Tổng thư ký liên hợp quốc mới là ai

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres - Ảnh: REUTERS

Ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của ông Guterres, cho biết trọng tâm của hai chuyến đi sẽ là thảo luận về các biện pháp cấp bách cần làm để tái lập hòa bình tại Ukraine.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc [LHQ] sẽ đến Nga trước vào ngày 26-4 và có cuộc làm việc kết hợp ăn trưa với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Tổng thống Nga Putin sẽ tiếp ông Guterres sau cuộc gặp này.

Điện Kremlin xác nhận chuyến thăm nhưng không cung cấp thêm chi tiết như nội dung thảo luận và ông Guterres sẽ gặp thêm những ai.

Ngày 28-4, ông Guterres sẽ đến Ukraine và gặp ngoại trưởng Ukraine cùng Tổng thống Zelensky.

Theo Hãng tin Reuters, hai chuyến đi diễn ra không lâu sau khi ông Guterres gửi các bức thư riêng cho phái đoàn đại diện Nga và Ukraine tại LHQ. Trong đó ông đề nghị đến thăm và gặp trực tiếp người đứng đầu hai nước.

Hãng thông tấn AFP bình luận việc ông Guterres đề nghị gặp trực tiếp ông Putin và ông Zelensky là một nỗ lực nhằm giành lại thế chủ động của LHQ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan cuộc xung đột ở Ukraine.

Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Zelensky có rất ít sự liên lạc kể từ khi chiến sự bùng nổ. Theo các thông tin công khai, hai bên chỉ mới điện đàm một lần vào ngày 26-3.

Trong khi đó, Tổng thống Putin đã không nhận điện thoại của ông Guterres hay có bất kỳ liên hệ nào kể từ khi người đứng đầu LHQ gọi hành động quân sự của Nga ở Ukraine là vi phạm hiến chương LHQ, theo AFP.

Tổng thư ký Guterres đã nhiều lần kêu gọi hỗ trợ nhân đạo cho người dân Ukraine. Mới đây nhất, hôm 19-4, ông kêu gọi một lệnh ngừng bắn ở Ukraine để mở các hành lang nhân đạo cho thường dân nhân Tuần thánh của Chính thống giáo.

Tuy nhiên giao tranh vẫn nổ ra, trong đó đáng chú ý là ở thành phố Mariupol nằm bên bờ biển Azov.

Khi được hỏi về điều này, bà Eri Kaneko - một người phát ngôn khác của ông Guterres - cho biết tổng thư ký LHQ "không quá thất vọng vì những lời kêu gọi cá nhân của ông không được chú ý".

Theo bà Kaneko, điều thất vọng nhất là không có các lệnh ngừng bắn tạm thời để hàng hóa viện trợ nhân đạo của LHQ đến được với người dân Ukraine.

Mỹ mời đồng minh cùng bàn chuyện gởi vũ khí cho Ukraine trong dài hạn

BẢO DUY

Geneva, ngày 28 tháng 2 năm 2022 

Trong cuộc đời mình, tôi đã đọc nhiều báo cáo khoa học, nhưng chưa từng đọc báo cáo nào như thế này.

Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu [IPCC] ngày hôm nay như một tập bản đồ về nỗi đau của con người và là một bản cáo trạng phê phán sự thất bại về lãnh đạo trong lĩnh vực khí hậu. 

Trên thực tế, báo cáo này cho thấy cách thức con người và hành tinh này đang bị đánh bại bởi vấn đề biến đổi khí hậu.

Giờ đây, gần một nửa nhân loại đang sống trong vùng nguy hiểm.

Giờ đây, nhiều hệ sinh thái đang trong tình trạng không thể quay lại như trước.

Giờ đây, vấn đề ô nhiễm các-bon không được kiểm soát đang đẩy cuộc sống của những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới rơi vào tình trạng bị phá hủy.

Sự thật này là không thể phủ nhận.

Sự thất bại này của vai trò lãnh đạo là một tội ác.

Những kẻ gây ô nhiễm lớn nhất thế giới gây tội đốt phá ngôi nhà duy nhất của chúng ta.

Điều cần làm bây giờ là thực hiện mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Khoa học đã chỉ ra rằng để đạt được điều đó, thế giới cần giảm 45% lượng khí thải  vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Nhưng theo các cam kết hiện tại, lượng phát thải toàn cầu sẽ tăng gần 14% trong thập kỷ hiện tại.

Đó là một thảm họa.

Điều đó sẽ phá hủy mọi cơ hội để đạt được mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Báo cáo ngày hôm nay nhấn mạnh hai sự thật cốt lõi.

Thứ nhất, than đá và các loại nhiên liệu hóa thạch khác đang khiến nhân loại nghẹt thở.

