Thuốc trị viêm tiết niệu cho mèo

Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường như đi tiểu lâu, có những bãi nước tiểu rải rác, tiểu rắt, mèo thường liếm vùng sinh dục lâu,… do con vật thấy khó chịu và đau rát thì nghi ngờ bệnh tiết niệu. Nước tiểu có chức năng chính yếu trong việc loại thải các chất cặn bã của cơ thể và độc chất tích tụ trong máu. Đặc biệt, nước tiểu bài xuất urê và có vai trò duy trì sự cân bằng của cơ thể bằng cách điều hòa lượng nước tiểu và các chất khoáng được bài thải ra. Nước tiểu hình thành trong thận, trải qua sự lọc máu ở các đơn vị thận, nước tiểu tiếp tục đi qua ống dẫn tiểu đến bàng quang là nơi được lưu trữ, sau đó được tống ra ngoài qua niệu đạo. Khác với con người, chó mèo đực có xương dương vật, nên niệu đạo và nước tiểu phải đi qua xoang của xương này. Trong trường hợp sỏi niệu, xương dương vật gây cản trở việc loại thải sỏi và là điểm tắc nghẽn thường xuyên.

Các dạng bệnh trên thận gồm suy thận cấp và suy thận mãn.

1.Suy thận cấp

Triệu chứng: Con vật thể hiện các triệu chứng như: vô niệu, nôn ói, chán ăn, mất nước, hạ thân nhiệt.

Chẩn đoán: Qua kiểm tra lâm sàng. Về sinh học cần làm các xét nghiệm: Nước tiểu, Creatinine, Ion đồ [K ,Na , HCO ,Cl], Huyết học [NF , Hématocrite].

Điều trị: Cách điều trị và mức độ khó khăn tùy thuộc vào tình trạng thận:

 - Nếu có sạn: trích sạn hay giải phẫu lấy sạn.

- Phục hồi thể tích tuần hoàn, tiêm truyền dung dịch bổ dưỡng tương tự huyết tương [có thể dùng Vimelyte IV] hay muối [NaCl 0,9 %] hoặc truyền máu.

- Giữ ấm cho thú: Sưởi ấm, ủ ấm, xông bằng đèn hoặc tiêm thuốc [truyền Glucose ưu trương 10%, 30 %, Depancy, Calcium sandoz, Vime - Liptyl, Vime - Canlamin, …]

- Liệu pháp kháng sinh.

- Cân bằng thận hàng ngày.

- Đoán chừng các biến chứng để phòng ngừa.

* Phân đoạn các khiếm khuyết đột nhiên và bất ngờ chức năng thận để có biện pháp xử lí: Nếu viêm thận cấp trên thận: vấn đề mạch. Nếu viêm thận cấp tại thận: do bị phá hỏng cơ quan [chấn thương, nhiễm trùng, nhiễm độc]. Nếu viêm thận cấp sau thận: do tắc nghẽn niệu đạo, ngăn trở dòng chảy nước tiểu [thí dụ sạn].

2.Suy thận mãn: Là sự giảm bớt một cách đáng kể chức năng thận, đánh dấu bằng sự phá hủy hay các tổn thương ảnh hưởng đến các đơn vị thận, 70 % mô thận liên quan. Chẩn đoán - Xét nghiệm cần thiết : Huyết học và sinh hóa học; sinh thiết. - Kiểm tra huyết áp: thấy tăng huyết áp.

Triệu chứng: Vô cảm. Các triệu chứng đường tiêu hóa [chán ăn, ói, tiêu chảy]. Uống nhiều, tiểu nhiều [bình thường lượng nước uống trung bình của chó là 60 ml/kg thể trọng/ngày]. Rối loạn thần kinh.

Điều trị:

- Dùng thuốc điều trị chức năng và triệu chứng:

+ Bảo vệ dạ dày: Tagamet,10 mg/kg/ngày.

+ Chống sự tăng huyết áp: IECA [dùng Fortekor].

+ Chống thiếu máu: Érythropoïétine.

