Tính bản ngã là gì

Bản ngã là gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi nhiều người đặt ra khi được nghe về 2 từ bản ngã. Tại sao trong mỗi chúng ta đều tồn tại một bản ngã mà không thể triệt tiêu nó hoàn toàn? Bản ngã hoạt động và tác động của nó ảnh hưởng đến tâm lý và hành động của con người như thế nào? Bản thân nếu tồn tại một bản ngã quá lớn liệu có tốt hay không? Và làm cách nào để vượt qua nó? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp hoàn toàn những thắc mắc ở trên.

1. Bản ngã là gì?

Theo từ điển Hán Việt, ta có thể định nghĩa từ bản ngã như sau:

Bản = Bổn: 本

Ngã = Tôi: 我

Bản ngã: 本我 = chính tôi, ý nói về chính bản thân mình.

Hay kết nghĩa ngắn gọn, dễ hiểu hơn thì Bản ngã chính là cái tôi mà mọi người vẫn thường dùng khi nói về tính cách, ý thức bản thân hoặc một người nào đó.

Bản ngã chính là cái tôi mà mọi người vẫn thường dùng khi nói về tính cách, ý thức bản thân hoặc một người nào đó

Theo Wikipedia đã định nghĩa cái tôi với nhiều hướng như sau:

Trong triết học, bản ngã hay cái tôi được hiểu là cái tôi ý thức hay đơn giản là tôi, bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt bản thân mình với những người khác.

Trong phân tâm học, bản ngã hay cái tôi dịch sang tiếng anh là ego chính là phần mang tính cốt lõi của tính cách, nó liên quan đến thực tại và chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài xã hội. Theo nhận định của Sigmund Freud, thì cái tôi, nó [id] và cái siêu tôi [superego] là ba miền khác biệt của tâm thức.

Ngay từ khi được chào đời cái tôi trong mỗi con người chúng ta đã được hình thành và theo năm tháng lớn lên, sự ảnh hưởng bởi môi trường sống và qua những tiếp xúc với thế giới bên ngoài, cái tôi dần được rèn dũa, học cách ứng xử, kiềm chế sao cho kiểm soát được những ham muốn vô thức không nằm trong những quy chuẩn được xã hội chấp nhận . Giữa những ham muốn vô thức và những quy chuẩn nhân cách mà xã hội đặt ra, bản ngã hay cái tôi có vai trò trung gian hòa giải.

Trong triết lý Phật giáo, bản ngã là cái tôi được thiết thuyết giống như một tín ngưỡng riêng biệt, nó sẽ tồn tại mãi với thời gian và không bị tác động hay ảnh hưởng bởi bất kỳ quy luật sinh tử hay tụ tấn nào. Đối với đạo Phật, đặc biệt là đạo Phật truyền thống nguyên thủy [Nam Tông, Tiểu thừa], không công nhận sự hiện diện của một ngã như trong tâm lý học. Cái mà người ta thường hiểu lầm là bản ngã thực chất nó được cấu thành từ phần thân thể là Sắc và phần tâm thức là Danh và chúng bị biến đổi không ngừng trong từng sát na [đơn vị nhỏ nhất của thời gian].

Có rất nhiều định nghĩa để giải thích Bản ngã là gì? tuy nhiên chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau đây: bản ngã chính là lý tưởng, ký ức, là niềm tin, kết luận, kinh nghiệm, và quan niệm rằng bản thân chính là một cá thể độc nhất, riêng biệt, độc lập với phần còn lại của thế giới và sẽ luôn tự chịu trách nhiệm cho những việc làm và hành vi của chính bản thân mình.

Sống với bản ngã cũng chính là sống với cái tôi của bản thân, mỗi chúng ta thường có xu hướng phát triển cái tôi đó lớn lên nhằm để khẳng định được giá trị của bản thân, khẳng định chính mình. Theo những triết lý của Đạo Phật cho rằng, một khi Bản ngã hay cái tôi của bản thân càng lớn thì con người sẽ càng gây ra nhiều việc sai lầm và những nghiệp chướng cho chính bản thân.

Một khi Bản ngã hay cái tôi của bản thân càng lớn thì con người sẽ càng gây ra nhiều việc sai lầm và những nghiệp chướng cho chính bản thân

Tuy nhiên, những triết lý của Đạo Phật chỉ xuất pháp từ một khía cạnh, cái tôi của bản thân và việc cố gắng để hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày là hai việc hoàn toàn khác nhau và không có sự đồng nhất. Chính vì thế mà mỗi người chúng ta vẫn phải không ngừng cố gắng, phát triển, phát huy tối đa năng lực, khả năng của bản thân để nhân loại ngày càng phát triển hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ đâu là bản ngã, cái tôi và đâu là sự tự tin bởi khi nhầm lẫn hai khái niệm này, vô tình cái tôi sẽ tác động rất mạnh mẽ đến những hoạt động và sự phát triển của bản thân mình.

