Trà Vinh cách Cần Thơ bao nhiêu km

Trà Vinh là tỉnh thuộc đồng bằng duyên hải Sông Cửu Long, giáp với biển Đông tại phía Đông, phía Tây giáp với Vĩnh Long, phía Nam giáp Sóc Trăng và phía Bắc giáp Bến Tre, có đường bờ biển dài 65 km. Trung tâm tỉnh nằm cách Hồ Chí Minh khoảng 130km [theo đường QL 60, theo tỉnh lộ Bến Tre], cách Cà Mau 220km, cách Cần Thơ chỉ khoản 164 Km [ theo đường QL 1A].

Nằm trong vùng ven biển, thuộc vùng sông nước Tây Nam Bộ, Trà Vinh mang nhiều đặc điểm của một vùng đất miền Tây thân thuộc với nhiều người với nét đặc trưng của sự giao thoa chuyển vùng từ đồng bằng sang vùng biển. Là địa phương thu hút nhiều khách du lịch với nhiều thiên nhiên đa dạng từ hệ thống sông ngòi đặc biệt. Tỉnh Trà Vinh nằm giữa hai con sông Hậu và sông Tiền, kênh, rạch, rừng ngập mặn, các cù lao, nhiều cồn cùng bãi biển dài 65km, tạo nên nhiều khung cảnh thiên nhiên đặc hữu. Chính vì những điểm nổi bật này tạo cho du khách sự đa dạng trong chuyến hành trình đến thăm thú, du lịch tại tỉnh Trà Vinh. 

Nguồn gốc tên gọi Trà Vinh

Tên gọi Trà Vinh mang ý nghĩa là “tượng Phật bằng đá trong áo lớn”, bởi lẽ xưa kia tiền thân của tỉnh Trà Vinh là Trà Vang biến âm từ “prha trapenh” [có nguồn gốc từ ngôn ngữ Môn-Khmer] có nghĩa là ao, mang ý nghĩa tâm linh hơn là ao linh thiêng. Vì vùng đất này xưa kia người ta đã đào được một tượng Phật dưới ao tại địa phương này. Tên gọi còn phản ánh đặc điểm của một vùng đất được bồi đắp ven các con sông, ven biển hay có nhiều đầm lầy, vùng trũng,... Vào thời Nguyễn, Trà Vinh chỉ là tên của một phủ sau này phát triển thành huyện thuộc phủ Lạc Hóa [Vĩnh Long], được lập ra vào những năm 1832.

Thông tin cần biết về Trà Vinh

  • Dân số: 1.229.000 [2022]
  • Diện tích: 2.390,76 km2
  • Biển số xe: 84
  • Mã vùng điện thoại: 0294
  • Mã QH: 842
  • Mã bưu chính/ Zip: 87000

Du lịch Trà Vinh có gì hay?

Là điểm đến đặc sắc trong chuyến hành trình du hí miền Tây được rất nhiều du khách lựa chọn. Du khách khi đi du lịch tỉnh Trà Vinh sẽ có dịp nhìn ngắm cảnh đẹp đặc sắc, đa dạng tài nguyên thiên nhiên, tìm hiểu sâu hơn về lịch sử; văn hóa, con người tỉnh Trà Vinh; các món ăn hấp dẫn tại tỉnh Trà Vinh và hòa mình vào các lễ hội truyền thống của người dân tại vùng…  

Lịch sử

Trong hơn cả thập kỷ hình thành và phát triển, Trà Vinh trãi qua nhiều thăng trầm bởi những lần kiến tạo của tự nhiên. Tỉnh Trà Vinh từ một vùng đất xưa hoang vu, những loài cây rừng  nhiều vô kể, những đầm lầy và các con sông con kênh chằng chịt, người dân thưa thớt đã vươn mình phát triển, chuyển mình đưa tỉnh Trà Vinh phát triển vượt bậc.

Văn hóa, con người

Tuy chỉ là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có một kho tàng văn hóa vô cùng đa dạng, đặc biệt nhất là văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể của dân tộc Khmer được công nhận cấp Quốc gia như: nghệ thuật Chầm - riêng Chà pây của nghệ nhân Khmer [xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú], lễ hội Ok Om Bok của người Khmer…Các văn hóa của các dân tộc khác tại tỉnh cũng hòa mình vào nét đặc biệt cho du lịch Trà Vinh với nhiều văn hóa đặc biệt có giá trị. Người Hoa với lễ Hội Nghinh ông vào ngày 10 đến 12 tháng 5 ÂL hàng năm [ tại Mỹ Long], hay các hội tết hấp dẫn khác.

Con người tại Trà Vinh thân thiện, mến khách như vùng đất miền Tây Nam Bộ. Đến du lịch Trà Vinh chiêm ngưỡng những cảnh đẹp thân thuộc vốn có từ những bãi cồn, cù lao mát rượi, thiên nhiên tươi mát. Du khách còn cảm nhận được sự mến khách của những con người chân chất, thật thà khi hết mình tận tình trong những cử chỉ, người dân coi mọi du khách như những người thân trong nhà mà tiếp đãi nồng hậu. 

