Trình bày cách làm bài văn biểu cảm

Văn biểu cảm là gì? Cách làm văn biểu cảm

Chương trình văn học giảng dạy cấp cơ sở, phổ thông có nhiều thể loại văn học như tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh, biểu cảm. Hôm nay cùng tìm hiểu văn biểu cảm là gì, các dạng biểu cảm thường gặp và cách làm văn biểu cảm như thế nào để đạt điểm cao.

Các dạng đề văn biểu cảm thường gặp

Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Đây là dạng văn mà học sinh được học trong chương trình Ngữ văn 7.

Cô Vân Anh – giáo viên môn Ngữ văn tại HOCMAI hướng dẫn học sinh: đề văn biểu cảm chia ra hai phần chính đó là yêu cầu về đối tượng biểu cảm và yêu cầu về tình cảm cần biểu hiện. Học sinh cần phải nhận biết được hai yêu cầu này của đề trước khi tìm ý, lập dàn bài.

Ví dụ đề văn biểu cảm: Cảm nghĩ về dòng sông, cánh đồng, quê hương; Vui buồn tuổi thơ; Loài cây em yêu…

Phân tích về yêu cầu tình cảm cần bộc lộ: Trong đề 1, tình cảm cần biểu hiện là “cảm nghĩ” rất chung, đề bài có hướng mở, học sinh có thể tự do bộc lộ tình cảm thế nào đều được, miễn là các tình cảm ấy hướng tới giá trị nhân văn. Đề 2 yêu cầu tình cảm “vui buồn”. Còn đề 3 yêu cầu tình cảm “yêu”. Có thể thấy yêu cầu về tình cảm trong đề 2 và 3 cụ thể hơn.

Phân tích về yêu cầu đối tượng biểu cảm: Đối tượng trong đề có thể chung chung cho ta lựa chọn: cảnh đẹp quê hương, kỷ niệm tuổi thơ…. Nhưng có những đối tượng hạn định như nụ cười của mẹ, đêm trăng trung thu… Tùy vào từng đối tượng khác nhau mà học sinh cần linh hoạt trong cách viết bài, đối với đối tượng chung, các bạn nên chọn đối tượng cụ thể để viết bài, còn đối với các đối tượng cụ thể thì các bạn nên chọn những hướng viết bài mới lạ, độc đáo.

>> Phụ huynh và học sinh tham khảo Chương trình Học tốt 2021-2022 chuẩn bị khai giảng để nhận nhiều ưu đãi TẠI ĐÂY

Hai lỗi viết văn biểu cảm học sinh thường mắc phải

Văn biểu cảm không những là kiểu bài văn quan trọng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 7 mà còn là phần kiến thức quan trọng xuyên suốt những năm học tiếp theo. Thế nhưng, học sinh vẫn thường mắc phải những lỗi sau khi làm bài văn biểu cảm.

Thứ nhất, nội dung của bài văn biểu cảm phải làm rõ được đặc điểm, đặc trưng của đối tượng biểu cảm:

Làm rõ không có nghĩa là làm cho sự vật hiện lên sống động như hiện ra trước mắt của người đọc vì đó là mục đích của văn miêu tả. Hay làm cho sự vật hiện lên rõ ràng có mở đầu, diễn biến và kết thúc mang một ý nghĩa nào đó thì lại là mục đích của văn tự sự.

Khi làm bài văn biểu cảm, học sinh cần làm rõ đặc điểm miêu tả hoặc tự sự một hoặc một vài đặc điểm tiêu biểu nhất, ấn tượng nhất của đối tượng biểu cảm để làm tiền đề cho phần biểu cảm. Bởi vì mục đích của bài văn biểu cảm là phải thể hiện được cảm xúc của người viết tới đối tượng được nói đến trong yêu cầu của đề bài.

Học sinh cần làm rõ đối tượng để làm tiền đề cho việc biểu cảm

Thứ hai, thứ không thể thiếu trong một bài văn biểu cảm chính là tình cảm, cảm xúc:

Đây chính là phần gây khó khăn nhất cho các bạn học sinh khi làm dạng bài này. Trường hợp thứ nhất, học sinh thường không khơi gợi được cảm xúc với đối tượng nên cảm xúc nghèo nàn, không phong phú sâu sắc khiến bài viết rất nhàm chán và nhạt nhòa. Hoặc trường hợp thứ hai, các bạn có quá nhiều cảm xúc dành cho đối tượng khiến bài viết trở nên lan man, dàn trải, không đọng lại gì sau khi đọc.