2. Cơ chế hoạt động của bản ngã

Bản ngã cũng có cơ chế hoạt động riêng cho mình. Đó sẽ là một vòng tuần hoàn đi từ Kiểm soát - Xây dựng và duy trì - Phản chiếu và tiếp tục lặp lại. Trong đó:

- Kiểm soát: Tức là bản ngã sẽ tự định nghĩa và đồng hóa bản thân vào tất cả những gì mà nó nghĩ rằng nó đang kiểm soát.

Lấy ví dụ: bạn nghĩ và tin rằng bạn đang điều khiển cơ thể của bạn chính vì vậy bạn cho rằng cơ thể đó là bạn; bạn cũng tin rằng bạn đang điều khiển tâm trí của mình nên cho rằng tâm trí đó thuộc quyền sở hữu của bạn; hay khi bạn điều hành một công ty, nên bạn sẽ có suy nghĩ rằng công ty đó là của bạn, là một phần cái tôi của bạn; tất cả những thứ bạn điều khiển, kiểm soát đều là một phần bản ngã của bạn,

- Xây dựng và duy trì: Những gì mà bản ngã kiểm soát, nó sẽ luôn muốn bảo vệ và giữ vững sự kiểm soát đó và thậm chí nó còn muốn bành trướng hơn. Bản chất của bản ngã hay cái tôi thực chất chỉ là giả tạo và hư cấu, để luôn giữ được cảm giác mình ngày càng lớn mạnh và chân thực hơn thì bản ngã luôn luôn muốn kiểm soát được càng nhiều thứ càng tốt. Đó cũng chính là lý do mà sự ham muốn về tiền bạc, vật chất và quyền lực trong mỗi con người ngày càng lớn, khi đó chúng ta sẽ có cảm giác như mình kiểm soát được mọi thứ. Và đương nhiên, khi mất kiểm soát cũng đồng nghĩa với cảm giác chết chóc của bản ngã.

Ví dụ: Bạn mất đi một tài sản có giá trị mà bạn rất chân quý, hay bỗng nhiên bị mất đi công việc đem lại thu nhập ổn định cho mình, bạn sẽ có cảm giác buồn chán và cảm thấy trống rỗng bên trong một chút. Khi bạn có sự mất mát về người thân thiết, cảm giác trống rỗng, buồn bã sẽ càng nhiều hơn. Hay như trong một trận chiến, một vị tướng đã coi bản thân với đội quân của mình là một, khi toàn bộ binh lính của ông thua trận và hi sinh, coi như ông ta cũng đã chết 99%, lập tức chọn cách tự sát. Bản ngã có thể làm tất cả để xây dựng và duy trì sự kiểm soát của mình, cũng như để duy trì chính bản thân nó.

- Phản chiếu: Cũng giống như việc bạn không thể nhìn thấy gương mặt của chính mình nếu như không có một tấm gương phản chiếu, và bản ngã cũng vậy. Nõ sẽ không thể tự đánh giá hay nhìn nhận về chính bản thân nó nếu như không có sự phản chiếu. Chính vì thế mà bản ngã đã tạo ra thêm nhiều bản ngã khác, những cá thể riêng lẻ khác. Qua sự phản chiếu của nhiều bản ngã khác nó sẽ có thể tự đánh giá mình. Hay nói cách khác dựa vào con mắt và nhận xét của người khác bạn có thể tự nhìn thấu bản thân.

Bản ngã sẽ không thể tự đánh giá hay nhìn nhận về chính bản thân nó nếu như không có sự phản chiếu

Ví dụ: Bạn sẽ không thể biết được ngoại hình của bạn là đẹp hay xấu, nếu như không có một người khác cho bạn nhận xét mà người đó cảm nhận. Mặc dù bạn có thể tự cảm nhận được là mình đẹp, nhưng với những người khác có thể họ sẽ có nhận định và đánh giá khác, chính vì vậy mà bạn cũng cần phải lắng nghe và tiếp thu.

Việc bạn thường xuyên chụp hình và đăng lên mạng xã hội ẩn chứa đằng sau hành động đó là gì? Phải chăng đó chính là thông điệp: Hãy nhìn tôi này và hãy khen tôi đi. Hãy cho tôi biết rằng tấm ảnh của tôi rất đẹp, tôi sành điệu, thời trang, tôi sang chảnh, giàu có, tôi đang có cuộc sống rất hạnh phúc và tốt đẹp,. Khi bức hình mà bạn đăng lên càng nhận được nhiều sự chú ý và những lời nhận xét, đánh giá từ người khác, bản ngã của bạn sẽ càng cảm thấy mình chân thực hơn. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy xấu hổ vì những lời nhận xét không tốt từ mọi người đó cũng chính là cảm giác xấu hổ của bản ngã khi hình ảnh phản chiếu của bạn kém tốt đẹp hơn so với người khác. Vì thế bạn sẽ muốn làm tất cả để xây dựng và duy trì hình tượng bản thân tốt hơn.

3. 04 cách để bạn vượt qua bản ngã của chính mình và sống thật với chính bản thân mình

Thứ nhất: Bạn hãy học cách chấp nhận sự thật, cách kiềm chế bản thân và hãy thử cảm nhận những điều mà bạn sẽ nhận được. Nếu như bạn gặp phải những điều không như mong muốn đừng vội vàng đổ lỗi cho số phận mà hãy thử cố gắng tìm cho mình ít nhất một động lực để bản thân có thể dựa vào đó phát triển mỗi ngày, vượt qua bản ngã của chính mình.

Thứ hai: Hãy hướng tới thực tại và tập trung toàn bộ sức lực, sự cố gắng để thực tại tốt đẹp nhất bởi hiện tại mới là điều quan trọng. Đừng quá tạo ra cho mình những ảo tưởng về tương lai hay cố chấp nghĩ về quá khứ. Để vượt qua mọi thử thách bạn hãy biết cách tận hưởng thực tại và cố gắng bằng sức lực của mình.

Hãy thử cố gắng tìm cho mình ít nhất một động lực để bản thân có thể dựa vào đó phát triển mỗi ngày, vượt qua bản ngã của chính mình

Thứ ba: Bạn hãy suy nghĩ rằng bạn khi được sinh ra đã là khác biệt và độc nhất. Vì vậy bạn không cần phải so sánh bản thân mình với bất kỳ ai trên bất kỳ phương diện nào. Sự so sánh sẽ không giúp bạn tốt lên mà chỉ khiến cái tôi của bạn ngày càng lớn dần hơn thôi.

Thứ tư: Bạn hãy học cách chấp nhận sự thật và đừng nên bao giờ đổ lỗi cho số phận. Nếu bạn là người luôn tin vào số phận qua những đường chỉ tay thì hãy nhớ rằng những đường chỉ tay này đang nằm trong lòng bàn tay của chính bạn.

Chẳng có bất kỳ một số phận nào được vạch ra sẵn và đợi bạn bước đến cả. Hãy bỏ ngay những câu nói cửa miệng hay suy nghĩ như tất cả là do số phận hay Số mình thật khổ, . Bởi số phận của bạn do chính bạn quyết định, số phận của bạn thành công hay thất bại tất cả đều dựa vào sự cố gắng thực tế của chính bạn. Hãy cố gắng vượt qua bản ngã của chính mình bằng cách tự tạo số phận riêng cho bạn.

4. Những phương pháp để bạn tĩnh tâm và vượt qua bản ngã

Thiền

Thiền chính là phương pháp tốt nhất giúp bạn tĩnh tâm. Thiền tịnh như một cánh cửa để bạn có thể đi vào nơi ẩn giấu bên trong của tâm hồn. Trong thiền tịnh, bạn sẽ được kết nối với sự im lặng của bản thân và gạt bỏ đi những lời nói và suy nghĩ của chính mình.

Thực ra, linh hồn và bản ngã luôn muốn dành thời gian để trò chuyện với bạn, nhưng chúng ta đã quá bận rộn với công việc, cuộc sống, quá khứ, tương lai. Thiền tịnh sẽ là một cách để bạn cho phép tâm trí của mình im lặng và nhận thức được lời thì thầm tâm sự của tâm hồn bạn.

Thiền tịnh như một cánh cửa để bạn có thể đi vào nơi ẩn giấu bên trong của tâm hồn

Lời cầu nguyện

Nếu như thiền tịnh là để chuyện trò với tâm hồn thì lời cầu nguyện để giao tiếp với bản ngã cao hơn [higher-self] của bạn và hướng dẫn tinh thần của bản thân gửi lời cảm ơn về tất cả những gì bạn đã nhận được trong cuộc sống đến vũ trụ. Hãy cầu nguyện để kết nối với tình yêu, trí tuệ và sức mạnh trong bạn, mong muốn nhận được sự hướng dẫn và hãy nói lời cảm ơn trước về nó.

Viết tự do

Viết tự do là một trải nghiệm khá thú vị để bạn có thể kết nối với bản ngã cao hơn. Viết tự do tức là bạn sẽ viết ra những điều vượt ra ngoài suy nghĩ của chính bạn, bạn có thể kết nối với phần thông minh hơn trong tâm trí của bạn nơi có tất cả câu trả lời.

Bạn chỉ cần lấy ra một tờ giấy và một cây bút. Hãy viết lên đầu trang giấy ấy dòng chữ Bản ngã cao hơn, bạn đã sẵn sàng viết thư cho tôi chưa?. Sau đó, hãy viết ra câu trả lời hiện lên đầu tiên trong tâm trí của bạn hoặc đó có thể sẽ là âm thanh bạn lắng nghe được trong đầu. Hãy để việc viết tự do trở thành thói quen hằng ngày ngay sau khi thiền tịnh, nó sẽ dẫn lối và bạn sẽ nhận được rất nhiều câu trả lời vượt mức khả năng của bản thân.

Với tất cả những chia sẻ ở trên bạn đã trả lời được cho câu hỏi Bản ngã là gì? Và cách để vượt qua cái tôi cá nhân cực hiệu quả chưa nào? Hy vọng với những chia sẻ của sẽ giúp bạn hiểu hơn về bản ngã cũng như những cách để bạn làm chủ cuộc sống, số phận của mình hơn nhé! Đừng quên theo dõi Cool Blog để biết được nhiều thông tin thú vị hơn nha!

Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới

Ngô Thị Lan Hương

"Be your best self!"

Video liên quan

Chủ Đề