 - Test kiểm tra Urê – Creatinine: 1 lần/tuần, nếu ổn định hơn 1 lần/2 tuần, nếu tiếp tục ổn định: 1 lần/tháng

- Chú ý cân bằng dinh dưỡng:

+ Cung cấp năng lượng bình thường : 70 kcal/kg/ngày

+ Vitamin B & D cần thiết [nhất là D3]

+ Chỉ định thức ăn

3.Sạn tiết niệu: Những yếu tố thúc đẩy hình thành sỏi: Tùy thuộc vào loại sỏi và loài vật mắc bệnh, có những yếu tố liên quan : Độ acid của nước tiểu [dựa vào độ pH]: sỏi khoáng được hình thành trong nước tiểu có độ pH kiềm. Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những tinh thể sỏi này. Bình thường, nước tiểu của chó, mèo có tính acid [pH 6: sạn Uric, Cystinic

+ pH = 6-7: sạn Oxalic, Phosphacalcic

+ pH > 7 : Phospho Amoniac Magne [chắc chắn]

* Một số trường hợp pH< 6 vẫn bị sạn thì phải kết hợp với X-quang, siêu âm để chẩn đoán.

* Một số thuốc làm hạ pH, nếu kiểm tra pH < 6 nghi ngờ bị sạn, cần phân tích sạn.

* Tác động khác: thức ăn, thuốc làm tan sạn.

Điều trị 

[1] Giảm đau : Hoạt chất Phoroglucinol: Spasfon: 1 viên/10 kg  hoặc          - Spasmoglucinol [Cty Vetoquinol]

[2] Chú ý thận: Thận bệnh nghĩa là tiên lượng nặng [do bệnh lâu ngày]

[3] Uống nước: Làm cho thú uống nước để nước đến thận nhiều, giúp khả năng đẩy sạn ra ngoài cao. Thêm muối vào nước uống và thức ăn để chó uống nhiều nước [đối với sạn Uric, Oxalic, Que thử nước tiểu Cystinic, còn sạn Phospho Ammoniac Magne và Phosphocalcic không dùng cách này].

[4] Làm vô trùng đường tiểu: vì có sạn nên sẽ có nhiều biểu mô, vi khuẩn, nước tiểu, sạn,… Dùng kháng sinh tác dụng kéo dài nhiều ngày [ít nhất 20 ngày]: Amoxi 15 % LA.

[5] Kiểm tra pH nước tiểu

[6] Thức ăn: Không cho ăn lòng gia súc [gan, thận, huyết], xương. Giảm protein. Không cho ăn rau, cải [trừ cà rốt] vì có nhiều Oxalate. Không cho ăn lúa: vì làm kết tụ calci.

[7] Thuốc trị sạn: Sử dụng các loại thuốc khác nhau tùy loại sạn:

- Sạn Uric: Allopurinol [Zyloric ] uống 30mg/kg/ngày chia 2 lần/ ngày, trong 1 tháng].

- Sạn Cystiric: Trolovol : 25 mg/kg/ngày, 3-4 tuần.  Kết hợp Phosphalugel do làm tăng độ acid dạ dày.

- Sạn Phospho-Ammoniac- Magne: Otruvite. Không có thuốc trị sạn, giải pháp là giảm protein thức ăn, giảm P, giảm Mg.         

- Sạn Oxalic, Phosphacalcic: Chú ý không cho ăn khẩu phần có quá nhiều Ca.

+ Esidrese: 1 mg/kg/ngày chia 2 lần, liều trình 1 tháng

+ Alcafor: 1 ml/kg/ngày chia 2 lần, liều trình 1 tháng

* Khi điều trị phải theo dõi chức năng thận: nếu chức năng thận yếu thì không điều trị,  nếu thể trạng yếu thì điều trị không hiệu quả.

