Tại sao phải xây dựng kế hoạch

Lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Các bạn thường nghe câu: Mục đích đến trái đất để làm gì, nhưng không thể trả lời nó. Thật ra câu hỏi đó chỉ mang ý nghĩa là bạn phải biết được cái đích cần hướng đến là gì, thực sự cần gì và muốn đạt được những gì?

Tuy nhiên, để muốn hay đạt được điều đó bạn cũng cần phải dựa trên những cơ sở thực tế. Bạn sẽ hướng tới những điều đó bằng cách nào? Cứ như vậy mà đạt được hay sao? Hay chỉ ngồi mà cầu trời khấn phật để giúp bạn đạt được điều đó? KHÔNG! Bạn cần phải xác định được hướng đi đúng đắn và nỗ lực không ngừng. Bạn không thể lần mò trong bóng tối mà hãy vạch cho mình một hướng đi. Đó là chỉ việc đầu tiên trước khi bạn muốn lập kế hoạch. Việc Lập kế hoạch sẽ giúp bạn có những bước đi hoàn chỉnh và chính xác. Nó giống như một kim chỉ nam dẫn đường cho bạn giữa đất trời rộng lớn khi không biết đi về hướng nào.

Lập kế hoạch như kim chỉ nang dẫn đường cho bạn

Vậy lập kế hoạch là gì?

Lập kế hoạch là liệt kê tất cả công việc cần làm, các mục tiêu cần hướng đến theo một trình tự và được thực hiện trong khoảng thời gian cụ thể.

Vai trò của việc lập kế hoạch

Lập kế hoạch là nêu ra các mục tiêu, những phương thức cần đạt được cho mục tiêu đó

Khi bạn đã liệt kê các công việc cần phải làm để hướng đến thực hiện mục tiêu thì việc đi đến đích đơn giản hơn rất nhiều. Bạn cần phải biết mình đang đứng ở đâu và cần phải làm gì để đạt được chiến thắng.

Lập kế hoạch có thể giúp bạn gắn mục tiêu với thời gian nhất định.

Bạn không thể thực hiện nhiều mục tiêu trong cùng một lúc. Một ngày chỉ có 24 giờ và một năm chỉ có 8760 giờ, bạn cần phải phân bổ thời gian của mình một cách hợp lý để thực hiện được nhiều mục tiêu tốt nhất mà vẫn đảm bảo đủ thời gian cho những công việc cá nhân. Không nên để quá trình thực hiện các công việc bị rối lên như vậy sẽ không đem lại hiệu quả cao cho bạn. Do đó, bạn nên lập kế hoạch để tránh sự chồng chéo trong công việc và tiết kiệm thời gian lẫn tiền bạc.

Việc lập kế hoạch sẽ hình thành những tiêu chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi giúp bạn có thể kiểm tra tiến độ và có nhiều động lực để hoàn thành công việc hơn.

Nếu không có kế hoạch gì, bạn sẽ không định được phương hướng cũng như không biết mình cần gì và nên làm gì. Lập kế hoạch giúp bạn kiểm tra xem mình đã đạt được mục tiêu hay chưa và có những giải pháp để điều chỉnh khi có sai sót xảy ra.

Mất phương hướng khi không có kế hoạch rõ ràng

Nếu bạn không biết tự lập kế hoạch cho bản thân thì không thể xác định rõ mục tiêu cần phải đạt tới là những gì? Với năng lực của bản thân thì bạn cần phải làm gì để hoàn thành mục tiêu đó? Không có kế hoạch, bạn sẽ không biết phân chia thời gian một cách hợp lý, mà sẽ để nó trôi qua vô ích và thực hiện thụ động trước những sự thay đổi xung quanh.

Vì vậy, việc lập kế hoạch là rất quan trọng và bạn cần phải có kĩ năng thực hiện nó một cách hiệu quả. Để bắt đầu với công việc nào đó hay hướng tới một mục tiêu gì, việc đầu tiên là bạn nên lập kế hoạch chi tiết, cụ thể. Lập kế hoạch sẽ dẫn dắt và đưa bạn đến với sự thành công.

Kế hoạch là gì? Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch

Kế hoạch là gì? Tầm quan trọng của nó như thế nào? nhiều người nghĩ rằng, kế hoạch không quan trọng, quan trọng là chúng ta làm như thế nào, và kết quả ra sao? nhưng nếu không có một kế hoạch chi tiết, người làm sẽ không biết mình đã làm đến đâu, khi nào mình đã hoàn thành.

Kế hoạch là gì? Tầm quan trọng của kế hoạch

Kế hoạch là gì?

Kế hoạch là một nội dung và là chức năng quan trọng nhất của quản lý. Bởi lẽ, kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp. Kế hoạch cũng là việc lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý các mục tiêu định trước. Kế hoạch là xác định mục tiêu và quyết định cách tốt nhất để đạt được mục tiêu.

Kế hoạch bao gồm việc lựa chọn một đường lối hành động mà một công ty hoặc cơ sở nào đó, và mọi bộ phận của nó sẽ tuân theo. Kế hoạch có nghĩa là xác định trước phải làm gì, làm như thế nào, vào khi nào và ai sẽ làm. Việc làm kế hoạch là bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của ta tới chỗ mà chúng ta muốn có trong tương lai.

Tầm quan trọng của kế hoạch hóa bắt nguồn từ những căn cứ sau đây:

- Kế hoạch hóa là cần thiết để có thể ứng phó với những yếu tố bất định và những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp.

- Kế hoạch hóa làm cho các sự việc có thể xảy ra theo dự kiến ban đầu và sẽ không xảy ra  khác đi. Mặc dù ít khi có thể dự đoán chính xác về tương lai và các sự kiện chưa biết trước có thể gây trở ngại cho việc thực hiện kế hoạch, nhưng nếu không có kế hoạch thì hành động của con người đi đến chỗ vô mục đích và phó thác may rùi, trong việc thiết lập môi trường cho việc thực hiện nhiệm vụ, không có gì quan trọng và cơ bản hơn việc tạo khả năng cho mọi người biết được mục đích và mục tiêu của họ, biết được những nhiệm vụ để thực hiện, và những đường lối chỉ dẫn để tuân theo trong khi thực hiện các công việc.

- Những yếu tố bất định và hay thay đổi khiến cho công tác kế hoạch hóa trở thành tất yếu. Chúng ta biết rằng tương lai thường ít khi chắc chắn, tương lai càng xa, tính bất định càng lớn. Ví dụ, trong tương lai khách hàng có thể hủy bỏ các đơn hàng đã ký kết, có những biến động lớn về tài chính và tiền tệ, giá cả thay đổi, thiên tai đến bất ngờ... Nếu không có kế hoạch cũng như dự tính trước các giải pháp giải quyết những tình huống bất ngờ, các nhà quản lý khó có thể ứng phó được với những tình huống ngẫu nhiên, bất định xảy ra và đơn vị sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngay cả khi tương lai có độ chắc chắn và tin cậy cao thì kế hoạch hóa vẫn là cần thiết, bởi lẽ kế hoạch hóa là tìm ra nhũng giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đề ra.

- Kế hoạch hóa sẽ chú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu, vì kế hoạch hóa bao gồm xác định công việc, phối hợp hoạt động của các bộ phận trong hệ thống nhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống. Nếu muốn nỗ lực của tập thể có hiệu quả, mọi người cần biết mình phải hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể nào.

- Kế hoạch hóa sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao, bởi vì kế hoạch hóa quan tâm đến mục tiêu chung đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Nếu không có kế hoạch hóa, các đơn vị bộ phận trong hệ thống sẽ hoạt động tự do, tự phát, trùng lặp, gây ra những rối loạn và tốn kém không cần thiết.

- Kế hoạch hóa có vai trò to lớn làm cơ sở quan trọng cho công tác kiểm tra và điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cả hệ thống nói chung cũng như các bộ phận trong hệ thống nói riêng.

Nguồn tin: Internet

Trước khi bắt đầu một ngày mới, điều đầu tiên bạn cần làm là gì?Đó là lập kế hoạch!Abraham Lincoln – đã thất bại 10 lần trước khi trở thành Tổng thống Mỹ đã từng nói:

“Hãy cho tôi 6h để đốn hạ một cái cây, tôi sẽ dùng 4h đầu tiên để mài rìu”.

