Top báo giá chữ ký số vnpt năm 2022

Xem thêm một số bài viết liên quan:

Những lưu ý khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số

Chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay nhưng là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác.

Chữ ký số không còn là khái niệm quá xa lạ đối với các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong giao dịch điện tử. Nó có vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với tổ chức, doanh nghiệp và được pháp luật thừa nhận về mặt pháp lý. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số khác nhau. Tuy nhiên để lựa chọn được chữ ký số tốt nhất, bạn nên lựa chọn theo những tiêu chí sau

Dịch vụ chữ ký số cần đảm bảo an toàn và bảo mật trong quá trình sử dụng

Chữ ký số là phương tiện để sử dụng xác thực nhận dạng của doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức.

  • Với văn bản mà sử dụng chữ ký số để ký nhận sẽ cho thông tin chi tiết nhất về chủ nhân của chữ ký số.
  • Khi có bất cứ tranh chấp nào liên quan đến văn bản được ký nhận, cơ quan chức năng có thể xác minh rõ đơn vị đã ký chữ ký số.

Chữ ký số có rất nhiều công dụng như: Kê khai thuế điện tử, khai hải quan điện tử, đăng ký BHXH, đấu thầu giấy phép trực tuyến, giao dịch trực tuyến, email,…

Chính vì thế, việc bảo mật và tính an toàn của nhà cung cấp rất quan trọng khi lựa chọn phần mềm chữ ký số tốt nhất để sử dụng.

Luôn có dịch vụ hỗ trợ trong quá trình sử dụng chữ ký số

Dịch vụ chữ ký số

Việc sử dụng chữ ký số sẽ diễn ra song song với quá trình phát triển của tổ chức, công ty,… Sẽ khó tránh khỏi một số vấn đề trục trặc gặp phải khiến bạn không thể ký các giấy tờ kịp thời. Lúc này cần hỗ trợ gấp từ phía nhà cung cấp, thì bạn nên lựa chọn NCC uy tín có bộ phận hỗ trợ khách hàng 24/7.

Chi phí sử dụng dịch vụ chữ ký số

Thông thường vẫn luôn là giá cao đi kèm với chất lượng dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên, không phải lúc. Tuy nhiên, bạn cũng không nên vì quá ham rẻ mà lựa chọn nhà cung cấp không tốt vì sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp sau này.

Top 10 dịch vụ chữ ký số tốt nhất hiện nay, các doanh nghiệp nên cân nhắc để sử dụng

1. MISA eSign - dịch vụ chữ ký số thao tác nhanh gọn

Misa Esign

Phần mềm chữ ký số MISA eSign được phát triển bởi công ty CP MISA. 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát kiển phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử, kê khai thuế, Hải Quan,… cho hơn 250.000 tổ chức và hàng triệu doanh nghiệp.

  • Ký duyệt điện tử – thao tác nhanh gọn tiết kiệm thời gian
  • Ký duyệt ngay trên file doc, pdf,… giải quyết bài toán chi phí in ấn
  • Gửi chứng từ online mọi lúc mọi nơi
  • Tối ưu quỹ thời gian xử lý công việc chuyên môn
  • Giảm tình trạng gián đoạn công việc

2. Viettel - dịch vụ ký số uy tín trên thị trường

Viettel-CA

Tập đoàn Viễn thông Quân đội cung cấp dịch vụ chữ ký số Viettel-CA. Thương hiệu Viettel cũng đã có uy tín trên thị trường, dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Viettel được đánh giá tốt. Hiện tại, Viettel cũng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đi kèm.

  • Chính hãng trực tiếp 100% – Nhân viên chính thức Viettel-CA triển khai
  • Hơn 1000 đội ngũ kỹ sư VIETTEL-CA chuyên nghiệp phát triển
  • Được tin dùng bởi 1.000.000 doanh nghiệp cả nước [ >30% thị phần]
  • Chính sách dịch vụ bảo hành trọn đời, tổng đài hỗ trợ kỹ thuật 24/24 tận nơi
  • Có thể sử dụng trong tất cả các giao dịch thư điện tử – email – dịch vụ hành chính công.
  • Có hạ tầng Data Center hỗ trợ khách hàng lớn nhất Châu Á hiện nay.