[8] Phẫu thuật lấy sạn: Khi giải phẫu phải chú ý điều kiện vô trùng, thể trạng chó. Dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng. Sau khi gây mê, mở ổ bụng phần thấp, đưa bàng quang ra ngoài đặt lên vải gạc ướt, nhỏ nước sinh lý thường xuyên, tránh khô. Chọc lấy nước tiểu, không để nước tiểu chảy vào ổ bụng [nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc urê]. Cắt bờ trên, không cắt bờ dưới. Hứng bàng quang trên vải gạc để tránh sạn bùn rơi vào ổ bụng, lấy hết sạn, không để sót. May bàng quang 2 đường: 1 đường tạm trước, dùng vải gạc kiểm tra xem đã khép chưa, may đường 2; Xong đưa bàng quang vào ổ bụng, đóng bụng.

TÌM HIỂU VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở MÈO

Bệnh đường tiết niệu [FLUTD] ở mèo thường được chẩn đoán với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân

Những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến bệnh đường tiết niệu ở mèo bao gồm:

  • Sỏi bàng quang
  • Nhiễm trùng bang quang
  • Viêm bàng quang
  • Tắc nghẽn niệu đạo: có thể do sỏi trong niệu đạo hoặc do các nút trong niệu đạo tạo thành các mảnh vụn hữu cơ như tế bào, protein và khoáng chất. Nguyên nhân ít phổ biến hơn là: do khối u hoặc các dị vật khác trong niệu đạo.

Viêm bàng quang

Bệnh viêm bàng quang ở mèo được chẩn đoán bằng cách loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác của bệnh đường tiết niệu. Hình thái này của bệnh đường tiết niệu được cho là có liên quan đến stress ở mèo. Nó gây ra những thay đổi viêm trong bàng quang và dẫn đến nhiều triệu chứng giống hệt nhau dễ dàng nhìn thấy trên các hình thái khác của bệnh đường tiết niệu ở mèo.

Nhiều bác sĩ thú y tin rằng bệnh viêm bàng quang dễ nhận ra nhất do căng thẳng ở mèo và bệnh này thực sự là một căn bệnh mang tính hệ thống hơn là chỉ liên quan đến đường tiết niệu thông thường.

Tắc nghẽn niệu đạo hay bí ống đái ở mèo

Bệnh tắc nghẽn niệu đạo ở mèo là dạng thức nghiêm trọng nhất trong các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Chứng nghẽn niệu đạo hầu như luôn xảy ra ở mèo đực vì ống đái [đường niệu đạo] ở mèo đực hẹp hơn nhiều so với mèo cái. Mèo cái hiếm khi phát triển bệnh tắc nghẽn bên trong niệu đạo và, nếu bệnh, nguyên nhân thường là do khối u hoặc khối vật cản khác trong đường niệu đạo. Ở mèo đực, sỏi bàng quang nhỏ thường gây tắc nghẽn khi chúng đi ra khỏi bàng quang và qua niệu đạo [ống đái]. Mút niệu đạo cũng có thể xảy ra ở mèo đực gây tắc nghẽn.

Urethra - Niệu đạo mèo

Mèo bị tắc nghẽn ống đái đương nhiên sẽ không thể đi tiểu bình thường. Những con mèo khỏe mạnh bình thường tự loại bỏ các chất thải trong cơ thể qua nước tiểu của chúng. Mèo bị nghẽn ống đái không thể loại bỏ các chất thải này. Vì thế, sỏi trở nên độc hại rất nhanh khi các chất thải bắt đầu tích lũy trong máu. Những con mèo này về cơ bản sẽ tự đầu độc bản thân với chất thải tồn đọng không thể bài tiết ra ngoài do tắc nghẽn niệu đạo.

Triệu chứng

Một số triệu chứng bệnh liên quan đường tiết niệu mèo bao gồm:

- Mèo khó tiểu

- Mèo tiểu rắt

- Mèo đau đớn khi tiểu

- Mèo tiểu ra máu

- Mèo ăn không ngon miệng

- Mèo dễ cáu gắt

- Mèo tiểu ngoài khay cát vệ sinh

Những con mèo bị tắc niệu đạo thực sự sẽ không thể đi tiểu được. Các triệu chứng có thể xuất hiện tương tự, cùng với việc mèo khó tiểu, căng thẳng và đau. Khi bệnh tiến triển, mèo sẽ bắt đầu nôn mửa và trở nên rất thờ ơ. Nếu không được điều trị kịp thời, các vật cản niệu đạo có thể gây tử vong cho mèo.