Chính phủ của tất cả quốc gia G20 đã đồng ý ngừng tài trợ hoạt động than đá ở nước ngoài. Giờ đây, họ phải khẩn trương làm điều tương tự đối với hoạt động trong nước và gỡ bỏ đội tàu than trong nước.

Những đối tượng trong khu vực tư nhân vẫn tài trợ cho hoạt động than đá phải chịu trách nhiệm giải trình.

Những gã khổng lồ dầu khí - và những bên bảo lãnh cho họ - cũng đang được chú ý.

Bạn không thể tuyên bố mình là xanh trong khi các kế hoạch và dự án của bạn làm suy yếu mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, và phớt lờ việc giảm lượng phát thải lớn phải thực hiện trong thập kỷ này.

Mọi người có thể nhìn thấu màn khói âm mưu này.

Các quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [OECD] phải loại bỏ dần than đá vào năm 2030, và tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch khác vào năm 2040.

Sự kết hợp năng lượng toàn cầu hiện tại đã bị phá vỡ.  

Các sự việc đang xảy ra đã cho thấy quá rõ rằng việc chúng ta tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch khiến nền kinh tế toàn cầu và an ninh năng lượng dễ bị tổn thương trước các cú sốc và khủng hoảng địa chính trị.

Thay vì làm chậm quá trình cắt giảm các-bon trong nền kinh tế toàn cầu, bây giờ chính là lúc chúng ta cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sang tương lai năng lượng tái tạo.

Nhiên liệu hóa thạch là một ngõ cụt - đối với hành tinh của chúng ta, đối với nhân loại, và đối với các nền kinh tế.

Một sự chuyển đổi nhanh chóng, được quản lý tốt sang sử dụng năng lượng tái tạo là con đường duy nhất để đảm bảo an ninh năng lượng, khả năng tiếp cận cho toàn dân và công tác xanh cho thế giới của chúng ta.

Tôi xin kêu gọi các quốc gia phát triển, Ngân hàng Phát triển Đa phương, các nhà tài trợ khu vực tư nhân và những bên liên quan khác thành lập liên minh để giúp các nền kinh tế lớn mới nổi chấm dứt việc sử dụng than đá.

Các cơ chế hỗ trợ có mục tiêu này sẽ vượt qua nhu cầu hiện nay về phát triển bền vững.

Phát hiện cốt lõi thứ hai từ báo cáo này là một tin tốt hơn chút: đầu tư vào công tác thích ứng với biến đổi khí hậu.

Việc thích ứng giúp cứu sống con người.

Khi các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng hơn - và điều này sẽ xảy ra – thì việc mở rộng quy mô đầu tư sẽ là điều cần thiết giúp con người tồn tại.

Việc thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu phải được đầu tư với nguồn lực tương đương và với sự khẩn trương.

Đó là lý do tại sao tôi đang cố gắng thúc đẩy để giành được 50% tổng nguồn tài chính trong lĩnh vực khí hậu cho công tác thích ứng.

Cam kết Glasgow về tài trợ cho công tác thích ứng rõ ràng là không đủ để giải quyết những thách thức mà các quốc gia trên tuyến đầu phải đối mặt trong cuộc khủng hoảng khí hậu.

Tôi cũng đang hối thúc tháo gỡ những trở ngại ngăn cản các quốc đảo nhỏ và các quốc gia kém phát triển nhất trong việc nhận được nguồn tài chính mà họ rất cần để cứu sống con người và sinh kế.

Chúng ta cần các hệ thống xét duyệt mới để giải quyết thực tế mới này.

Chậm trễ đồng nghĩa với cái chết.

Tôi xin lấy cảm hứng từ tất cả những người trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu thông qua việc đưa ra giải pháp.

Tất cả các ngân hàng phát triển - đa phương, khu vực, quốc gia - đều biết cần phải làm gì: làm việc với các chính phủ để thiết kế các dự án hiệu quả về thích ứng với biến đổi khí hậu và giúp họ tìm nguồn vốn, cả từ khu vực công lẫn khu vực tư nhân.

Và mọi quốc gia phải tôn trọng cam kết Glasgow để tăng cường các kế hoạch quốc gia hàng năm về khí hậu để phù hợp với mục tiêu 1,5 độ C.

Các quốc gia G20 cần đóng vai trò dẫn dắt trong tiến trình này, nếu không nhân loại sẽ phải trả một cái giá còn thê thảm hơn.

Tôi biết mọi người ở khắp mọi nơi đang lo lắng và giận dữ.

Tôi cũng vậy.

Bây giờ là lúc để biến cơn thịnh nộ thành hành động.

Mỗi mức giảm nhiệt độ dù nhỏ đến đâu cũng đều quan trọng.

Mọi tiếng nói đều có thể tạo ra sự khác biệt.