3. VNPT - dịch vụ chữ ký số được chứng nhận chữ ký số công cộng 

VNPT-CA

Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam là một trong những tập đoàn tuy tín tại Việt Nam hiện nay. Chữ ký số VNPT được tập đoàn này phát triển và được cấp giấy phép phân phối dịch vụ chữ ký số và chứng nhận chữ ký số công cộng.

Dịch vụ chữ ký số của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông [VNPT CA] là dịch vụ được sử dụng trong các giao dịch điện tử với mục đích xác định danh tính của người ký, đảm bảo giá trị pháp lý và tính toàn vẹn của các giao dịch điện tử. Dịch vụ chữ ký số VNPT CA giúp việc thực hiện các giao dịch từ xa qua internet trở nên đơn giản, nhanh chóng, an toàn và bảo mật.

4. Chữ ký số BKAV - đơn vị an ninh mạng hàng đầu

Chữ ký số BKAV là một trong những cái tên chữ ký số có mặt sớm nhất tại Việt Nam. BAKV được biết đến là đơn vị an ninh mạng hàng đầu và đang phát triển thêm nhiều lĩnh vực khác.

Chữ ký số Bkav được cấp phép bởi Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây là sản phẩm bảo mật thông tin do chính nhà cung cấp Bkav phát hành. Gắn liền với thương hiệu bảo mật chất lượng nhất Việt Nam, chữ ký số BkavCA được mã hóa nhiều tầng, đảm bảo các thông tin về chữ ký số của bạn không bao giờ bị kẻ thứ 3 đánh cắp.

Ngoài ra, khi sử dụng chữ ký số Bkav-CA bạn sẽ được sở hữu một USB Token bên trong có chứa thông tin của chữ ký số đó là mã bảo mật và mã công khai,không thể giả mạo hay tạo ra chữ ký số tương tự.

5. FPT - chữ ký số toàn diện

FPT

FPT là công ty công nghệ thông tin đã hơn 20 năm kinh nghiệm trong các dự án ngành Thuế, Hải Quan, Bảo Hiểm,… FPT còn cung cấp các phần mềm tiện lợi như: Nộp thuế điện tử ; Thuế điện tử eTax; Khai thuế qua mạng; iTaxViewer xác minh thông tin về chữ ký số.

Chữ ký số của FPT cung cấp giải pháp công nghệ toàn diện cho mọi Doanh nghiệp, cá nhân trong các giao dịch điện tử: Kê khai thuế qua mạng, khai báo hải quan điện tử, BHXH điện tử và các dịch vụ công nghệ khác.

Dịch vụ Chữ ký số FPT giúp giải quyết các vấn đề đau đầu của doanh nghiệp như:

  • Giảm tối đa thủ tục giấy tờ
  • Tăng năng suất lao động
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp

6. Chữ ký số Smartsign - một trong những nhà cung cấp dịch vụ chứng thư số công cộng

Smartsign

Chữ Ký Số Vi Na là một trong 10 đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số công cộng được Bộ TT&TT cấp giấy phép. Được thành lập từ năm 2009, Công Ty Cổ Phần Chữ Ký Số Vi Na đã cung cấp dịch vụ cho hơn 200.000 doanh nghiệp và cá nhân.

Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Smartsign số: 1830/GP-BTTT do Bộ Thông tin – Truyền thông cấp ngày 04-11-2011. Giấy phép bổ xung cấp ngày 04/11/2016 đến ngày 04/11/2021.

7. Hệ thống ký số NewCA - chất lượng ổn định và giá thành rẻ

NewTel-CA

NewTel-CA là nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng hoạt động theo giấy phép số 1046/GP-BTTT và số 225/GP-BTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Không chỉ cung cấp chữ ký số cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mà NewCA còn cung cấp dịch vụ chữ ký số dành riêng cho cho thiết bị HSM, hóa đơn điện tử, CBNV trong tổ chức.

Dù ra mắt sau nhiều chữ ký số khác nhưng NewCA vẫn có lượng khách hàng nhất định bởi giá thành rẻ và chất lượng ổn định.  Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp phải thuê kế toán dịch vụ bên ngoài khá ái ngại khi sử dụng Chữ ký số NewCA dưới dạng USB token vì lo ngại thất lạc và khó kiểm soát việc ký số.

8. Chữ ký số EFY – Giá trị tương đương chữ ký tay và con dấu

EFY-CA

EFY Việt Nam là đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng EFY-CA hoạt động theo giấy phép số 153/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/04/2018.

