Tiểu luận Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước Việt Nam

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

Sự ra đời và phát triển của Quốc hội là kết quả của quá trình đấu tranh cách mạng và gắn liền với sự phát triển của đất nước ta trong suốt hơn 60 năm qua. Trong quá trình phát triển, Quốc hội ngày càng thực sự thể hiện là cơ quan kết hợp chặt chẽ và hài hòa hình thức dân chủ đại diện và hình thức dân chủ trực tiếp, là hiện thân của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ ngày thành lập đến nay, Quốc hội đã thể hiện hai thuộc tính đặc biệt mà chỉ duy nhất Quốc hội mới có, đó là: cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Theo quy định của hiến pháp – đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất của nước CHXHCNVN: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN” [điều 83 – hiến pháp 1992]

Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất trong toàn bộ cơ cấu tổ chức của các cơ quan Nhà nước Việt Nam. Sở dĩ nói như vậy vì Quốc hội là cơ quan duy nhất do dân toàn quyền trực tiếp bầu ra. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội thực hiện quyền lực Nhà nước tối cao của mình. Việc quy định trong hiến pháp, Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao còn thể hiện quan điểm, nguyên tắc chỉ dạo việc thành lập các cơ quan Nhà nước ta: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực đó thông qua Quốc hội, do dân trực tiếp bầu ra. Và việc tổ chức quyền lực Nhà nước ta theo nguyên tắc tập quyền XHCN, tất cả quyền lực Nhà nước tập trung trong tay Quốc hội. Điều này hoàn toàn không có ý nghĩa Quốc hội trực tiếp thực hiện mọi nhiệm vụ của Nhà nước, mà thành lập ra các cơ quan Nhà nước khác, quy định những nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước đó và thực hiện quyền giám sát của mình đối với cơ quan Nhà nước.

Hơn 60 năm qua, Quốc hội các khóa đã không ngừng chăm lo công tác xây dựng pháp luật. Mặc dầu đến nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, nhưng nhìn chung trên nhiều lĩnh vực của đời sống Nhà nước và xã hội từ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đến các lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ, giao lưu dân sự, hành chính, tư pháp... đã có luật hoặc bộ luật điều chỉnh. Nhiều bộ luật với trình độ pháp điển hóa cao lần lượt được ban hành như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự... nhiều đạo luật mới lần đầu tiên ra đời ở nước ta như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Phá sản, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật các Tổ chức tín dụng... nhờ đó mà tạo lập được môi trường pháp lý bình đẳng thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tồn tại và phát triển, các chủ trương phát huy nội lực, tăng nhanh vốn đầu tư trong nước và nhất là từ nước ngoài, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân từng bước đi vào cuộc sống và trở thành hiện thực.

Bên cạnh đó,  thông qua nhiệm vụ lập hiến và lập pháp, Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ khác của mình như quyết định các chính sách đối nội, đối ngoại, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tiền tệ và lĩnh vực tổ chức hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác. Qua quá trình phát triển, Quốc hội các khóa đã thực hiện ngày càng có hiệu lực và hiệu quả chức năng quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. Các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia; về dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước; về các công trình trọng điểm quốc gia; về tổ chức nhân sự của bộ máy Nhà nước; về chính sách dân tộc; về an ninh quốc phòng và đối ngoại... đã góp phần phát triển ổn định đất nước.

Ngoài ra, giám sát là một trong những chức năng quan trong của Quốc hội. Thông qua việc thực hiện chức năng này, cho phép Quốc hội thể hiện mình là cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao. Giám sát của Quốc hội là giám sát tối cao, xuất phát từ vị trí của Quốc hội. Quốc hội có quyền giám sát tất cả mọi cơ quan Nhà nước từ Chủ tịch nước đến công dân. Nhưng Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao chỉ tập trung giám sát Chính phủ với tư cách là cơ quan chấp hành có trách nhiệm tổ chức thực hiện các đạo luật và nghị quyết của Quốc hội. Các hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội về đầu tư, về xây dựng cơ bản, về các dự án trọng điểm quốc gia, về giáo dục đào tạo, và các lĩnh vực xã hội quan trọng khác, về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao... đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đề ra, đấu tranh phòng chống các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy Nhà nước, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước.

Tóm lại, hơn sáu mươi năm qua, Quốc hội Việt Nam đã thực sự trở thành một thiết chế dân chủ đại diện cao nhất, ngày càng phát huy mạnh mẽ vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất với chức năng lập hiến, lập pháp; giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước và quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước.