Thời tiết, khí hậu

Tỉnh Trà Vinh mang thời tiết, khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa. Với thời tiết thích hợp cho du khách tham quan vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Bởi thời tiết Trà Vinh mang tính  chất của một vùng đất nhiệt đới gió mùa với hai mùa chính là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô Trà Vinh bắt đầu từ tháng 12 - tháng 4 năm tiếp theo, mùa mưa từ tháng 5 - tháng 11. 

Mùa hè tại tỉnh Trà Vinh, các loại cây trái ở bắt đầu vào mùa chín thơm cả một vùng. Đến du lịch vào mùa hè tại Trà Vinh du khách có cơ hội thưởng các món trái cây nhiệt đới ngon lành, đặc biệt là dừa sáp tại tỉnh là một đặc sản không thể bỏ qua.

Nếu du khách yêu thích và muốn tìm hiểu các nét văn hóa đậm chất cổ truyền tại Trà Vinh, có thể tham gia các lễ hội đặc sắc tại đây thì vào dịp tháng 7 đến tháng 10 chính là thời điểm lý tưởng dành cho du khách. 

Ẩm thực 

Trà Vinh là điểm đến thu hút nhiều du khách không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên đặc biệt của tỉnh thành này, mà nơi đây còn là điểm đến hấp dẫn nhiều người yêu thích ẩm thực dân dã của vùng đất, con người được ôm trọn bởi hai con sông là sông Tiền và sông Hậu. Mang đặc điểm của vùng đất bồi đắp bởi nhiều cồn, bãi nên các thực phẩm, các nguyên liệu chế biến các món ăn của Trà Vinh đều hết sức dân dã và dễ tìm, nhưng qua bàn tay chế biến đầy hấp dẫn và sáng tạo của người dân tại đây các món ăn lại trở nên vô cùng ngon miệng.

Các món ăn hấp dẫn, lạ miệng nhưng không kém phần đặc biệt phải kể đến như: Bún nước lèo, cháo ám,chù ụ, bánh tét cốm dẹp, bánh rây, mắm bò hóc, loi choi sả ớt, bánh canh Bến Có, bún suông, bánh rây, chả hoa, cháo ám, nước mắm rươi, cháo cá khoai, dừa sáp [đặc sản tại Cầu Kè], chù ụ rang me, trái quách…

Lễ hội 

Là một trong những tỉnh thành có nền văn hóa Khmer cổ xưa.Cùng với đó, các dân tộc khách tại vùng đã cùng chung sống chan hòa tạo nên sự hòa nhập văn hóa vô cùng hấp dẫn. Các lễ hội, tết lớn được tổ chức tại Trà Vinh vô cùng sôi nổi thu hút rất nhiều du khách. Trong đó, các lễ hội được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia phải kể đến như:  lễ hội cúng biển Mỹ Long [công nhận năm 2013], lễ hội Ok Om Bok của người Khmer [công nhận năm 2015]…

Lễ cúng biển ở Mỹ Long: là một trong số những lễ hội hiếm hoi được tổ chức đều đặn tại tỉnh Trà Vinh vào 3 ngày là từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 5 [ÂL]. Là lễ hội truyền thống tiêu biểu của những người con miền biển với tên gọi khác là Lễ Hội Nghinh ông hay lễ Tế Cửa Nam Hải. Lễ hội thể hiện sự tôn kính, biết ơn của những ngư dân đối với biển cả, đã đem đến cho họ cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cuộc sống no đủ, thuyền đầy cá tôm. Với nhiều nghi thức chỉnh chu và phần hội hết sức vui nhộn, đầy màu sắc lễ hội đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài vùng đến tham gia.

Lễ hội Ok Om Bok: lễ hội tổ chức vào ngày 14, 15 tháng 10 [ÂL] hàng năm. Lễ hội tổ chức nhằm tạ ơn thần Mặt Trăng đã cho họ một mùa bội thu, giúp cho người dân tại đây đây có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bởi người Khmer quan niệm rằng, thần Mặt Trăng có quyền năng chi phối mùa màng trong hoạt động canh tác nông nghiệp của họ. Lễ hội tổ chức vô cùng sôi nổi đặc biệt là ngày hội đua ghe Ngo, cá hoạt động văn hóa đầy màu sắc tại khu di tích danh thắng Ao Bà Om,..

Lễ hội Chôl Chnam Thmây:  là lễ hội vô cùng đặc săc của người Khmer. Là lễ hội mừng năm mới của đồng bào dân tộc Khmer, diễn ra vào khoảng tháng 4 [dương lịch] hằng năm. Được biết đến là một trong ba lễ hội đặc sắc lớn nhất của người Khmer tại Nam Bộ [hai lễ hội khác là Sene Dolta, Ok Om Bok]. lễ hội mang ý nghĩa vô cùng hấp dẫn, đồng thời mang ý nghĩa là mừng tuổi mới, mong muốn các điều may mắn sẽ đến, cũng là sự đánh dấu thời điểm mùa mưa đã đến [vụ mùa lúa mới đã chuẩn bị bắt đầu].