Chữ ký số EFY được pháp luật công nhận có giá trị pháp lý tương đương như chữ ký tay của cá nhân hoặc con dấu đối với tổ chức, được coi là phương án giải quyết tốt nhất mọi vấn đề khi giao dich trên môi trường Internet, đồng thời cũng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực bảo mật cao khác.

Chữ ký số EFY-CA đáp ứng đầy đủ về các tiêu chuẩn CA công cộng theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông và Trung tâm Chứng thực chữ ký số quốc gia. Mỗi cá nhân, doanh nghiệp chỉ cần một chữ ký số để sử dụng trong tất cả các giao dịch, kê khai… giúp quá trình được nhanh chóng, an toàn và bảo mật cao.

9. Hệ thống chữ ký số CA2

CA2

Chữ ký số CA2 là sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ Thẻ Nacencomm [CA2] -Nacencomm smartcard technology,JSC ra đời năm 1996.

Khởi đầu là trung tâm Ứng dụng Công nghệ – Nacencomm thuộc Bộ Khoa học công nghệ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử nghiên cứu giải pháp, triển khai, phát triển công nghệ thẻ thông minh PKI và hệ thống chữ ký số.

10. Dịch vụ chữ ký số NEWTEL-CA

Chữ ký số NEWTEL – CA là đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng hoạt động theo giấy phép cung cấp dịch vụ số 1046/GP-BTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 13/07/2011 và số 225/GP-BTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp theo Nghị định 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

Hiện nay, hệ thống cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng của NEWTEL-CA đã được Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải Quan, Bộ Y tế và nhiều ngân hàng chấp nhận sử dụng chính thức trong ứng dụng giao dịch điện tử và dịch vụ công điện tử trên cả nước như: khai thuế điện tử, khai hải quan điện tử, nộp thuế điện tử, dịch vụ công y tế điện tử, BHXH điện tử …

Trên đây bài viết đã cung cấp đến các bạn danh sách những chữ ký số tốt nhất hiện nay. Dựa vào các tiêu chí lựa chọn phía trên, phần nào có thể giúp quý doanh nghiệp có lựa chọn nên mua chữ ký số của nhà cung cấp nào phù hợp với doanh nghiệp mình. Hy vọng các bạn đã nhận được thông tin hữu ích từ chúng tôi.

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • //esign.misa.vn/3273/chu-ky-so-tot-nhat/
  • Một số nguồn tổng hợp khác

Page 2

Ngành Thương mại - Phân phối

Bộ giải pháp quản trị toàn diện và đặc thù cho ngành Thương mại - Phân phối

Page 3

Xem thêm một số bài viết liên quan:

Khái niệm về công nghệ AI

AI là gì?

Trí tuệ nhân tạo – AI là gì?

Trí tuệ nhân tạo hay AI [Artificial intelligence], đôi khi còn được gọi là trí thông minh nhân tạo; là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Là trí tuệ do con người tạo nên trái ngược hoàn toàn với trí thông minh tự nhiên của con người; nhưng với mục tiêu ứng dụng công AI vào máy tính có khả năng tự nhận thức các hành vi thông minh như công người.

Hiểu rõ hơn, công nghệ AI giúp máy tính có thể có được những trí tuệ thông minh như con người. Chẳng hạn: biết suy nghĩ, có khả năng lập luận và giải quyết vấn đề, hiểu được ngôn ngữ, tiếng nói để giao tiếp, nhận thức và tự thích nghi…

Hơn nữa, các thông số dữ liệu của sản phẩm được AI dự đoán ngày một chính xác, và doanh nghiệp có thể tính toán điều chỉnh BOM [danh mục cấu trúc sản phẩm] để đạt được các thông số được yêu cầu cho từng lô cụ thể thông qua các phân tích trên máy móc.

Phân loại công nghệ AI

Có 4 loại Trí tuệ nhân tạo:

Các loại trí tuệ nhân tạo

Công nghệ AI phản ứng

Loại công nghệ này có khả năng tự động phân tích các động thái có nhiều khả nghi nhất của chính mình cũng như đối thủ cạnh tranh, từ đó đề xuất các giải pháp tối ưu nhất. 

Ví dụ như Deep Blue, là một chương trình chơi cờ vua tự động, được tạo bởi IBM có khả năng tính toán được nước cờ đồng thời xác định được bước đi tiếp theo của đối thủ. Nhờ đó, Deep Blue có thể phán đoán và đưa ra được nước đi thích hợp nhất để dẫn tới chiến thắng. 

