Tính quốc tế là gì

Hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa phát triển thì hợp tác quốc tế là con đường tất yếu của mỗi quốc gia. Vậy hợp tác quốc tế là gì? Bài viết này ACC sẽ cung cấp cho quý bạn đọc về Hợp tác quốc tế là gì? [Cập nhật 2022] – Luật ACC

Nội dung bài viết:

1. Hợp tác quốc tế là gì?

Hợp tác quốc tế là gì

Hợp tác quốc tế là một hình thức tương tác trong quan hệ quốc tế. Về mặt hành vi, đó là sự tương tác hòa bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế, tức là trong đó bạo lực được loại ra. Về mặt mục đích, hợp tác là cách thức phối hợp nhằm thực hiện các mục đích chung, lợi ích chung.

Xem thêm Công pháp quốc tế là gì?

2. Lịch sử hình thành việc hợp tác giữa các quốc gia:

Ý tưởng về sự hợp tác giữa các quốc gia lần đầu tiên được thể hiện trong khoản 3 điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, rằng một trong những mục đích của tổ chức là “Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”[7]. Mặc dù Hiến chương Liên hợp quốc không ghi nhận nghĩa vụ các quốc gia phải hợp tác với nhau như một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nhưng trong nhiều điều khoản của Hiến chương lại nhắc đến sự hợp tác giữa các quốc gia như là nguyên tắc tồn tại của cộng đồng quốc tế [38]. Đến năm 1970 Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc của Luật quốc tế đã mở rộng nội dung pháp lý của nguyên tắc này, theo đó “Mọi quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các Quốc hội khác trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế để gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, khuyến khích sự ổn định và tiến bộ, lợi ích chung của các dân tộc và hợp tác quốc tế mà không có sự phân biệt về sự khác nhau về chế độ chính trị, kinh tế và văn hóa”.

Vì mục đích đó:

– Mọi quốc gia sẽ hợp tác với các quốc gia khác để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

– Mọi quốc gia sẽ hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con người và tự do cơ bản trên toàn thế giới và trong việc loại trừ tất cả các hình thức phân biệt về sắc tộc và tôn giáo.

– Mọi quốc gia sẽ thực hiện các quan hệ quốc tế của mình trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, kỹ thuật và thương mại phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ.

Các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc có nghĩa vụ hành động tập thể hoặc riêng rẽ để hợp tác với Liên hợp quốc phù hợp với những điều khoản tương ứng của Hiến chương Liên hợp quốc.

Các quốc gia nên hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội cũng như khoa học và công nghệ và đối với việc phát triển sự tiến bộ về văn hóa và giáo dục trên thế giới. Các quốc gia nên hợp tác để phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

Theo nguyên tắc này, các quốc gia có nghĩa vụ tiến hành hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo trong phạm vi quốc tế, đồng thời duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng cách tiến hành các biện pháp tập thể có hiệu quả. Điều 55 của Hiến chương LHQ quy định, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ hợp tác với nhau, đồng thời có nghĩa vụ hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm mục đích thực hiện tôn chỉ, mục tiêu của chúng.

3. Ý nghĩa của hợp tác quốc tế đối với giáo dục đào tạo ở Việt Nam

Hợp tác quốc tế về đào tạo hiện nay là hợp tác về các hoạt động đào tạo giữa các cá nhân, chủ thể tại Việt Nam với các cá nhân, chủ thể người nước ngoài nhằm một mục đích phát triển giáo dục, đào tạo của cả 2 bên. Sự cần thiết của hợp tác quốc tế đối với đào tạo ở nước ta được thể hiện qua 3 nội dung chính:

Thứ nhất, hợp tác quốc tế đặt ra yêu cầu cho nền giáo dục Việt Nam phải triển khai và phát triển tính quốc tế trong môi trường sư phạm. Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay cũng đã khẳng định hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục song vẫn phải giữ được cơ sở của bản sắc dân tộc, khẳng định được chủ quyền quốc gia

Thứ hai, hợp tác quốc giá giúp các trường Đại học ở Việt Nam nâng cao được nâng lực cạnh tranh của mình và thu hút nhiều nhân tài hơn nữa. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế khiến cho Việt Nam hiện nay không chỉ có những cơ sở giáo dục công lập mà các cơ sở giáo dục tư nhân cũng mọc lên rất nhiều. Các trường Đại học ở Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với rất nhiều các trường đại học tiên tiến trên thới giới.

Thứ ba, hợp tác quốc tế cũng là một trong số những tiêu chí để đánh giá, xếp hạng các môi trường đại học hàng đầu thế giới hiện nay. Nhu cầu quốc tế hóa đã thúc đẩy các nền giáo dục không thể phát triển mà không có tính chất quốc tế và hoạt động theo những chuẩn mực nhất định của giáo dục, đào tạo quốc tế.

4. Câu hỏi thường gặp

Các lĩnh vực Hợp tác quốc tế

Lĩnh vực hợp tác rất đa dạng, bao gồm cả nghiên cứu cơ bản về khoa học dinh dưỡng và thực phẩm, công nghệ thực phẩm, các nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng và trong bệnh viện, các kỹ thuật chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm trong hệ thống phòng thí nghiệm; hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực cho ngành dinh dưỡng và thực phẩm, giao lưu trao đổi học tập kinh nghiệm, tổ chức các hội nghị hội thảo khoa học khu vực và quốc tế…

Hợp tác quốc tế tiếng anh là gì

Hợp tác quốc tế tiếng anh là international cooperation

Có bao nhiêu nước thành viên của Hiến chương liên hợp quốc

Quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc bao gồm 193 quốc gia có chủ quyền là thành viên của Liên Hợp Quốc và có quyền đại diện bình đẳng ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Trên đây là nội dung chi tiết Hợp tác quốc tế là gì? [Cập nhật 2022] – Luật ACC. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ với ACC nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý như dịch vụ kế toán, thành lập doanh nghiệp, tư vấn nhà đất … để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiêm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

Chủ Đề