Vậy nên để khắc phục tình trạng này, các bạn cần tập trung vào một tình cảm chủ đạo, xoáy sâu vào tình cảm chủ đạo này để tạo được ấn tượng không phai cho người đọc.

Các bạn cần lưu ý khi làm dạng bài này không nên tô vẽ, phóng đại cảm xúc làm cảm xúc trở nên kệch cỡm, nhàm chán. Những cảm xúc nên chân thật và nhân văn giúp người đọc người nghe đồng cảm với mình.

>> Tham khảo bí kíp viết văn biểu cảm hay tại đây://hocmai.link/Phuongphap_Vietvan_Bieucamhay

I. Thế nào là văn biểu cảm?

Văn biểu cảm

Trước khi tìm hiểu khái niệm văn biểu cảm, ta cần phải hiểu rõ biểu cảm là gì? Biểu cảm là biểu đạt cảm xúc, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người qua ngôn ngữ hay một phương tiện nào đó. Trong cuộc sống, mỗi người đều trải qua những cảm xúc buồn, vui, lòng căm giận,… Tất cả những xúc cảm của mỗi người đó đều mong muốn được bộc lộ, chia sẻ. Vì thế, biểu cảm là nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày.

1.1 Khái niệm văn biểu cảm

Văn biểu cảm là một thể loại văn học mà ở đó người viết sử dụng các yếu tố tình cảm, cảm xúc để biểu đạt tâm sự, cách nhìn nhận, đánh giá về một sự vật, sự việc, hay con người trong cuộc sống xung quanh. Người viết qua đó còn khơi gợi những cảm xúc, suy nghĩ, sự đồng cảm với người đọc. Những tình cảm được thể hiện trong văn biểu cảm thường là những tình cảm nhân văn như tình yêu thương giữa người với người, hay tình yêu quê hương đất nước.

Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình: bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, cao dao trữ tình, tuỳ bút,…

1.2 Các dạng bài văn biểu cảm thường gặp

  • Biểu cảm về một con người nào đó [ người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô…]
  • Biểu cảm về một sự vật, hiện tượng, cảnh đẹp thiên nhiên
  • Biểu cảm về một nhân vật hoặc một tác phẩm văn học nào đó

Văn biểu cảm là gì?

Trong chương trình văn học chúng ta được học nhiều loại văn khác nhau như là văn miêu tả, văn biểu cảm, văn nghị luận… Mỗi thể loại thì có những đặc điểm cách làm và phù hợp với những hoàn cảnh khác nhau.

Trước khi tìm hiểu về văn biểu cảm thì trước hết ta cần hiểu biểu cảm nghĩa là gì.

Biểu cảm là sự biểu lộ, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người nhờ ngôn ngữ hay một số phương tiện khác. Bởi lẽ trong cuộc sống, con người sẽ trải qua rất nhiều những niềm vui, nỗi buồn, có tình yêu thương nhưng cũng có lòng căm giận… Và có lẽ họ cũng muốn được bộc lộ, được chia sẻ những tình cảm, cảm xúc của mình. Thế nên, biểu cảm chính là một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày.

Văn biểu cảm là loại văn được viết ra nhằm mục đích thể hiện những tình cảm, cảm xúc cũng như cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm của con người đối với thế giới xung quanh, trước những đối tượng gây cảm xúc hay những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Những tình cảm có thể được biểu hiện trong văn biểu cảm thường là những tình cảm mang tính nhân văn, chẳng hạn như tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên và con người.

Khi làm văn chúng ta thường bắt gặp các dạng đề viết văn biểu cảm có thể cho như:

Cảm nhận của em về một người nào đó [người thân, bạn bè, thầy cô…].

Cảm nhận về một hiện tượng, sự vật, cảnh đẹp thiên nhiên [đêm trăng, dòng sông, dãy núi, cánh đồng, vườn cây…].

Cảm nhận về một tác phẩm hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học…

Khi viết văn biểu cảm, chúng ta có thể thể hiện những tình cảm, cảm xúc của mình theo một trong hai phương thức: trực tiếp hoặc gián tiếp.