Nếu mèo của bạn có biểu hiện triệu chứng của bệnh đường tiết niệu hoặc bạn nghi ngờ có điều gì đó không ổn, bạn nên hẹn bác sĩ thú y ngay. Nếu con mèo đực của bạn không đi tiểu được nữa, tình trạng này cần cấp cứu và mèo của bạn cần được điều trị y tế ngay lập tức.

Cách điều trị

Điều trị bệnh đường tiết niệu phụ thuộc vào mức độ nguyên nhân của bệnh:

• Mèo bị tắc nghẽn niệu đạo sẽ cần phải có cách giải quyết thông qua ống thông niệu đạo vào bàng quang, làm giảm tắc nghẽn. Việc chăm sóc hỗ trợ mèo như dịch truyền tĩnh mạch; theo dõi chức năng thận và mức điện giải máu cũng có thể cần thiết trong trường hợp này.

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng bàng quang, nếu có.

Sỏi bàng quang đôi khi cần phẫu thuật cắt bỏ. Trong một số trường hợp, chế độ ăn điều trị bệnh có thể là một giải pháp thay thế có thể chấp nhận được so với việc phẫu thuật. Thông thường, một chế độ ăn uống điều trị sẽ được bác sĩ thú y khuyến cáo áp dụng ngay cả sau khi phẫu thuật cắt bỏ sỏi bàng quang thành công nhằm ngăn sỏi mới hình thành. Bác sĩ thú y của bạn sẽ giúp bạn quyết định điều gì là tốt nhất cho chú mèo của bạn.

Kích thích mèo uống nước nhiều hơn. Tất cả mèo nên có sẵn nước sạch mọi lúc mọi nơi trong nhà. Đài phun nước và vòi nước nhỏ giọt có thể giúp mèo uống nhiều nước hơn. Trộn thức ăn ướt vào thức ăn hàng ngày cũng là một lựa chọn hiệu quả vì độ ẩm trong thức ăn ướt sẽ cung cấp nước nhiều hơn cho mèo. Một số chủ mèo cũng cho thêm nước vào thức ăn của mèo.

Phương pháp dinh dưỡng trộn thức ăn cho mèo - Mix Feeding

Trang trí môi trường sống để giảm căng thẳng cho mèo trong nhà với đồ chơi, cây mèo leo, nơi ẩn náu, trụ cào móng, và nhiều vật dụng cá nhân cho mèo để khiến chúng cảm thấy an toàn.

Giữ khay cát vệ sinh sạch sẽ và cần lưu ý rằng mèo của bạn không thích bị làm phiền hoặc quấy rầy khi đi vệ sinh. Trong các gia đình hoặc trại nhiều mèo, phải cung cấp đủ số lượng khay cát vệ sinh.

Cách giữ khay cát vệ sinh mèo luôn sạch sẽ [ảnh: www.cityzoo.vn]

Phòng ngừa bệnh đường tiết niệu ở mèo

Cách phòng ngừa bệnh đường tiết niệu ở mèo [ảnh: www.cityzoo.vn]

Không hẳn lúc nào cũng có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, việc kích thích mèo uống nước, trang bị môi trường sống đầy đủ tiện nghi và giữ khay cát vệ sinh sạch sẽ có thể hữu ích trong mọi trường hợp.

Nếu bác sĩ thú y của bạn đề nghị một chế độ ăn uống điều trị phù hợp, bạn nên tuân thủ nghiêm túc, trừ khi bác sĩ thú y của bạn chỉ định khác. Đừng thay đổi chế độ ăn uống điều trị của mèo hoặc ngừng mà không có ý kiến bác sĩ thú y.

>>Kiến thức dinh dưỡng cơ bản cho mèo

-------------------------------------------------------------

Bài viết: BỆNH ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở MÈO

Nguồn: PetMD

Biên soạn: www.cityzoo.vn - nhà phân phối chính thức thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam

[Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]

Video liên quan

Chủ Đề