Tiêm viêm não nhật bản bao lâu thì sốt

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Tháng 7 là giai đoạn cao điểm của viêm não, trong đó có viêm não Nhật Bản. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và gây tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ hoặc để lại những di chứng nặng nề.

Tháng 7 là giai đoạn cao điểm của viêm não, trong đó có viêm não Nhật Bản. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và gây tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ hoặc để lại những di chứng nặng nề.

Viêm não làm trẻ thở máy, nằm ghép giường la liệt tại các BV Nhi

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế] tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 62 ca mắc viêm não Nhật Bản, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại Sơn La. Tại các tỉnh phía Bắc, tình hình trẻ mắc viêm não Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm có diễn biến phức tạp. Chỉ tính riêng tại BV Nhi Trung ương đã có 24 trẻ nhập viện vì căn bệnh này.

Dấu hiệu ban đầu của viêm não Nhật Bản dễ nhầm với sốt siêu vi

Ở phía Nam, dịch cũng đang hoành hành. Tuy mới ở giai đoạn đầu của mùa dịch, nhưng tình trạng bệnh nhi đến cấp cứu, điều trị, nằm thở máy tại BV Nhi đồng 1 [TPHCM] lại ở mức báo động. Thậm chí có lúc bệnh viện đã phải ghép 2-3 bé/giường nhưng vẫn thiếu chỗ, phải gửi từ khoa Nhiễm sang khoa Cấp cứu nằm tạm.

Muỗi Culex

Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh [BV Nhi đồng 1], viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, bùng phát mạnh từ tháng 5, 6 đến đầu tháng 10 hằng năm.

Bệnh lây qua vật trung gian là muỗi Culex, dân gian hay gọi là “muỗi ruộng”. Muỗi hút máu của heo, sau đó đốt sang người và truyền virus. Đến nay, đây là con đường duy nhất lây nhiễm viêm não Nhật Bản. Hiện chưa ghi nhận lây truyền từ người sang người.

Tiêm vắc xin giúp bảo vệ trẻ khỏi viêm não Nhật Bản và hiện tượng sốc phản vệ [sốt cao sau tiêm viêm não Nhật Bản]

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc viêm não Nhật Bản, song chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ từ 2-6 tuổi [chiếm 75% tổng số trẻ mắc].

“Khi mắc viêm não Nhật Bản thường có các biểu hiện sốt cao, ho, đau đầu, ói, tiêu chảy hoặc đôi khi chỉ sốt mà không có biểu hiện khác nên khó phát hiện sớm, đôi lúc còn bị chẩn đoán nhầm thành sốt siêu vi. Vì lý do này nên khi bệnh nhân co giật đến bệnh viện thì đã chuyển nặng, rơi vào hôn mê và phải thở máy” – BS Khanh cho biết.

BS Khanh khuyến cáo: “Viêm não Nhật Bản diễn tiến rất nhanh, có thể sau 3 ngày, thậm chí là 1 ngày. Bệnh hầu như chỉ có thể chẩn đoán sau khi đã có biểu hiện co giật, hôn mê. Do đó, cha mẹ cần lưu ý nếu thấy trẻ có các biểu hiện như sốt liên tục ở ngày thứ 2, nôn, ói, uống thuốc hạ sốt không giảm thì cần đưa trẻ đến bệnh viện khám. Trường hợp nặng hơn có dấu hiệu rối loạn tri giác [co giật, hôn mê…] thì phải lập tức đi cấp cứu”.