Công nghệ AI khi có bộ nhớ hạn chế

Đặc điểm của loại này là có khả năng tận dụng những kinh nghiệm đã trải qua trong quá khứ để đưa ra quyết định trong tương lai. Công nghệ này thường được phối hợp với những cảm biến từ môi trường xung quanh nhằm mục đích dự đoán những trường hợp có thể xảy ra để đưa ra quyết định đúng đắn cho xe.

Ví dụ điển hình loại công này là xe không người lái. Dạng xe này có nhiều cảm biến được đặt xung quanh trong không gian xe, có khả năng tính toán và phân tích khoảng cách giữa các xe, dự đoán khả năng xảy ra va chạm. Qua đó, tự động điều chỉnh vận tốc phù hợp để đảm bảo an toàn cho xe. 

Lý thuyết về Trí tuệ nhân tạo

Loại này có khả năng tự động học hỏi, suy nghĩ và tự động áp dụng những điều đã học được vào công việc cụ thể. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn là một điều gì đó chưa có tính thiết thực cao. 

Tự nhận thức

Công nghệ AI này được xem là bước tiến hóa cao nhất đến thời điểm hiện tại. Nó có thể tự nhận thức về chính mình, có ý thức và cách hành xử y như con người. Thậm chí còn bộc lộ và hiểu được cảm xúc như một người bình thường. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn chưa khả thi do con người chưa hoàn toàn kiểm soát được chúng.

Ưu, nhược của Trí tuệ nhân tạo AI

Ưu điểm công nghệ AI là gì?

Ưu và nhược của AI

Ở những nước đang phát triển, AI được nghiên cứu và phát triển rộng rãi ngày một nhiều hơn. Trí tuệ nhân tạo có thể xử lý được những dữ liệu lớn, khối lượng công việc lớn; nhanh chóng lấy những dữ liệu đó và biến nó thành kết quả có thể xảy ra để dự đoán chính xác hơn con người. 

Nhược điểm của Trí tuệ nhân tạo AI là gì?

công nghệ AI đang trên đà nghiên cứu và phiên triển nên việc sử dụng AI tốn kém rất nhiều khi xử lý khối lượng dữ liệu lớn mà lập trình AI yêu cầu. Việc giải thích sẽ là một trở ngại khi sử dụng AI trong các lĩnh vực hoạt động phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt nên không phải quốc gia nào cũng có thể ứng dụng hiệu quả. 

Bức tranh toàn cảnh công nghệ AI tại việt nam

Các doanh nghiệp bắt kịp xu thế nhanh chóng

Trong công cuộc cách mạng chuyển đổi số tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ AI được coi là một bước đột phá chiến lược, giúp các doanh nghiệp lớn mạnh, bắt kịp xu thế trong việc chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng và hiệu quả. Được biết, thị trường công nghệ Trí tuệ nhân tạo năm 2023 sẽ đạt trên 150 tỷ USD theo dự báo của Analytics Insight. Đó cũng chính là lý do mà các doanh nghiệp không ngại việc chi tiền, nhân lực, thời gian để đầu tư vào công nghệ AI tại Việt Nam.

Vấn đề về nhân lực đầy thách thức

Hiện tại, nhân lực AI cũng là những đối tượng đang được các doanh nghiệp săn đón không chỉ trong nước mà con là “hàng hot” với những tập đoàn nước ngoài. Nên việc phát triển AI không chỉ cần kinh phí lớn mà còn cần nguồn nhân lực dồi dào. Tuy thế, trí tuệ nhân tạo tại việt nam có nguồn cung nhân lực ở mức rất thấp, chỉ khoảng 10% đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.

Thực tế, Việt Nam hàng năm có khoảng 55.000 sinh viên công nghệ thông tin ra trường, nhưng chỉ 30% trong số sinh viên này có thể làm việc liên quan tới AI và đạt được được cấp bậc chuyên gia trong công nghệ AI. Vì quá trình đào tạo chuyên sâu tốn rất nhiều thời gian cho nên nguồn nhân lực rất hiếm khi vừa ra trường và đi làm ngay.  