Và mỗi giây trôi qua đều quan trọng.

Xin cảm ơn.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. [Ảnh: THX/ TTXVN]

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bày tỏ quan ngại rằng tình hình toàn cầu hiện nay đang trở nên hỗn loạn và khó dự đoán hơn so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đồng thời đưa ra các nhiệm vụ ưu tiên, cũng đồng là 5 vấn đề báo động đối với thế giới cần giải quyết trong năm nay.

Phát biểu tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc ngày 21/1, Tổng Thư ký Guterres nêu rõ: "Tôi muốn bắt đầu năm nay bằng cách đưa ra 5 cảnh báo. Đó là cảnh báo về đại dịch COVID-19, tình hình tài chính toàn cầu, hành động vì khí hậu, tình trạng thiếu tôn trọng pháp luật trong không gian mạng và hòa bình cùng an ninh."

Ông nhấn mạnh đây là 5 vấn đề đáng báo động đòi hỏi nỗ lực tập thể của tất cả các nước.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho rằng COVID-19 tiếp tục cướp đi các sinh mạng cũng như những hy vọng và làm đảo lộn các kế hoạch. Trong khi đó, sự bất bình đẳng ngày càng lớn, lạm phát tiếp tục gia tăng.

[Nhìn lại thế giới năm 2021: Liên hợp quốc nỗ lực thúc đẩy đoàn kết]

Cuộc khủng hoảng khí hậu, tình trạng ô nhiễm và mất đa dạng sinh học đang hoành hành.

Thế giới phải đối mặt với những bất ổn chính trị và các cuộc xung đột khốc liệt. Sự nghi kỵ giữa các cường quốc trên thế giới đang lên đến đỉnh điểm.

Cùng với đó là những siêu xa lộ thông tin lan tràn các nội dung hận thù và dối trá, kích động những xung đột tồi tệ nhất của nhân loại.

Nhà lãnh đạo tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu khẳng định tất cả những thách thức này phản ánh sự thất bại của quản trị toàn cầu.

Các khuôn khổ đa phương trong các lĩnh vực, từ y tế toàn cầu đến công nghệ kỹ thuật số, hiện đã lỗi thời và không còn phù hợp với mục đích thực tế. Chúng không giúp bảo vệ nền kinh tế thế giới cũng như hệ thống tài chính và chăm sóc y tế toàn cầu.

Tổng Thư ký Guterres nhấn mạnh hiện là lúc thế giới cần hành động. Ông khẳng định phản ứng của thế giới đối với 5 cảnh báo khẩn cấp nói trên sẽ quyết định tiến trình của con người và thế giới trong nhiều thập kỷ tới.

Thế giới cần đặt chế độ khẩn cấp và giải quyết triệt để 5 vấn đề báo động này bằng cách đối phó hiệu quả với đại dịch COVID-19, cải cách hệ thống tài chính toàn cầu để đảm bảo phục hồi công bằng, giải quyết khủng hoảng khí hậu, đặt con người vào trung tâm của thế giới kỹ thuật số và các công nghệ tiên tiến, đồng thời mang lại hòa bình bền vững.

Tổng Thư ký Guterres cũng bày tỏ quan ngại rằng tình hình toàn cầu hiện nay đang trở nên hỗn loạn và khó dự đoán hơn so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Ông đánh giá: “Chiến tranh Lạnh có một số quy tắc nhất định. Đó là giữa hai khối. Hai khối đó đã được định rõ… Mỗi khối đều có liên minh quân sự riêng. Có những quy tắc rõ ràng và cơ chế rõ ràng nhằm ngăn chặn xung đột. Chiến tranh Lạnh, ở một mức độ nào đó, không bao giờ nóng lên do tồn tại một mức độ nhất định trong khả năng có thể dự đoán được.”

Theo Tổng Thư ký, những gì mà thế giới đang chứng kiến hiện nay hỗn loạn hơn và khả năng dự đoán được tình hình cũng trở nên hữu hạn hơn. Thế giới không có bất cứ công cụ nào để đối phó với khủng hoảng và vì vậy, ông nhấn mạnh, thế giới đang sống trong một tình huống nguy hiểm.

Tổng Thư ký Guterres cũng hối thúc Mỹ và Trung Quốc đối thoại về thương mại và công nghệ để tránh gây ra sự phân cực trên thị trường và nền kinh tế thế giới.

Ông bày tỏ ủng hộ thiết lập một thị trường toàn cầu thống nhất và một nền kinh tế toàn cầu thống nhất.

Ông kêu gọi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tìm điểm chung về thương mại và công nghệ thông qua đối thoại và đàm phán để tránh xảy ra kịch bản phân cực nêu trên./.

Phương Hồ [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề