Tổng giá trị xuất khẩu nông sản năm 2022

Theo báo cáo từ Bộ NN&PTNT, năm 2020, toàn ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 2,65%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,25 tỷ USD, trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%, thu nhập của cư dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người.

Gạo là một trong 3 ngành đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD.

Thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản tiếp tục phát triển, thị trường trong nước được mở rộng hơn; kịp thời giải quyết các vướng mắc, áp dụng nhiều giải pháp sáng tạo để thúc đẩy xuất khẩu trong điều kiện khó khăn do đại dịch COVID-19.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 đạt khoảng 41,2 tỷ USD, duy trì 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD [gỗ và sản phẩm gỗ, tôm, rau quả, hạt điều, gạo].

Đồng thời, việc tổ chức liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp tiếp tục được đổi mới phù hợp với thị trường, sản xuất hàng hóa lớn; nhiều mô hình liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, HTX theo chuỗi được triển khai nhân rộng.

Năm 2020, toàn ngành thành lập mới được 14 liên hiệp HTX nông nghiệp, 1.555 HTX nông nghiệp, nâng tổng số lên 68 liên hiệp HTX nông nghiệp, 17.300 HTX nông nghiệp; số HTX hoạt động hiệu quả là 14.532; có 1.718 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thành lập mới 1.055 doanh nghiệp, nâng tổng số lên trên 13.280 doanh nghiệp nông nghiệp.

Về ứng dụng khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp đã tạo 3 trục sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Nhiều sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng khoa học công nghệ cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như: tôm, cá tra, sản phẩm gỗ…; nhiều nhà máy chế biến đã đi vào hoạt động và đang phát huy hiệu quả.

Năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ thành lập 2 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các địa phương công nhận 11 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có 53 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng 11 doanh nghiệp so với năm 2019.

Về mục tiêu năm 2021, ngành NN&PTNT phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 2,7 - 3%, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản trên 2,8 - 3,1%; trong đó trồng trọt tăng 1,3%, chăn nuôi tăng 5,7%, thủy sản tăng 3,8%, lâm nghiệp tăng 5,0%.Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 42 tỷ USD; cả nước có 19.500 HTX nông nghiệp, trong đó trên 16.500 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả...

Để đạt được những mục tiêu đề ra như trên, Bộ NN&PTNT cho biết sẽtiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa của từng vùng miền; đồng bộ hóa các giải pháp và chương trình, kế hoạch hành động phát triển nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn phồn thịnh, văn minh.

Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo theo chuỗi giá trị với 3 nhóm sản phẩm chủ lực, đáp ứng nhu cầu thị trường, ứng dụng công nghệ cao, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Đặc biệt, tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các địa phương có các vùng nguyên liệu tương đồng, tạo đột phá trong phát triển nhanh, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam.

Thy Lê

Chiều 9/2, Đoàn công tác của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương do đồng chí Nguyễn Hoàng Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban và đồng chí Nguyễn Long Hải - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối đồng chủ trì đã đến thăm và làm việc với Tổng công ty Cà phê Việt Nam [Vinacafe].

Ngày 9/2, tại TP.Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Long Hải - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương và đồng chí Nguyễn Ngọc Cảnh - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã chủ trì buổi làm việc của Đảng ủy Khối và Ủy ban với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam [VRG].

Tiếp tục chương trình công tác tại TP. Hồ Chí Minh của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp [Ủy ban] và Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, ngày 9/2, đồng chí Nguyễn Long Hải - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương và đồng chí Nguyễn Ngọc Cảnh - Phó Chủ tịch Ủy ban đã chủ trì buổi làm việc của Đoàn công tác với Tổng công ty Lương thực miền Nam [Vinafood 2].

Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII vừa qua đã xác định nhiều nhiệm vụ trọng tâm với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NN&PTNT] trong giai đoạn 2021 - 2025. Để nghị quyết đi vào cuộc sống, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chú trọng phát triển kinh tế nông thôn.

Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đóng vai trò trung tâm trong ứng dụng khoa học công nghệ [KHCN] vào sản xuất nông nghiệp để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Để hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều chủ trương, chính sách song việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp của các doanh nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, đòi hòi thời gian tới tiếp tục có những giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp nông nghiệp.

Triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 7/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.

Theo thống kê của ngành thủy sản, lũy kế cả 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỉ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, sản xuất nông, thủy sản tháng 2/2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi nên giữ được đà phục hồi, trong đó sản xuất lâm nghiệp chưa đạt được mức phát triển như mong muốn.

Hình thành và phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững có ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của thị trường [trong nước và quốc tế].

Chuỗi giá trị ngành nông nghiệp của Việt Nam đang được củng cố để tận dụng tối đa cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu và giá trị gia tăng vào các thị trường ký kết hiệp định tự do thương mại [FTA] với Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề