Trẻ em ho về đêm là bệnh gì năm 2024

Khi tiết trời trở lạnh, bố mẹ hay thấy trẻ bị ho về đêm, trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có phải là điều đáng lo ngại. Việc ho liên tục không chỉ khiến bé khó ngủ mà bố mẹ cũng lo lắng. Cơn ho cũng là dấu hiệu nói lên đường hô hấp của trẻ đang gặp vấn đề. Vậy nguyên nhân tại sao và cách trị ho về đêm cho trẻ là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn.

1. Vì sao bé bị ho về đêm?

Khi nhiệt độ môi trường xung quanh giảm thấp, niêm mạc mũi bị khô, nước mũi chảy ra để làm ẩm mũi và là lớp màng giữ lại vi khuẩn, bụi từ bên ngoài khi bé hít vào. Ban ngày, nhiệt độ cao hơn và khi đó trẻ lại hay vận động nên các chất nhầy tiết thoát ra dễ dàng hơn. Nhưng khi về đêm hoặc lúc sáng sớm, nhiệt độ thấp, các chất nhầy ứ đọng trong cổ gây kích thích bé ho. Đờm nhớt cũng sẽ làm bé khó chịu, khó chịu không ngủ được và quấy khóc suốt đêm. Tuy nhiên cần chú ý nếu thấy trẻ ho sặc sụa, khó thở nhưng không sốt, mặt tái đi thì có thể do trẻ đã hóc dị vật vào đường hô hấp.

Trẻ ho về đêm thường do nhiễm lạnh

Bé bị ho nhiều về đêm hoặc sáng sớm phần nhiều do bị nhiễm lạnh, viêm mũi xoang nên đờm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích cổ họng gây ho.

Trẻ bị hen suyễn cũng rất dễ ho về đêm vì đường hô hấp thường nhạy cảm, dễ kích ứng hơn so với trẻ bình thường. Đặc điểm khi ho của trẻ bị hen suyễn là những trận ho kéo dài với tần suất dày khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu. Khi trẻ ho quá nhiều sẽ kích thích phản xạ ở hầu họng gây nôn trớ, trào ngược dạ dày.

2. Trị ho cho bé như thế nào?

Sử dụng sản phẩm trị ho – thuốc giảm ho kích ứng cho bé

Bạn có thể dùng siro ho cho trẻ sơ sinh có nguồn gốc thảo dược như mật ong hấp với lá húng chanh, lá hẹ, siro ho làm từ các tinh dầu thiên nhiên… Các loại thảo dược này có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, làm ấm họng và trên hết là an toàn với trẻ sơ sinh. Nếu bé bị nôn trớ khi ho, bạn nên chọn những sản phẩm có tinh dầu gừng sẽ giúp làm ấm họng, có tác dụng giảm nôn rất tốt.

Ngoài ra, khi thấy trẻ bị ngạt mũi, thở khò khè bạn có thể nhỏ 5-10 giọt dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để làm thông sạch đường mũi.

Không cho bé ăn gần giờ đi ngủ

Việc ăn sát giờ đi ngủ dễ làm trẻ ho về đêm. Lý do là thức ăn không kịp tiêu hóa cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều làm ứ và trướng dạ dày. Nếu cho bé ăn đêm nhiều, các cơ bên trong không khép kín được miệng trên của dạ dày, từ đó tạo điều kiện cho các chất dịch ứ trong dạ dày trào ngược lên thực quản, có thể bị tràn vào thanh quản gây ho hoặc nôn trớ.

Do đó để tránh trẻ ho đêm, nên cho ăn cách giờ đi ngủ ít nhất một giờ để thức ăn có thời gian tiêu hóa trong dạ dày của trẻ.

Một số cách hạn chế ho cho trẻ

Khi trẻ bị ho nhiều, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn cháo loãng hoặc thức ăn dễ tiêu… Tạo môi trường trong lành xung quanh bé, tránh những nơi có khói thuốc, bụi đường, lông thú vật, phấn hoa… Vì đây là những tác nhân dễ gây dị ứng đường hô hấp ở trẻ.

Để tránh cho trẻ bị ngạt mũi khi ngủ, bạn hãy kê cao gối sao cho đầu và vai cao hơn thân, nhằm ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng. Mẹ lưu ý giữ ấm cho con khi ngủ, không hở bụng, hở cổ, gan bàn chân vì nếu không trẻ sẽ dễ nhiễm lạnh hơn.

Khi trẻ bị ho nhiều, nên cho trẻ uống nhiều nước

Trẻ ho về đêm có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn hay nhiều bệnh khác, dựa theo tần suất, thời gian kéo dài và đặc điểm cơn ho. Nếu thấy trẻ ho kéo dài hơn 7 ngày, đi kèm những triệu chứng khác như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng thì bố mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ để được chẩn đoán. Điều quan trọng là không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ.

Trẻ ho về đêm làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi. Thông thường ho vào ban đêm không có gì đáng lo ngại và rất có thể đó là triệu chứng do virus và có thể tự hết. Tuy nhiên, để được chẩn đoán chính xác, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.

Nhiều trẻ thường xuyên bị ho vào ban đêm khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng, bé quấy khóc, khó chịu. Tuy nhiên, thông thường ho vào ban đêm không có gì đáng lo ngại và rất có thể đó là triệu chứng do virus và có thể tự hết.

Ngoài ra, khi trẻ ho, âm thanh phát ra hoặc các triệu chứng đi kèm cũng có thể giúp xác định nguyên nhân. Một số bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng ho ở trẻ như cảm lạnh thông thường, hen suyễn, trào ngược axit hoặc nhiễm trùng xoang.

Hầu hết các cơn ho ở trẻ sẽ thuyên giảm sau vài tuần. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ước tính rằng 5%-10% trẻ em bị ho mãn tính.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ ho về đêm

- Chảy dịch mũi

Khi trẻ bị nhiễm trùng, dị ứng có thể gây ra tình trạng chảy nước mũi. Những chất dịch nhầy chảy xuống cổ họng khiến trẻ bị ho về đêm. Tuy nhiên, tình trạng này không gây ra triệu chứng ho sâu, thở khò khè.

- Viêm thanh khí phế quản

Viêm thanh khí phế quản phổ biến ở trẻ 6 tháng đến 3 tuổi. Những triệu chứng của bệnh bao gồm ho khan có xu hướng tồi tệ hơn vào ban đêm, khó thở, khàn tiếng, sốt… Các triệu chứng khá giống cảm lạnh.

- Ho gà

Ho gà là một trong những bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng ho về đêm ở trẻ. Hiện nay, trẻ được tiêm phòng nhiều nên các triệu chứng giảm nhẹ nên không được chú ý.

Tuy nhiên, khi những người không có miễn dịch ho gà bị nhiễm trùng, các cơn ho có thể tăng lên, gây nôn mửa, nguy hiểm đến sức khỏe.

Trẻ ho về đêm có thể do nhiều nguyên nhân [Ảnh: Internet]

- Hen suyễn

Ho và thở khò khè vào ban đêm có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn ở trẻ em. Ngoài ho, nếu trẻ bị hen suyễn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như:

+ Khó thở, thở khò khè

+ Căng tức quanh ngực

+ Thở nông và nhanh

+ Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn khi tiếp xúc với khói, phấn hoa hoặc các tác nhân gây dị ứng.

- Viêm phổi

Trẻ có hệ miễn dịch yếu nên là đối tượng dễ bị viêm phổi do vi khuẩn, virus, nấm, hoá chất. Khi trẻ bị viêm phổi có thể bị ho nhiều về đêm, các cơn ho thường nặng tiếng, thở nhanh liên tục, nôn, đau ngực kèm theo là sốt.

Ngoài ra, những tác nhân như thời tiết: nhiệt độ xuống thấp, không khí hanh khô; bụi bẩn, lông động vật... cũng có thể là những nguyên nhân khiến bé bị ho vào ban đêm.

2. Trẻ bị ho khi nào cần đến bệnh viện?

Thông thường trẻ bị ho về đêm sẽ dần được cải thiện khi có những biện pháp chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, khi trẻ bị ho kèm thêm một số triệu chứng nguy hiểm khác, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời:

- Trẻ bị ho kèm theo sốt kéo dài

- Ho kéo theo nôn mửa, không thuyên giảm

- Ho kéo dài hơn 1 tuần

- Ho ra máu

- Trẻ chán ăn, khó bú, khó nuốt

- Sưng hạch, co giật…

3. Cách cải thiện tình trạng trẻ ho về đêm

Để giúp trẻ có giấc ngủ thoải mái và giảm tình trạng ho về đêm ở trẻ, cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

- Cho trẻ nằm gối cao hơn để làm giảm tình trạng ho và chảy nước mũi xuống cổ họng

- Tạo không gian ngủ cho trẻ sạch sẽ, thoáng đãng, loại bỏ hoàn toàn các tác nhân có thể gây kích ứng đường hô hấp của trẻ.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, điều này sẽ giúp làm giảm chất nhầy, đường thở thông thoáng nên sẽ hạn chế tình trạng trẻ bị ho.

- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm sẽ giúp cải thiện đường thở, giữ ẩm cho cổ họng, mũi, hiệu quả trong việc làm giảm ho.

- Trước khi đi ngủ, cha mẹ nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ để loại bỏ các chất nhầy, tác nhân kích thích đường thở.

- Giữ ấm cơ thể cho bé, nhất là vùng cổ, ngực, lòng bàn tay và bàn chân. Các bậc phụ huynh có thể dùng dầu gió, dầu tràm thoa vào lòng bàn tay, chân hoặc cổ cho con.

- Lưu ý, không nên cho trẻ ăn tối muộn hoặc quá no, tránh tình trạng thức ăn không kịp tiêu hoá, gây trào ngược, đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ho ban đêm ở trẻ.

- Dùng theo đơn thuốc điều trị được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, các mẹ có thể cho bé uống thêm siro tự làm như hấp quất với đường phèn, mật ong với chanh, gừng. Tuy nhiên, lưu ý bé dưới 1 tuổi không nên sử dụng mật ong vì có thể ngộ độc.

Nên giữ ấm cơ thể cho trẻ để tránh cổ họng bị kích ứng gây ra tình trạng ho [Ảnh: Internet]

Bên cạnh những biện pháp hỗ trợ điều trị tình trạng ho về đêm, cha mẹ nên chủ động phòng ngừa tình trạng ho cho con, nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa như:

- Tăng sức đề kháng cho con bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, D, Kẽm, Magie, Omega...

- Khuyến khích con rửa tay thường xuyên đề phòng sự xâm nhập của vi khuẩn, virus

- Giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết chuyển lạnh

- Giúp đỡ con vận động thường xuyên, tập thể dục để tăng cường sức khỏe

- Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ

Ho về đêm do nhiều nguyên nhân. Để cải thiện được tình trạng bệnh, ngoài những biện pháp hỗ trợ tại nhà đã được đề cập như trên, cha mẹ cần tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp.

Chủ Đề