Trí tuệ nhân tạo trong số hóa dữ liệu và Quản trị doanh nghiệp hiệu quả 

Lý do doanh nghiệp cần ứng dụng AI vào số hóa dữ liệu tại doanh nghiệp 

Ứng dụng AI vào số hóa dữ liệu

Tiềm năng trí tuệ nhân tạo với việc số hóa

Các tổ chức hoạt động kinh doanh đã nhận ra được những khó khăn khi quản lý tài liệu thông qua việc in và lưu trữ tập tin dưới dạng bản cứng. Phương pháp thủ công này khiến cho việc truy cập và tìm kiếm thông tin khách hàng trở nên khó khăn. Ngoài ra, còn mất nhiều thời gian để số hóa dữ liệu nên nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ AI để tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành cho việc quản lý tài liệu trên giấy và việc chỉnh sửa thủ công hoặc CRM.

Áp dụng Trí tuệ nhân tạo trong hoạt động kinh doanh giúp các công ty và nhân lực có thể xử lý những vấn đề nhanh chóng hiệu quả và chính xác hơn. 

Ứng dụng AI trong số hóa vượt trội hơn so với OCR truyền thống

Số hóa tài liệu đã được đưa vào kinh doanh từ năm 1970. Cho đến vài thập kỷ gần đây, OCR [nhận dạng ký tự quang học] đã có sự hồi sinh với sự phát triển vượt bậc của Trí tuệ nhân tạo. Ngoài việc chuyển đổi tài liệu in sang dạng kỹ thuật số, công nghệ OCR có thể trích xuất chính xác thông tin quan trọng từ tài liệu giấy. 

Các phần mềm cũ có nhiều hạn chế, chẳng hạn như nó sao chép tất cả các ký tự mà không phân loại thông tin, không thể thông minh hoặc khó hiểu hơn các từ một cách chính xác. Ứng dụng công nghệ AI trong thời đại 4.0 cho việc kinh doanh quy mô lớn, tỷ lệ chính xác cao tới 98%, ưu điểm vượt trội.

AI số hóa tài liệu tại các doanh nghiệp như thế nào

Tại thời điểm hiện tại, đa số các doanh nghiệp đang tìm kiếm các giải pháp để tự động hóa số hóa tài liệu. Do đó, doanh nghiệp nên áp dụng công nghệ AI vào kinh doanh để tối ưu doanh thu.

Số hóa tài liệu và quy trình nghiệp vụ là xu hướng tất yếu trong hội nhập và phát triển của thời đại công nghiệp 4.0, buộc các doanh nghiệp phải lên kế hoạch triển khai các giải pháp công nghệ hiện đại nhất như Trí tuệ nhân tạo để đạt được hiệu quả tối đa và tối ưu năng suất. 

Lợi ích của AI đối với quản trị doanh nghiệp 

AI trong quản trị doanh nghiệp

Thông tin của doanh nghiệp được bảo mật

Trí tuệ nhân tạo góp phần không nhỏ trong việc phát hiện, cảnh báo và xử lý những mối đe dọa khác nhau trong mảng công nghệ thông tin của doanh nghiệp. 

Khi số lượng và mức độ phức tạp hack dữ liệu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thương trường, công nghệ AI giúp phân tích các hoạt động bảo mật, đáng nghi của kẻ gian để tìm hiểu sớm về các mối đe dọa và phản ứng nhanh chóng.

Ngoài ra, còn cung cấp thông tin chi tiết ngay lập tức bằng cách đối chiếu thông tin về mối đe dọa từ hàng triệu báo cáo, giúp đối phó với hàng nghìn cảnh báo và tăng tốc phản ứng của doanh nghiệp.

Kiểm soát hàng tồn kho với ứng dụng công nghệ AI

Việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo [AI] giúp doanh nghiệp kiểm soát được hàng tồn kho giảm thiểu sai sót và chi phí trong kinh doanh. Một số nhà kho có thể triển khai các máy đóng gói sản phẩm, sử dụng trí thông minh nhân tạo để đóng gói chúng theo cách tiết kiệm không gian nhất có thể. Những khả năng như vậy giúp hoạt động kho bãi giảm đáng kể chi phí vận hành và số lượng công nhân.

Đảm bảo các hoạt động tài chính được diễn ra thuận lợi 

Để đưa ra những quyết định tài chính trong hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, việc theo dõi, thu thập thông tin trong quá trình kinh doanh và quản lý dữ liệu có vai trò vô cùng quan trọng. Ngày nay việc giám sát hoạt động tài chính bằng phương pháp truyền thống đang gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý chi tiêu, thì đây sẽ là cơ hội để công nghệ AI được áp dụng vào thực tiễn để quản lý tài chính với số lượng lớn và có thể lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp bất cứ lúc nào cần.