Lễ Vu Lan thắng hội: tổ chức hàng năm và ngày 27,28 tháng 7 [ÂL]. Lễ hội được biết đến với tên gọi khác là lễ hội chùa ông Bổn. Lễ hội tổ chức ,mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt to lớn, mang công đức phước thiện và thù thắng hạnh [có ý nghĩa lớn trong Phật pháp]. Được cử hành để tưởng nhớ công ơn cha mẹ, người sinh thành và nuôi dưỡng con cái, cũng như tổ tiên từ kiếp này hay kiếp trước.

Điểm đến hấp dẫn tại Trà Vinh

Di du lịch Trà Vinh có nhiều điểm thú vị  trải nghiệm du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái. Khi đến với Trà Vinh du khách còn được thưởng thức sự kết hợp hết sức độc đáo của văn hóa miệt vườn, sinh thái rừng ngập mặn hay sinh thái ven biển với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hấp dẫn.

Chùa Hang: nổi tiếng với nhiều du khách bởi vẻ đẹp bề thế qua các công trình kiến trúc độc đáo, với vẻ đẹp cổ kính cùng sự lạ mắt hấp dẫn của các tác phẩm điêu khắc mỹ nghệ do chính các vị sư nghệ nhân của chùa điêu khắc, cùng với đó là sự đặc biệt của sân sân chim, của cổng chùa hình vòm tạo ra nét riêng biệt của chùa với các chùa Khmer trong vùng cùng với đó là giá trị văn hóa lịch sử tôn giáo của Phật giáo Nam Tông Khmer Trà Vinh sâu sắc. 

Địa chỉ chùa Hang: nằm ngay quốc lộ 54, Châu Thành, Trà Vinh.

Giá tham quan: miễn phí 

Ao Bà Om: là điểm đến vô cùng đặc sắc, được biết đến tên gọi khác là ao Vuông. Xung quanh ao là khu rừng cây dầu cổ thụ vô cùng xanh tươi, lâu đời và mát mẻ. Ao được xếp hạng vào Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1994, là điểm đến quan trọng cho lễ hội Ok Om Bok [ diễn ra vào tháng 10 ÂL hàng năm] thu hút rất nhiều du khách, dân cư tại địa phương tham gia. 

Địa chỉ ao Bà Om: phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

Giá tham quan: miễn phí 

Cù lao Tân Quy: là điểm đến vô cùng hấp dẫn với không khí mát mẻ, trong lành. Bao bọc bởi vườn cây trái tươi tốt, trĩu quả. Là điểm nối khi có một phần lớn diện tích thuộc tỉnh Vĩnh Long và một phần nhỏ của Trà Vinh, sẽ là tuyến thú vị vị khi du khách chọn đi du lịch kết hợp  giữa Vĩnh Long và Trà Vinh. Đến du lịch tại cù lao Tân Quy, du khách có thể thưởng thức các món trái cây tươi nức tiếng như: chôm chôm, xoài, măng cụt, mít, đặc biệt là dừa sáp. Cáo hoạt động thú vị tại cù lao như chèo thuyền ngắm cảnh sông nước hay trải nghiệm lối sống người địa phương, có thể thưởng thức ngay thành quả của mình với hoạt động thu hút du khách là “săn cá bông lau”, thưởng thức các món ăn hấp dẫn,...

Địa chỉ cù lao Tân Quy tại Trà Vinh: An Phú, Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.

Giá tham quan: 50.000đ/vé

[giá vé đi thuyền 20.000đ/vé]

Biển Ba Động: là một điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Trà Vinh. Biển Ba Động rất xinh đẹp với nền trời xanh, phong cảnh vẫn còn nét hoang sơ vốn có với bãi cát dài hơn 10 km. Đi dạo biển, tham quan, ngắm biển, nghỉ dưỡng cùng các hoạt động tắm biển hay vui chơi, thưởng thức các món hải sản hấp dẫn tại đây luôn thu hút các tín đồ du lịch.

Địa chỉ: Trường Long Hòa, Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Giá tham quan: miễn phí

Ngoài những điểm đến trên du khách có thể đến thăm qua Trà Vinh với các điểm thú vị khác như: Khu du lịch sinh thái Huỳnh Kha, chùa Vàm Rây, chùa Cò [còn gọi là chùa Nodol], bảo tàng Khmer, cù lao Long Trị, chùa Âng,…

Cần Thơ về Trà Vinh bao nhiêu km?

Khoảng cách Vinh đi Cần Thơ bao nhiêu km theo đường bộ? Khoảng cách Vinh tới Cần Thơ theo đường bộ khoảng 1.570 km. Thời gian di chuyển trên tuyến đường quốc lộ 1A hết 29 giờ đồng hồ.

Xe Cần Thơ đi Duyên Hải Trà Vinh bao nhiêu km?

Hiện nay, số lượng xe Cần Thơ đi Trà Vinh không nhiều như quý khách vẫn nghĩ. Do quãng đường di chuyển từ 2 tỉnh thành này khoảng gần 87km, đi lại khoảng từ 4 tiếng đồng hồ cho nên số lượng xe phục vụ không nhiều.

Chủ Đề