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Cho tôm ăn đủ chất dinh dưỡng cần thiết để tôm luôn được khỏe mạnh, kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn đưa vào ao (để hạn chế chất thải và giảm chi phí sản xuất), hạn chế tối đa các tác động không cần thiết khiến cho tôm bị stress. Sau 15 ngày nên đặt sàng để theo dõi tôm nhằm phát hiện bệnh sớm nhất. Bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất, các loại vitamin tổng hợp và hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.

Không xả rác, xả nước thải sinh hoạt; không nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực nuôi; sử dụng lưới ngăn chim cò, súc vật; dụng cụ, trang thiết bị sử dụng riêng biệt cho từng ao; chú ý vệ sinh của công nhân, kỹ thuật lao động khi chăm sóc tôm, nhất là khi ao tôm có bệnh.