Nhưng đa phần chúng ta không mài rìu. Chúng ta muốn 1 phát ăn ngay.Một cây rìu “tồi” khiến bạn sẽ khiến bạn mất rất nhiều thời gian để đốn hạ cái cây đấy.

Nếu bạn biết dừng lại quan sát, chuẩn bị cho mình một cái rìu “tốt” thì mọi việc còn lại sẽ rất đơn giản.Trong cuộc sống, lập kế hoạch là bước đi đầu tiên khởi đầu cho vạn dặm phía trước.

Nội dung

Lập kế hoạch giúp bạn bám chặt vào con đường mà bạn đang đi.

Kế hoạch giống như một la bàn. Nhờ nó mà bạn không bao giờ đi chệch hướng.Hãy tưởng tượng bạn bắt đầu một ngày mới, nhưng lại không biết làm gì.

So với việc một ngày mới với những công việc đã được lên kế hoạch từ tối hôm trước. Thì trường hợp nào bạn sẽ làm việc năng suất hơn?

Thuyền không mục tiêu thì sẽ không thể nào tiến xa hơn được.

Sự chuẩn bị là quá trình tất yếu để dẫn đến thành công. Một kế hoạch càng chi tiết, càng cụ thể càng tốt. Để bạn có thể tập trung vào công việc của mình. Tránh bị xao lãng bởi những việc nhỏ nhặt không quan trọng khác.

Việc bạn chuẩn bị cho mình kế hoạch ngày hôm nay, cũng là cách để bạn thiết kế tương lai của chính bạn sau này.

Bạn có biết không, có một cuộc khảo sát tại đại học Hardvard.

Cứ 100 người thì có 27 người sống không có mục tiêu. 60 người sống có mục tiêu mơ hồ, 10 người thì sống có mục tiêu rõ ràng nhưng ngắn hạn. Chỉ có 3 người còn lại là có mục tiêu rõ ràng và dài hạn.

Kết quả là sau 25 năm: 3 người trong số 100 người ấy là những người vô cùng thành công trong xã hội [đa phần là trở thành doanh nhân, lãnh đạo cấp cao, nhà sáng lập…]. Những nhóm người còn lại đều rơi vào tầng lớp trung lưu và không có thành tích gì đặc biệt cả.

Lập kế hoạch giúp bạn rút ngắn quãng đường

Trên đường bạn đi, sẽ có rất nhiều thứ cám dỗ bạn. Vậy làm sao để có thể tránh được nó?

Chính là hiểu rõ đươc mục tiêu của mình. Bạn cần phải biết mình đi đâu. Việc lập kế hoạch cũng vậy. Một kế hoạch sẽ cho bạn một cái đích đến cụ thể, từ đó mà tập trung vào nhiệm vụ duy nhất.

Nếu bạn muốn đốt một tờ giấy bằng một chiếc kính lúp. Bạn phải cố định chiếc kính đó đủ lâu để nó có thể tập trung hội tụ toàn bộ năng lượng từ ánh sáng mặt trời lại một điểm. Nếu bạn thường xuyên di chuyển nó thì sẽ không bao giờ đốt được tờ giấy đó.

Mặt trời cũng vậy. Nó có một nguồn sức mạnh vô cùng lớn. Với điều kiện là nó chỉ tập trung vào 1 điểm duy nhất.

Nhưng do bị phân tán, nên cuối cùng nó cũng chỉ là vật để sưởi ấm thế gian này.

Chúng ta cũng vậy. Nếu muốn có đột phá, thì điều tiên quyết duy nhất: Đó là tập trung, tập trung và tập trung!

Và một kế hoạch sẽ giúp bạn làm được điều đó.Sai lầm của nhiều người là làm việc một cách ngẫu hứng. Không có tổ chức.

Hẳn bạn đã từng có một ngày trôi qua, nhưng chẳng làm được gì cả?Chính thói quen làm việc ngẫu hứng, lại chính là thứ lãng phí thời gian rất nhiều.

Một mẹo cho bạn, trước khi làm việc, hãy hình dung xem:

  1. Đâu là việc quan trọng nhất trong tất cả công việc ngày hôm nay?
  2. Kết quả công việc mà bạn muốn thấy là gì?
  3. Quy định thời gian cho mỗi công việc và cam kết không vượt quá thời gian quy định.