 

Download Tiểu luận Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam miễn phí MỤC LỤCDANH SÁCH NHÓM 2LỜI CẢM ƠN 3MỤC LỤC 4LỜI MỞ ĐẦU 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 6CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG 71. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 72. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 73. BỐ CỤC 7CHƯƠNG II: NỘI DUNG 81. TÌM HIỂU CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC. 8A. Khái Niệm: 8B. Đặc Điểm: 8C. Chức năng: 11D. Mô hình Hệ thống Cơ quan Quản lý Nhà Nước 112. ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA TỪNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 12A. CHÍNH PHỦ: 12B. BỘ VÀ CÁC CƠ QUAN NGANG BỘ 15C. CÁC CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ 16D. ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP 173. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC. 21CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 23MỘT SỐ HÌNH ẢNH 24TÀI LIỆU THAM KHẢO 25   /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37494/

Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

hái niệm quản lý Nhà nước [hoạt động chấp hành và điều hành, hoạt động hành pháp]. Vì vậy, chúng là chủ thể cơ bản của luật hành chính. Đặc Điểm: Luật Việt nam đặt vai trò của cơ quan lập pháp rất lớn, không chỉ thiết lập ra các hệ thống cơ quan khác mà còn là cơ quan chỉ đạo, giám sát chung. Tuy nhiên, cơ quan chấp hành của Quốc hội là Chính phủ [cơ quan hành chính nhà nước cao nhất], cũng có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước và thực thi các văn bản mà Quốc hội ban hành. Hệ thống cơ quan đứng đầu là Chính phủ, thực hiện chức năng hành pháp là cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy, cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước, là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Do vậy, cơ quan hành chính nhà nước cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của các cơ quan nhà nước. Một là, Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Hai là, Mỗi cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao. Ba là, Về mặt thẩm quyền thì cơ quan hành chính nhà nước được quyền đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan; cơ quan hành chính nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động,quản lý của cơ quan hành chính nhà nước. Ngoài những đặc điểm chung nói trên, cơ quan hành chính nhà nước còn có những đặcđiểm riêng như sau: Một là, Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định. Ví dụ: Quốc hội có chức năng chủ yếu trong hoạt động lập pháp; Toà án có chức năng xét xử; Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát. Hai là, Cơ quan hành chính nhà nước nói chung là cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyền lực nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước chỉ tiến hành các hoạt động để chấp hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm vi hoạt động chấp hành,điều hành của nhà nước. Ba là, Cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ, thốngnhất. Cơ quan hành chính nhà nước là một hệ thống cơ quan được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước và đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc, đó cũng là nơi tạo ra của cải vật chất và tinh thân cho xã hội. Ví dụ: Bộ Công an có các đơn vị, Bộ Giáo dục- đào tạo có các đơn vị, các trường Đại học trực thuộc … Bốn là, Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách pháp luật vào cuộc sống. Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ trực thuộc trên-dưới, trực thuộc ngang-dọc, quan hệ chéo...tạo thành một hệ thống thống nhất mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ. Năm là, Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới hai hình thức là ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản đó. Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra...hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình. Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất của Luật hành chính. Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong phạm vi thẩm quyền của mình thưc hiện hoạt động chấp hành - điều hành và tham gia chính yếu vào hoạt động quản lý nhà nước, có cơ cấu tổ chức và phạm vi theo luật định. Chức năng: Các cơ quan quản lý nhà nước hay còn gọi là cơ quan hành chính được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật. Trong quá trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới hình thức là các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt. Được thành lập theo quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hay theo quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và báo cáo hoạt động trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành nhưng theo nguyên tắc tập trung dân chủ,nguyên tắc quyền lực phục tùng. Mô hình Hệ thống Cơ quan Quản lý Nhà Nước Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Chính phủ Ủy ban nhân dân các cấp Bộ và các cơ quan ngang bộ Sở, phòng, ban ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA TỪNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHÍNH PHỦ: Vị trí và tính chất: Tại điều 109 của hiến pháp 1992 đã quy định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.” Cơ cấu tổ chức của chính phủ: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan của Chính phủ do Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Thành phần của Chính phủ bao gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.

Chính phủ hiện nay có nhiệm kỳ kéo dài từ năm 2007 đến năm 2011, được Quốc hội khóa XII [2007-2011] phê chuẩn trong kỳ họp lần thứ nhất vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2007. Một vài vị trí có thay đổi sau đó do công tác luân chuyển cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tất cả các thành viên Chính phủ đều là Ủy viên Ban ...

Video liên quan

Chủ Đề