Tiêm vaccine bao lâu được tập thể dục

Trong một đánh giá được công bố trên Tạp chí Não bộ, Hành vi và Miễn dịch vào tháng 07/2014, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, tập thể dục sau khi tiêm vaccine có thể tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó giúp nâng cao hiệu quả của vaccine.

Cơ chế hoạt động của vaccine là đưa mầm bệnh hoặc các bộ phận của chúng vào trong cơ thể nhằm kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể và tế bào T. Đây là hai yếu tố được sử dụng để nhận biết và chống lại các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập trong tương lai. Hiệu quả của vaccine phụ thuộc vào số lượng kháng thể và tế bào T được tạo ra. Kháng thể và tế bào T tạo ra càng nhiều, phản ứng miễn dịch càng mạnh thì khả năng bảo vệ của vaccine càng tốt.

Theo các chuyên gia sức khỏe, tập thể dục có thể kích thích hệ miễn dịch tạo ra nhiều kháng thể hơn. Điều này giúp cải thiện khả năng miễn dịch nói chung và phản ứng của cơ thể đối với vaccine nói riêng. Không chỉ vậy, việc tập thể dục còn có thể làm tăng lưu lượng máu, giúp đưa vaccine từ vị trí tiêm đến nhiều bộ phận và cơ quan khác.

Tiêm vaccine bao lâu được tập thể dục

Tập thể dục cũng giúp vận chuyển kháng thể và tế bào T được tạo ra đi khắp cơ thể. Ảnh: Shutterstock

Trong một nghiên cứu của Đại học bang Iowa tại Mỹ, các tình nguyện viên tham gia được chia làm 2 nhóm. Nhóm đầu tiên được cho chạy bộ với tốc độ vừa phải trong 90 phút hoặc đạp xe trong 15 phút sau khi tiêm ngừa cúm, trong khi nhóm thứ hai chỉ ngồi yên suốt 90 phút. Một tháng sau đó, hai nhóm được tiến hành kiểm tra phản ứng kháng thể. Các nhà khoa học nhận thấy, nhóm tập thể dục có phản ứng kháng thể cao gấp đôi so với nhóm không vận động.

Ngoài ra, tập thể dục cũng có thể làm giảm các tác dụng phụ từ việc tiêm vaccine như đau hoặc khó chịu tại vị trí tiêm. Các chuyên gia giải thích rằng, việc vận động giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, từ đó làm giảm tình trạng viêm và cứng cơ.

Tuy nhiên, việc tập thể dục sau khi tiêm vaccine cần phù hợp với thể trạng của từng người. Các chuyên gia y tế khuyên người vừa tiêm vaccine nên hạn chế các bài tập cường độ cao. Thay vào đó, các bài tập được khuyến nghị trong giai đoạn này là các bài có cường độ trung bình (như đi bộ nhanh, đạp xe đạp, tennis đôi...) hoặc các bài tập tăng cường sức bền (như squat, lunge, hít đất, tập tạ nhẹ...). Đặc biệt, người gặp phải các tác dụng phụ như mệt mỏi, uể oải, suy nhược sau khi tiêm vaccine không nên cố gắng luyện tập mà hãy nghỉ ngơi phù hợp.

Cũng trong nghiên cứu của Đại học bang Iowa, Mỹ, khi tiến hành thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học nhận thấy những con chuột chạy trên bánh xe trong 90 phút có phản ứng đề kháng sau khi tiêm vaccine cúm tốt hơn những con chạy 45 phút hoặc 180 phút. Vì vậy, theo các chuyên gia, thời lượng tập thể dục tối ưu nên duy trì ở mức 90 phút.

Nhìn chung, việc tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho người mới tiêm phòng. Tuy nhiên, hãy lắng nghe cơ thể và lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp để thu được hiệu quả tối đa.

Luyện tập thể dục với cường độ nhẹ đến vừa trong vòng 90 phút sau khi tiêm vaccine phòng cúm hay vaccine ngừa COVID-19 và sau đó duy trì cường độ và thời lượng luyện tập như trên có thể giúp tạo ra lượng kháng thể trong 4 tuần sau tiêm nhiều hơn so với những người ngồi một chỗ hoặc làm các công việc thường ngày.

Nghiên cứu tại Đại học bang Iowa (Mỹ) được đăng trên tạp chí "Não bộ, Hành vi và Miễn dịch" cho thấy kháng thể sinh ra nhiều hơn ở những người tập đạp xe tại chỗ hoặc đi bộ nhanh, cũng như những người chạy bộ bằng máy chạy trong 1,5 giờ sau khi tiêm.

Kháng thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể "tìm kiếm và phá hủy" các loại virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.

Trong khi đó, vaccine giúp hệ miễn dịch học cách nhận dạng một số vật thể lạ và phản ứng bằng cách tăng sự bảo vệ của cơ thể, trong đó có tăng kháng thể.

[Nghiên cứu đầu tiên cho thấy miễn dịch giảm sau mũi vaccine tăng cường]

Giáo sư Marian Kohut, tác giả dẫn dắt nhóm nghiên cứu, cho biết: "Nghiên cứu sơ bộ của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên xác nhận về khoảng thời gian có thể tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể có từ vaccine của Pfizer/BioNTech và hai loại vaccine phòng cúm."

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện trên có thể trực tiếp có lợi cho những người chăm luyện tập.

Một nửa người tham gia nghiên cứu có chỉ số BMI ở mức nặng cân hoặc béo phì.

Trong 90 phút tập luyện, họ tập trung vào duy trì nhịp độ vận động để giữ tim ở mức 120-140 nhịp/phút, hơn là tăng khoảng cách.

Các nhà nghiên cứu cũng thử nghiệm xem liệu người tham gia có thể tăng kháng thể tương tự nếu chỉ luyện tập 45 phút hay không và phát hiện rằng luyện tập trong thời gian ngắn hơn không giúp tăng lượng kháng thể.

Theo Giáo sư Kohut, nghiên cứu tiếp theo nhóm sẽ thử nghiệm xem liệu bài tập 60 phút có đủ để tạo kháng thể hay không.

Giải thích về cơ chế giúp tăng kháng thể nhờ luyện tập, giáo sư Kohut cho biết có nhiều lý do. Vận động giúp tăng lưu thông máu và bạch cầu, giúp tế bào miễn dịch được lưu thông. Khi các tế bào này di chuyển khắp cơ thể, chúng sẽ có nhiều khả năng phát hiện bất cứ "vật thể lạ" nào.

Dữ liệu thử nghiệm trên chuột cũng cho thấy một loại protein (như interferon alpha) được sản sinh ra trong quá trình luyện tập giúp sinh tế bào T và kháng thể chống virus.

Tuy nhiên, giáo sư Kohut cho rằng vẫn cần nghiên cứu thêm để tìm ra câu trả lời tại sao và như thế nào cho hiện tượng trên.

Ông cũng lưu ý rằng có nhiều thay đổi diễn ra khi chúng ta tập luyện-trao đổi chất, hóa sinh, nội tiết và hormon, tuần hoàn máu. Vì vậy cũng có thể có sự kết hợp của nhiều nhân tố góp phần vào việc sinh kháng thể trong nghiên cứu trên.

Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi phản ứng sinh kháng thể của những người tham gia trong 6 tháng sau khi tiêm và khởi động một nghiên cứu khác tập trung vào hiệu quả của việc luyện tập thể dục ở những người tiêm mũi tăng cường./.