Tiêm vắc xin giúp bảo vệ trẻ khỏi viêm não Nhật Bản

Mặc dù trong chương trình tiêm chủng quốc gia đã có lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn còn chủ quan, “quên” hoặc “tiêm không đủ liều”. Thậm chí, nhiều người còn tin theo những thông tin sai sự thật như: tiêm vắc xin là cho chất độc vào cơ thể, dễ bị bệnh tự kỷ, gây ra hội chứng đột tử…

Điều này sai hoàn toàn. BS Trương Hữu Khanh khẳng định: “Sau nước sạch ra thì vắc xin là phương pháp tốt nhất để cứu sống trẻ em tránh các loại bệnh dịch. Các nhà khoa học đã tốn rất nhiều công sức để điều chế vắc xin, họ thử rất nhiều lần trên nhiều cá thể, từ động vật đến cá thể người để đưa ra thị trường. Vì thế không có chuyện tiêm vắc xin là tiêm chất độc vào cơ thể. Hiện nay cũng chưa có nghiên cứu, ghi nhận nào cho thấy tiêm vắc xin gây ra bệnh tử kỷ, hội chứng đột tử ở trẻ em”.

Tuy nhiên, tùy theo cơ địa, trẻ có thể sốt cao sau tiêm viêm não nhật bản. Đây có thể là biểu hiện của sốc phản vệ. Bố mẹ cần bình tĩnh, và đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ ngay.

“Chống vắc xin” – con nguy cơ bại não, động kinh, tử vong

Trẻ mắc viêm não Nhật Bản phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm, theo BS Khanh khoảng 60% bệnh nhi sẽ khỏi bệnh, hồi phục hoàn toàn, nhưng có đến 30% bị di chứng bại não, động kinh, yếu liệt tứ chi… và dưới 10% tử vong. Bệnh viêm não hiện chưa có thuốc đặc trị, chỉ điều trị triệu chứng, trung bình mỗi ca bệnh phải nằm viện từ 3-4 tuần. Bệnh để lại nhiều di chứng nặng như: sống thực vật, bội nhiễm phổi và tử vong; chậm phát triển về trí tuệ, khả năng hòa nhập cộng đồng rất kém; động kinh hoặc yếu liệt chi.

Tiêm ngừa viêm não Nhật Bản được xem là giải pháp hàng đầu để phòng ngừa bệnh này. Do vậy, “Hiệp sĩ chống dịch” Trương Hữu Khanh khuyến cáo cha mẹ cần tuân thủ lịch tiêm chủng:

– Đối với trẻ dưới 5 tuổi tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng. Mũi 1 lúc trẻ đủ một tuổi, mũi 2 sau mũi một từ một đến 2 tuần và mũi 3 sau mũi 2 là một năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

– Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc xin thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản. Khoảng cách các mũi cũng tương tự như trên.

Nếu trẻ có hiện tượng sốt cao sau tiêm viêm não nhật bản thì bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị chính xác. Ngoài ra, mọi gia đình nên tăng cường các biện pháp diệt muỗi, ngủ mùng thường xuyên, phát quang bụi rậm quanh nhà, thường xuyên vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, khu chăn nuôi cần cách xa khu vực sinh sống. Ngoài ra, mọi gia đình nên tăng cường các biện pháp diệt muỗi, ngủ mùng thường xuyên, phát quang bụi rậm quanh nhà, thường xuyên vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, khu chăn nuôi cần cách xa khu vực sinh sống.

Nguồn tham khảo:

Review of Emerging Japanese Encephalitis Virus: New Aspects and Concepts about Entry into the Brain and Inter-Cellular Spreading. //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6789543/

Hiện nay, viêm não Nhật Bản là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng có thể phòng ngừa được bằng việc tiêm vắc xin. Nhiều cha mẹ thắc mắc trẻ tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản có sốt không và khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ cần lưu ý gì?

Trẻ nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản vào thời điểm nào?

Trẻ em dưới 5 tuổi:

Đây là đối tượng dễ mắc viêm não Nhật Bản nhất và dễ để lại di chứng nặng nề vì thế tiêm phòng cho trẻ ở giai đoạn này là cực kỳ quan trọng. Mẹ nên tiêm theo lịch tiêm 3 mũi của chương trình tiêm chủng mở rộng. Mũi đầu tiên khi trẻ được 1 tuổi, mũi thứ 2 được tiêm sau mũi thứ nhất 1 – 2 tuần, mũi thứ 3 sau khi tiêm mũi thứ 2 một năm. Để phòng ngừa hiệu quả nên tiêm nhắc lại sau 5 năm một lần, duy trì đến khi trẻ 15 tuổi.

Trẻ trên 5 tuổi:

Nếu chưa từng được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thì cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế tiêm phòng mũi 1 càng sớm càng tốt, theo lịch tiêm đủ 3 mũi cơ bản. Mũi tiêm nhắc lại sau 3 mũi cơ bản cũng được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày tiêm mũi 3.

Lưu ý, kháng thể bảo vệ chỉ có hiệu lực trong vòng 3 tuần sau khi tiêm vắc xin, do đó bạn nên cho trẻ tiêm trước mùa phát bệnh khoảng 1 tháng để vắc xin có thể phát huy hết công dụng của nó.

Tiêm phòng vắc xin là cách hiệu quả nhất phòng ngừa viêm não Nhật Bản. 

Tiêm viêm não Nhật Bản có sốt không?

Cũng như các loại vắc xin khác, khi tiêm ngừa vắc xin viêm não Nhật Bản sẽ khiến trẻ gặp phải một số các tác dụng phụ như:

  • Chỗ tiêm bị sưng đỏ, thường gặp ở 5 – 10% trẻ được tiêm.
  • Sốt, đau đầu, mệt mỏi sau khi tiêm viêm não Nhật Bản mũi 1. Những phản ứng phụ nêu trên chỉ xuất hiện trong vài tiếng đồng hồ và thường tự khỏi sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên,  trẻ gặp phải tác dụng phụ ở mũi tiêm thứ 2 hoặc 3 thường nhiều hơn mũi đầu tiên.

Hạn chế các tác dụng phụ của vắc xin viêm não Nhật Bản bằng cách tiêm phòng đúng thời gian, liều lượng, chọn cơ sở tiêm phòng uy tín cũng như theo dõi tình trạng sức khỏe trước và sau khi tiêm.

Cách xử lý nhanh khi trẻ bị sốt do tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản

Khi tiêm vắc xin, đặc biệt là ở trẻ nhỏ bố mẹ thường lo lắng tiêm viêm não Nhật Bản có sốt không. Đây chỉ là một phản ứng của cơ thể. Vậy nên làm gì khi bé bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng:

Bù nước và các ion điện giải: Để tránh cơ thể trẻ bị mất nước do sốt, mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, bổ sung thêm Oresol vừa bù nước vừa bù muối hoặc ăn cháo muối loãng.

Chế độ ăn uống: Chọn các loại thức ăn dễ tiêu, dạng lỏng, chứa nhiều vitamin nhóm A, B, E, C. Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu đạm.

Vệ sinh: Dùng khăn ấm lau người cho trẻ, ở nơi thoáng mát kín gió, không nên để bé bị nhiễm lạnh nhất là vào ban đêm.

Trẻ cần được dõi tình trạng sức khỏe trước và sau khi tiêm phòng.

Nếu bé sốt cao trên 38.5 độ C sau khi tiêm phòng, nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cha mẹ đã yên tâm khi biết được tiêm phòng viêm não Nhật Bản có sốt không và cách thức cần thiết để ngăn ngừa bệnh tật, vì vậy hãy đưa trẻ đi tiêm phòng viêm não Nhật Bản để giúp cho trẻ có sự phát triển khỏe mạnh ngay bây giờ cũng như trong tương lai.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

NPP Thuốc Thảo Mộc [thuocthaomoc.net] là nhà phân phối chính hãng các sản phẩm thảo mộc thiên nhiên dân tộc Dao Trần Kim Huyền, mỹ phẩm Hàn Quốc [phân phối độc quyền bởi công ty Trần Kim Huyền] và là trang thông tin chia sẻ các kiến thức về bệnh, làm đẹp, thông tin cây thuốc nam, vị thuốc nam dân gian.

Video liên quan

Chủ Đề