Tối ưu được dịch vụ chăm sóc khách hàng 

Trí tuệ nhân tạo có khả năng phân tích toàn bộ lịch sử mua hàng, nhu cầu và sự tương tác của khách hàng cũng như chủ động đưa ra khảo sát, nhận phản hồi để dự đoán thói quen, phân tích quá trình mua hàng của khách hàng. Từ đó, công nghệ AI được ứng dụng tại các doanh nghiệp để đưa ra những gợi ý mua hàng tốt nhất và tối ưu hóa được dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Kiểm soát việc gian lận với Trí tuệ nhân tạo 

Sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo [AI] và kỹ thuật khoa học máy tính đã mang lại nhiều tiềm năng kinh doanh cho doanh nghiệp như hiện nay. Song song với sự phát triển này thì gian lận trong hoạt động kinh doanh ngày càng tinh vi hơn. Vì thế các doanh nghiệp tại Việt Nam ứng dụng công nghệ AI vào phát triển sản phẩm, dịch vụ là điều cần thiết để đảm bảo lợi ích cho khách hàng và doanh nghiệp.

Đảm bảo quá trình sản xuất khi ứng dụng công AI

Bằng cách kết hợp Trí tuệ nhân tạo vào hệ sinh thái IoT trong doanh nghiệp, có thể tạo ra rất nhiều chu trình tự động hóa cho doanh nghiệp. Khi phát hiện các thiết bị bị hỏng, hệ thống tự động kích hoạt các kế hoạch dự phòng hoặc các hoạt động sắp xếp lại khác.

Một số lưu ý khi ứng dụng công nghệ AI vào số hóa dữ liệu kinh doanh 

Một số lưu ý khi ứng dụng công nghệ AI

Các vấn đề về bảo mật Trí tuệ nhân tạo cần được giải quyết 

Các doanh nghiệp có thể có thỏa thuận và các quy tắc bảo mật dữ liệu của riêng mình với khách hàng, nhưng quyền riêng tư thì không được đảm bảo khi chúng mở rộng cho đối tác kinh doanh. Trường hợp này, cần có các chính sách và thủ tục về quyền riêng tư của AI không chỉ trong công nghệ thông tin mà còn liên quan đến bộ phận pháp lý của doanh nghiệp để đảm bảo rằng, nó ẩn danh và được an toàn. 

Dữ liệu phải “sạch” khi được ứng dụng công nghệ AI 

Dữ liệu cần được dọn dẹp khi cần thiết như loại bỏ dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu; các công cụ ETL [trích xuất, biến đổi, tải]... phải có sẵn để sử dụng. Điều này đảm bảo rằng dữ liệu đi vào hệ thống phân tích Trí tuệ nhân tạo của doanh nghiệp luôn “sạch” và chính xác nhất có thể.

Đánh giá và theo dõi hệ thống Trí tuệ nhân tạo định kỳ 

Ít nhất là hàng năm, các hệ thống ứng dụng AI phải được theo dõi và đánh giá để xác nhận đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp. Nếu không thì chúng nên được sửa đổi hoặc loại bỏ.

Công nghệ AI cần có quy trình hoạt động 

Quá trình giám sát và sửa đổi các thuật toán, truy vấn và dữ liệu Trí tuệ nhân tạo là liên tục, để các giả định về AI là đúng ngày hôm nay có thể không còn tồn tại trong ngày mai. Do đó, cần có quy trình hệ thống AI để thường xuyên điều chỉnh dữ liệu và hoạt động của AI. 

Tạm kết

Một doanh nghiệp hoạt động và phát triển thành công luôn là mong muốn của mọi nhà lãnh đạo. Việc ứng dụng công nghệ AI vào số hóa tài liệu và quản trị doanh nghiệp sao cho hiểu quả luôn là câu hỏi được đặt ra khi vận hành doanh nghiệp. 1BOSS - Phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện là câu trả lời dành cho doanh nghiệp của bạn khi được tích hợp ứng dụng Trí tuệ nhân tạo tại các bộ công cụ quản lý doanh nghiệp. 

Ban biên tập 1BOSS

Video liên quan

Chủ Đề