Kế hoạch gúp bạn biết được mình đang làm gì

Có mục tiêu, bạn sẽ biết rõ sứ mệnh của mình, tránh làm nô lệ cho những việc vặt vãnh.

NHƯNG THỰC TẾ LÀ:

Cứ 100 người lập kế hoạch như: Đọc sách, dậy sớm, tập thể dục trong thời gian rảnh rỗi nghỉ ở nhà.

Thì kết quả là…

Chỉ có 1 người thực sự kiên trì thực hiện theo kế hoạch đã được đề ra.

99% còn lại là thất bại sau 3 nốt nhạc.

Tại sao khi “bắt đầu” thực hiện kế hoạch lại dễ. Nhưng mà để “kiên trì đều đặn” lại khó?Đó phần lớn là do vì chúng ta đã quá ảo tưởng sức mạnh. Bạn cho rằng bạn có thể làm mọi thứ.Một mục tiêu phải xuất phát từ chính khát khao thay đổi của bạn.

Điều này rất dễ hiểu trong cuộc sống. Nếu bạn có một điều gì đó thúc ép, bạn sẽ hành động ngay.

Có hai sự thúc ép:

Nhưng quan trọng vẫn là sự thúc ép từ bên trong bạn. Đó mới chính là nguồn năng lượng thực sự dẫn dắt bạn đi.Một đứa trẻ sẽ đuổi theo một chú bướm mà nó yêu thích mà không biết mệt là gì. Nhưng khi bị một con chó đuổi, nó sẽ rất mệt. Và khi con chó không còn đuổi theo nó nữa, đứa trẻ sẽ không còn chạy để làm gì.

Công việc cũng vậy. Một công việc bạn yêu thích, bạn sẽ làm quên cả ngày tháng năm.

Cách đặt mục tiêu hợp lý

Bạn có biết:Điều quan trọng nhất , 1 mục tiêu cần phải thỏa mãn những tiêu chí sau:

Mục tiêu của bạn là bao xa

Người có mục tiêu leo đến giữa ngọn núi sẽ không bao giờ lên được đỉnh ngọn núi. Mục tiêu chính là động lực để bạn phấn đấu. Tuy vậy, nếu đặt mục tiêu vượt quá năng lực của ban thân sẽ khiến bạn mau nản chi hơn mà thôi.

Mục tiêu phải cụ thể

Người lập kế hoạch phải có một mục tiêu cụ thể. Bạn muốn kiếm bao nhiêu tiền? Bạn muốn làm gì? Nhưng câu trả lời chung chung kiểu “Tôi muốn giàu có”, “Tôi muốn hạnh phúc”… sẽ không bao giờ thành hiện thực.

Mục tiêu phải chi tiết, cụ thể và rõ ràng. Nếu bạn đặt mục tiêu sáng mai chạy 10km, bạn sẽ có khả năng hoàn thành 10km hơn việc ngày mai tôi sẽ chạy bộ vài km.

Mục tiêu phải không được thay đổi thường xuyên

Nên nhớ, một mục tiêu nếu muốn có hiệu quả, phải luôn luôn duy trì sự ổn định. Tránh dao động quá nhiều.

Nó giống như việc bạn lấy một chiếc kinh lúp đem ra ngoài ánh mặt trời và cho quy tụ ánh sáng lại thành một điểm để đốt tờ giấy. Nếu bạn muốn thành công, bắt buộc đòi hỏi phải cố định chiếc kính lúp. Nếu bạn di chuyển nó thường xuyên, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể đốt được tờ giấy đó.

Tập trung, tập trung và tập trung. Một kế hoạch phải tập trung vào đích đến.

Tony Robbins – một tỷ phú đã khẳng định việc thiết lập mục tiêu không hề khó.