Nếu chọn phương thức biểu cảm trực tiếp, chúng ta sẽ dùng ngôn từ đời thường, giản dị để bộc lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Bên cạnh cách biểu lộ trực tiếp tình cảm của mình trước một đối tượng nào đó, học sinh cũng có thể gửi gắm tư tưởng, tình cảm ấy bằng việc lựa chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Chính những hình ảnh này sẽ giúp cho việc thể hiện tình cảm của con người trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Trong văn biểu cảm thì cần thể hiện một tình cảm trong sáng và chân thật để tạo được lòng tin và sự đồng cảm của người đọc đối với bài văn biểu cảm. Có như vậy, bài văn biểu cảm mới đạt được hiệu quả và có giá trị.

1. Văn biểu cảm là gì? Văn biểu cảm về tác phẩm văn học là gì?

Trước khi đi đến cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học chi tiết, chúng ta cùng điểm qua hai khái niệm cơ bản. Bao gồm: [1] Văn biểu cảm, [2] Văn biểu cảm tác phẩm văn học. Việc hiểu rõ khái niệm là tiền đề quan trọng để các em học sinh viết đúng và đủ trong thể loại bài văn này.

1.1. Khái niệm văn biểu cảm

Văn biểu cảm là một thể loại văn học. Tuy nhiên khác với văn nghị luận, văn giải thích… văn biểu cảm yêu cầu người viết phải dùng tình cảm, cảm xúc của hình để đánh giá một hiện tượng, con người, khái niệm… Để thông qua đó giúp gửi đi một thông điệp, khơi gợi những suy tư, sự đồng cảm của người đọc bài viết.

Khi viết một bài văn biểu cảm, người viết có thể dùng các yếu tố của văn tự sự, miêu tả… để nhằm làm nổi bật vấn đề đang nói. Qua đó để làm bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách chân tình nhất. Trong văn chương, văn biểu cảm được dùng rất nhiều. Hoặc trong một vài thể loại văn viết khác, yếu tố biểu cảm vẫn được sử dụng để lồng ghép trong bài văn.

Học sinh lớp 7 sẽ bắt đầu làm quen với thể loại văn biểu cảm. Ảnh: Internet

1.2. Bài văn biểu cảm có đặc điểm gì?

  • Khác với làm văn nghị luận xã hội, văn biểu cảm phải luôn nhất quán một cảm xúc, tình cảm trong bài viết. Cụ thể tình cảm đề cập trong bài phải xuyên suốt toàn bài viết. Thể loại văn này yêu cầu người viết thể hiện thái độ yêu ghét rõ ràng.
  • Tình cảm trong văn biểu cảm có thể là tình yêu lứa đôi, thiên nhiên, tổ quốc, về một con người, sự việc…
  • Đặc điểm của văn biểu cảm thể hiện ở lối biểu cảm trực tiếp như nói ra thành lời. Người viết dùng ngôn ngữ có tính biểu cảm cao như lời than, tiếng kêu, sử dụng các từ mang sắc thái tình cảm như yêu, ghét, nhớ nhung, thương mến… để bày tỏ điều muốn nói.
  • Ngoài ra còn có cách viết văn biểu cảm gián tiếp. Tức là người viết khi muốn bày tỏ tình cảm mình sẽ không nói ra trực tiếp mà gửi gắm qua câu chuyện, hành động họ nói trong bài. Tuy nhiên, dạng bài viết đòi hỏi người viết phải biết cách miêu tả, lồng ghép nhiều vấn đề.

1.3. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học là gì?

  • Văn biểu cảm về tác phẩm văn học là bài văn mà người viết bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của mình về tác phẩm văn học. Từ đó có những đánh giá, nhận định về nghệ thuật và nội dung mà tác phẩm đề cập.
  • Thông thường với học sinh lớp 7 đề bài sẽ đề cập các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn 7.
  • Văn biểu cảm về tác phẩm văn học là một dạng đề khó. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học đòi hỏi người viết phải hiểu và cảm nhận đúng về tinh thần của tác phẩm đó.
Đề văn biểu cảm tác phẩm văn học là một dạng đề khó. Ảnh: Internet

Video liên quan

Chủ Đề