Đây là 6 bước giúp bạn thiết lập một mục tiêu:

  1. Xác định những gì bạn muốn
  2. Chứng minh rằng mục tiêu của bạn là chính đáng
  3. Cụ thể hóa mục tiêu
  4. Hiểu tiềm năng của chính bạn
  5. Đừng dừng lại ở mục tiêu đầu tiên
  6. Đừng lo lắng nếu bạn thất bại

Hãy nói không với mọi thứ

Đây chính lời khuyên nổi tiếng của Buffett – vạch phân cách giữa người giàu và kẻ nghèo:

“Nói không với hầu hết mọi thứ”.

Bạn biết không, chỉ vì những lần nói “có” với một việc không quan trọng, cũng tức là bạn đã nói “không” với nhiều việc quan trọng đối với mình.

Chúng ta thường rất ngại nói từ “không”.

Nhưng chính vì thói quen đó, ta dần mất kiểm soát được cuộc đời.Có một mẹo giúp bạn nói không với những việc không quan trọng:

Đây là quy tắc 25/5 của được các tỷ phú áp dụng rất hiệu quả:

  1. Viết một danh sách gồm 25 điều bạn muốn đạt được trong cuộc sống
  2. Chọn ra 5 mục tiêu quan trọng nhất.
  3. Gạch bỏ hết 20 điều còn lại trong danh sách.

Phương pháp này giúp bạn định hướng rõ đích đến của mình và tập trung thực hiện chúng.

Những câu hỏi giúp bạn thiết lập được mục tiêu của mình

Trong quyển sách “Khi bạn đang mơ, người khác đang nỗ lực”, tác giả đã chia sẻ các bước giúp bạn thiết lập được mục tiêu của mình, cùng tham khảo nkhé:

  1. Bạn có tài năng, năng khiếu gì?
  2. Những gì bạn trải quá có gì khác với mọi người, nó phản ánh điều gì?
  3. Bạn có thể làm việc gì mà người khác không làm được?
  4. Điều gì làm bạn luôn tràn đầy nhiệt huyết?
  5. Ngày nay, môi trường bạn đang sống có đặc điểm gì?
  6. Bạn thân bạn có mong muốn và niềm tin mãnh liệt nào chưa được thỏa mãn?
  7. Giả sử bỏ qua yếu tố hiện thực, bạn muốn đạt được điều gì vĩ đại nhất?

Nếu như bạn đang băn khoăn, không biết nên thiết lập những mục tiêu nào, thì đây là danh sách gợi ý của giới nhà giàu mà bạn có thể tham khảo.

Các mục tiêu bạn nên thiết lập cho bản thân năm 2020 này

Và trong năm 2020 này, chỉ cần bạn thực hiện một vài điều trong danh sách này, đời bạn cũng đã khác biệt.

1. Ưu tiên hàng đầu là sức khỏe bạn nhé.

2. Ngủ sớm và dậy sớm mỗi ngày

3. Đọc ít nhất 10 quyển sách về các chủ đề khác nhau trong năm 2020

4. Thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ và 1 kỹ năng cứng trong năm 2020

5. Thực hiện thói quen tiết kiệm và đầu tư tài chính

6. Cho não của bạn “ăn mỗi ngày”

7. Chịu 100% trách nhiệm về cuộc đời của mình

8. Tốt hơn 1% mỗi ngày – one percent better everyday

9. Kết giao với những người “giỏi” và có tư duy tích cực, tư duy “giàu có”

10. Buông bỏ những thói quen xấu, xây dựng những thói quen tốt.

Lời khuyên: Đừng đặt quá nhiều múc tiêu khi mới bắt đầu. Chỉ là con số không quá 5 bạn nhé. Đôi khi chỉ cần một đến hai mục tiêu để khởi động thôi cũng đủ rồi.

Lời kết

Hãy nhớ, việc bạn bắt đầu một ngày mới bằng một kế hoạch cụ thể, bạn đã tiến xa hơn trên con đường thiết kế lại cuộc đời của mình.

Hoặc là bạn bắt đầu lập kế hoạch của mình ngay từ bây giờ, Hoặc là bạn bắt buộc phải sống và làm việc theo một kế hoạch của người khác.Cuộc đời này là của bạn.

Hãy nhớ là: “Thái độ của bạn đối với cuộc đời ra sao, nó sẽ là tầm gương và phản chiếu lại giống hệt vậy”

Chúc bạn thành công!

5/5 - [1 bình chọn]

Video liên quan

Chủ Đề